Đi bên trái theo chiều đi của mình.

Mục lục bài viết

  • 1. Mức xử phạt xe máy đi sai làn đường ?
  • 1.1Đối với hành vi đi sai làn đường:
  • 1.2Đối với hành vi chạy quá tốc độ:
  • 2. Gây ra tai nạn thì lỗi thuộc về ai ?
  • 3. Mức phạt khi đi sai làn đường, đè vạch kẻ đường ?

1. Mức xử phạt xe máy đi sai làn đường ?

Thưa luật Minh Khuê, xin Luât sư cho em hỏi: Em chạy xe máy mà vi phạm luật đi sai làn đường và quá tốc độ quy định 77/40. Vậy tổng số tiền bị phạt của em là bao nhiêu ạ ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo như bạn nói thì bạn chạy quá tốc độ là 77/40km/h và đi sai làn đường thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định sau đây.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

1.1Đối với hành vi đi sai làn đường:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau

đ, Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi cửa mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua giải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a, ... Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông ...

Và quy định tại

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g, Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); ...

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

b, ... Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều cửa đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông ...

1.2Đối với hành vi chạy quá tốc độ:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

a, Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h

(Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6))

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

c, Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h

(Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5))

Thưa luật sư, Em bị sử phạt đi sai làn đường ngày 3/7/2012, mức phạt là 150,000. Anh(chị) cho em hỏi đến nay 2016 e có được nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe không ?

Trả lời:

Theo quy định tại khỏa 1, 2, điều 4 Thông tư 153/2013/TT-BTC thì:

“1. Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực.

2. Khi nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc Nhà nước nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.”


Như vậy, khi tới nộp phạt vi phạm hành chính, bạn chỉ cần xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai, về tiền phạt do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Khoản 1 điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định:

“Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.”

Số ngày nộp chậm được tính như sau:

Khoản 4 điều 1 Thông tư số 105/2014/TT-BTC sửa đổi thông tư 153/2013Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính quy định:

“a) Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật bưu chính.

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có xác nhận ngày giao nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại điểm a, b khoản này, nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt theo quy định tại điểm d khoản này thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trường hợp người nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt và việc chứng minh là có cơ sở thì Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh;

d) Đối với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền chậm nộp phạt.

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt, thì các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt và ghi rõ trên biên lai thu phạt số tiền chậm nộp tính đến ngày nộp tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp”.

>> Như vậy khi bạn nộp tiền theo quyết định xử phạt bạn phải nộp cả tiền lãi tính trên số tiền nộp chậm đó mỗi ngày nộp chậm = 0.05 % tiền phạt.

2. Gây ra tai nạn thì lỗi thuộc về ai ?

Thưa luật sư, Vừa qua thì anh em chạy xe máy trên làn đường bê tông có va chạm với xe máy của người khác, khi va chạm thì anh em đang vượt xe nên bị ngã bên làn đường bên trái, nhưng trong người bị va chạm có hơi mem rượu, vậy ai là người có lỗi và bị phạt bao nhiêu tiền?

Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ thì khi vượt xe người điều khiển xe xin vượt phải thực hiện theo các quy định sau:

- Có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

- Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường.

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Trường hợp không được vượt xe

Theo quy định, không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

- Không bảo đảm các quy định về chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải;

- Trên cầu hẹp có một làn xe;

- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

NHư vậy bạn phải căn cứ xem trường hợp mình vượt xe đúng quy định chưa đã đảm bảo đủ an toàn để được vượt xe chưa nếu bạn vượt đúng quy định thì bạn sẽ không phải chịu phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi "Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt".

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi "Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép".

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.6162 để được tư vấn trực tiếp.

3. Mức phạt khi đi sai làn đường, đè vạch kẻ đường ?

Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi về luật giao thông như sau: Hôm trước Tôi đi theo đường Nguyễn Văn Cừ lên cầu Chương Dương đang đi thì bị CSGT gọi lại. Tôi hỏi vi phạm lỗi gì thì họ bảo do đi sát bên phía bên phải vạch trắng làn đường dành cho xe máy (Tôi vẫn đi đúng làn).

Vậy lỗi đó có đúng không ?

Cảm ơn!

Người gửi: Vu Hung

>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông đường bộ gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau:

" Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn."

Đồng thời, Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

" Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải."

Như vậy, khi tham gia giao thông, các phương tiện phải đi đúng phần đường, làn đường của mình. Căn cứ vào các quy định trên thì xe máy được đi ở làn đường bên trái, khi đến ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

Vì bạn không nói rõ là bạn điều khiển xe máy hay ô tô nên chúng tôi phân tích như sau:

- Nếu bạn đi xe máy, đi sát bên phía bên phải vạch trắng làn đường dành cho xe máy, không lấn sang làn đường dành cho phương tiện khác thì bạn không phạm lỗi đi sai làn đường. Việc Cảnh sát giao thông xác định lỗi như vậy là sai.

- Nếu bạn đi ô tô, lấn vạch kẻ phân làn đường vào phần đường dành cho xe máy thì bạn vi phạm lỗi đi sai làn đường. Cảnh sát giao thông xác định lỗi cảu bạn như vậy là đúng theo quy định pháp luật.

- Nếu bạn đi ô tô, chỉ đi sát phần đường dành cho xe máy mà không lấn sang thì bạn không phạm lỗi đi sai làn đường. Do đó, Cảnh sát giao thông xác định lỗi như vậy là sai.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê