Đẻ mổ bao lâu dùng được cốc nguyệt san

Ra sản dịch là một quá trình sinh lý bình thường của chị em phụ nữ sau hành trình vượt cạn, nhưng điều này tiềm ẩn nhiều vấn đề gây lo lắng. Quá trình này diễn ra như thế nào là bình thường? Sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch? Đây có thể là những câu hỏi cần tìm lời giải đáp ngay trước khi mẹ bầu vượt cạn đấy.

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề hậu sản này, hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi qua bài viết dưới đây nhé!

Sản dịch sau sinh mổ là gì?

Tiết dịch âm đạo khi sinh con hay mổ bắt thai là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ. Sau khi mang thai và sinh con, cơ thể bạn sẽ đào thảo chất nhầy, máu và mô còn sót lại qua âm đạo ở dạng như dịch tiết. Dịch tiết này chính là sản dịch sau sinh mà chúng ta thường nhắc đến.

Sản dịch sau sinh mổ là một phần hậu sản. Tùy vào mỗi người mà dịch tiết âm đạo này có thể nhiều hay ít và kéo dài bao lâu. Thông thường, sản dịch sau sinh mổ ít hơn so với sinh thường trong 24 giờ sau khi sinh con.

Sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Quá trình ra máu hay tiết dịch âm đạo sau sinh theo sinh lý bình thường thì diễn ra trong vòng 2-6 tuần. Trong quá trình đó, màu sắc và lượng sản dịch sẽ giảm dần theo thời gian. Với những phụ nữ sinh mổ, ra máu ở vị trí mổ cũng có thế gặp trong giai đoạn hậu sản.

Trong những ngày đầu sinh mổ, sản dịch ra nhiều như máu loãng hay từng cục máu đông nhỏ có màu đỏ sẫm, thậm chí nhiều chị em phụ nữ quan sát thấy sản dịch màu nâu. Đến khoảng 1 tuần về sau, lượng sản dịch giảm dần và màu nhạt hơn từ đỏ hồng đến hồng nhạt. Cho đến khoảng tối đa 6 tuần sau sinh, lượng sản dịch chỉ còn lại rất ít và thường không chứa máu hay có màu trắng kem, nhầy như dịch tiết âm đạo thông thường.

Nếu tình trạng ra máu âm đạo kéo dài quá 6 tuần sau sinh mổ có thể là do kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh bắt đầu trở lại, gây ra tình trạng ra máu âm đạo liên tục. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt dễ gây nhầm lẫn là sản dịch kéo dài.

Cách chăm sóc hậu sản

Với những trường hợp phụ nữ sinh mổ, khác với sinh thường rằng ngoài sản dịch tiết ra ở âm đạo, mẹ có thể chảy máu tại vị trí mổ bắt con. Do đó, những lưu ý sau đây dành cho các mẹ đang trong giai đoạn ra sản dịch sau sinh mổ ở cả 2 vị trí trên.

Dịch tiết âm đạo

Dùng băng vệ sinh lót thấm sản dịch trong những ngày đầu sau sinh. Lưu ý chị em phụ nữ không nên sử dụng tampon hay cốc nguyệt san trong ít nhất 6 tuần sau sinh, sau khi có kết quả kiểm tra và ý kiến từ bác sĩ sản phụ khoa.

Việc cho con bú được đánh giá là làm giảm lượng sản dịch sau sinh mổ hay sinh thường. Bởi vì khi cho con bú cơ tử cung và các cơ xung quanh co thắt lại, giảm tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, ở những ngày đầu, cơn co thắt này sẽ gây đau đớn cho mẹ khi cho con bú. Nếu cơn đau này làm mẹ cảm thấy khó chịu hay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, hãy trình bày với bác sĩ điều trị để được kê đơn thuốc giảm đau thích hợp khi đang cho con bú.

Các mẹ bỉm ở thời gian hậu sản cũng lưu ý tránh vận động mạnh hay căng thẳng sau khi sinh, nhằm giúp hạn chế lượng sản dịch.

Chảy máu tại vị trí mổ bắt con

Thông thường sau cuộc phẫu thuật nào, vị trí mổ cũng để lại cảm giác đau và đôi khi chảy máu. Những ngày đầu sau sinh mổ, một số trường hợp mẹ cũng có thể ra máu nhưng không nhiều tại vết thương mổ bắt con.

Theo hướng dẫn chung từ bác sĩ, bạn cần giữ vết thương mổ sạch sẽ và khô ráo. Các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế sẽ thăm khám vết thương và có thể vệ sinh vết thương nếu thấy cần thiết. Nếu có bất kỳ dấu hiệu của nhiễm trùng nào ở vết mổ, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến bác sĩ sản phụ khoa để kịp thời thăm khám và xử lý.

Ra sản dịch sau sinh mổ: Nên đi khám khi nào?

Sản dịch sau sinh mổ là sinh lý bình thường nhưng đôi lúc vẫn có những bất thường tiềm ẩn dưới dạng sản dịch mà các mẹ sau sinh nên lưu ý. Nếu bạn rơi vào trường hợp dưới đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám và đưa ra hướng xử trí:

  • Sản dịch ra nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Ra máu âm đạo trở nên nhiều hay nặng hơn, sẫm màu hơn.
  • Dịch tiết âm đạo có mùi bất thường.
  • Xuất hiện những cục máu đông lớn bất thường.
  • Các triệu chứng giống như cúm: sốt, ớn lạnh.
  • Ngất xỉu hay chóng mặt, buồn nôn.
  • Chuột rút.
  • Đau khi đi tiểu.

Ngoài sản dịch sau sinh, giai đoạn hậu sản còn có thể bao gồm nhiều vấn đề gây rắc rối khác cho các mẹ bỉm. Do đó, bạn hãy quan sát các dấu hiệu của cơ thể để kịp thời can thiệp nhé! Hy vọng với những thông tin này của Hello Bacsi có thể giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về sản dịch sau sinh mổ để vững vàng vượt qua thời gian hậu sản an toàn và khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cốc nguyệt san dùng cho lứa tuổi nào? Ai không nên dùng?

Cốc nguyệt san là sản phẩm cho phụ nữ dùng để thay thế băng vệ sinh. Cốc nguyệt san có dạng hình phễu, được làm bằng nguyên liệu chính là nhựa silicon và các chất liệu mềm dẻo khác. Sản phẩm được đánh giá là có nhiều ưu thế vượt trội hơn băng vệ sinh thông thường, giúp chị em thoải mái vận động, tự tin hơn trong những ngày đèn đỏ. Nhưng có phải ai cũng phù hợp để dùng cốc nguyệt san? Và cốc nguyệt san dùng cho lứa tuổi nào? Ai không nên dùng? Hãy cùng Inacup tìm lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi đó trong bài viết này bạn nhé.

Cốc nguyệt san được nhiều chị em tin dùng

Cốc nguyệt san dùng cho lứa tuổi nào?

Cốc nguyệt san sở dĩ được phái đẹp ưa chuộng hơn cả bởi những ích lợi thấy rõ mà sản phẩm mang lại. Nhìn chung, cốc nguyệt san phù hợp với đa số phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt.

Sự lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng đã từng quan hệ

Vì có kinh nghiệm trong “chuyện ấy” nên các chị em đã lập gia đình hoặc chưa chồng con nhưng đã từng quan hệ đều có thể thoải mái sử dụng cốc nguyệt san. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý chọn sản phẩm có kích thước phù hợp với âm đạo.

Thông thường, các chị em dưới 30 tuổi hoặc chưa có em bé được khuyên dùng cốc nguyệt san size nhỏ [size S]. Ưu tiên chọn lựa những cốc có độ mềm cao khoảng 70 – 90% và có cấu tạo cuống ngắn.

Giải pháp tối ưu cho các chị em sau sinh

Sau khi sinh con là khoảng thời gian bù đầu của các mẹ bỉm sữa. Cốc nguyệt san lúc này được xem là giải pháp tuyệt vời trong thời kỳ kinh nguyệt của các chị em.

Thay vì phải thay mới từ 4-5 lần/ngày như sử dụng băng vệ sinh, với cốc nguyệt san chị em chỉ phải tháo rửa cốc 2 lần/ngày, giúp chị em có nhiều thời gian hơn dành cho con. Ngoài ra, dùng cốc nguyệt san còn hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giữ cho cô bé luôn khỏe mạnh, đảm bảo luôn được chồng yêu chiều.

Thoải mái bên bé yêu nhờ cốc nguyệt san

Lưu ý nhỏ với các chị em, sản phẩm dùng hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ đẻ mổ, nhưng đối với các chị em sinh thường chỉ nên sử dụng cốc nguyệt san sau ít nhất 6 tháng kể từ lúc sinh. Cốc nguyệt san size lớn [size L] được khuyến nghị cho các chị em đã có em bé.

Bạn đường đáng tin cậy dành cho các chị em yêu thích các hoạt động thể chất

Cốc nguyệt san được ví như cứu tinh của các chị em ngày “đèn đỏ” nhưng vẫn muốn tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi, bơi lội, chạy bộ, yoga. Nếu như với băng vệ sinh thông thường hay tampon, chị em thường phải tạm dừng các hoạt động đó lại vì lo sợ những ánh nhìn ái ngại của mọi người xung quanh thì cốc nguyệt san với thiết kế vô cùng đặc biệt sẽ giúp chị em tự tin thỏa mãn đam mê.

Nhờ cấu tạo hình phễu, mỏng nhẹ và có độ mềm dẻo cao nên việc sử dụng cốc nguyệt san khá dễ dàng. Cốc nguyệt san có dung tích tới 40ml, thời gian hoạt động trung bình của sản phẩm này đạt được từ 8 – 10 tiếng. Bởi vậy, chị em hoàn toàn an tâm sử dụng sản phẩm mà không lo bị tràn dính ra quần áo, cũng chẳng cần đau đầu tìm chỗ để xử lý “tàn dư” như sử dụng băng vệ sinh bấy lâu nay.

Xóa tan phiền muộn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết của các chị em ít nhiều bị tác động kéo theo sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Rất khó để ước tính được thời gian bắt đầu chu kỳ kinh cũng như không thể tránh khỏi tình trạng rong kinh ở phụ nữ trong độ tuổi này. Cốc nguyệt san khi đó nghiễm nhiên trở thành giải pháp không thể tốt hơn.

Việc lựa chọn sản phẩm thích hợp cũng không quá khó khăn. Chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh nên chọn cốc nguyệt san cup L với độ mềm vừa phải để vừa thoải mái vận động nhưng vẫn đảm bảo cảm giác dễ chịu, không bí bách.

Đa dạng kích thước các loại cup cho chị em lựa chọn

Ai không nên dùng cốc nguyệt san?

Vừa rồi Inacup đã giúp bạn trả lời vế đầu tiên của câu hỏi “Cốc nguyệt san dùng cho lứa tuổi nào? Ai không nên dùng?”, và bây giờ sẽ là lời đáp cho vế còn lại của thắc mắc rằng những đối tượng nào cần phải cân nhắc kỹ khi sử dụng cốc nguyệt san.

Các bạn gái vừa đến tuổi dậy thì hoặc chưa từng quan hệ tình dục

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên sử dụng cốc nguyệt san cho các bé gái vừa đến tuổi dậy thì hoặc các bạn nữ chưa từng có quan hệ tình dục vì có thể ảnh hưởng rất lớn tới màng trinh. Tuy nhiên, trong trường hợp các bạn thuộc nhóm đối tượng này vẫn có nhu cầu sử dụng thì chỉ nên lựa chọn những cốc size nhỏ thật mềm, thân cốc ngắn và không có cuống để tránh làm tổn thương “cô bé”.

Hạn chế dùng cốc nguyệt san cho những bạn gái chưa từng quan hệ tình dục hoặc vừa dậy thì

Phụ nữ đang sử dụng vòng tránh thai

Thực chất, vòng tránh thai được đặt sâu trong tử cung, còn cốc nguyệt san được thiết kế để đặt gọn vào âm đạo. Việc sử dụng cốc nguyệt san không thể tác động hoặc làm rơi vòng tránh thai. Tuy vậy, với các chị em lần đầu sử dụng sản phẩm thường khá lóng ngóng nên để đảm bảo an toàn, chị em cần thận trọng nếu sử dụng cốc nguyệt san nếu đang đặt vòng tránh thai nhé.

Người bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung

Những người mắc u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung thường có chu kỳ kinh rối loạn, dễ đau bụng trong thời gian kinh nguyệt thậm chí là đau âm đạo dữ dội. Do đó, cần hạn chế sử dụng cốc nguyệt san hoặc nếu có thì cần thận trọng mỗi lần đưa cốc nguyệt san vào cơ thể. Nếu không cẩn thận có thể sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn.

Những người dị ứng với vật liệu làm cup

Một số chị em có cơ địa khá nhạy cảm, dễ dị ứng với silicon hay latex cũng nên lưu ý khi sử dụng cốc nguyệt san. Khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, phát ban, vùng kín có mùi chị em cần dừng ngay sản phẩm. Dẫu vậy, tỉ lệ dị ứng với vật liệu cấu thành sản phẩm rất hiếm gặp nên chị em không cần quá lo lắng.

Vậy là Inacup đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “Cốc nguyệt san dùng cho lứa tuổi nào? Ai không nên dùng?” của các chị em rồi phải không? Để có thêm nhiều kiến thức khác về sản phẩm, chị em đừng quên cập nhật bài viết trên website Inacup mỗi ngày nha.

Video liên quan

Chủ Đề