Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường

Đừng để thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”

Mặc dù các văn bản, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ về việc bảo đảm tạo thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19, tuy nhiên, một số địa phương lại có quy định riêng hay thủ tục giữa các địa phương khác nhau gây nhiều khó khăn cho DN.

Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Ngày 25-8, nhiều xe chở hàng hoá bị ách tắc kéo dài tại Cần Thơ.

Dẫn chứng từ vướng mắc thực tế của chuỗi siêu thị MM Mega Market trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa ở TP Cần Thơ, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: "MM Mega Market đã cung cấp tất cả thông tin về xe, hàng hóa và tài xế/phụ lái trước 1 ngày vào 13 giờ hằng ngày cho Sở Công Thương TP Cần Thơ và sau đó có đóng dấu xác nhận của Sở Công Thương trên các danh sách phương tiện đã đăng ký. Tuy nhiên, do hiểu khác nhau về văn bản hướng dẫn của địa phương, về hàng hóa thiết yếu hay không thiết yếu nên chốt kiểm soát đã không đồng ý cho xe vào thành phố. Hoặc như việc không thống nhất về kết quả test nhanh hay PCR giữa các tỉnh khiến một hành trình chồng chéo các loại test gây lãng phí tiền và thời gian. Một số tỉnh như Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang yêu cầu test trước khi vào địa phương mặc dù kết quả test vẫn còn thời hạn (72 giờ theo quy định)... Một số địa phương khác như: Kon Tum, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang... không cho xe tải vào mà yêu cầu phải sang xe, đổi tài xế mới cho lưu thông...".

Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Ngày 25-8, xe bồn chở gas chờ hàng dài không thể đi qua Cần Thơ để cung ứng hàng cho các địa phương khác.

Không chỉ gặp khó trong vấn đề vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nhiều DN tại TP Hồ Chí Minh muốn giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) vẫn phải đến trực tiếp cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện. Theo phản ánh của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, DN này có văn phòng chính đặt tại TP Hồ Chí Minh, có chức năng điều hành hoạt động sản xuất, cung ứng, xuất, nhập khẩu của 9 nhà máy trên cả nước. Trong khi, các thủ tục bắt buộc phải thực hiện trực tiếp (không có thủ tục online) như: Xin cấp chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu hàng hóa (tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tỉnh Bình Dương; hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương... Do đó, việc di chuyển của nhân viên xuất, nhập khẩu hết sức cấp thiết, để giải quyết các thủ tục tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, việc di chuyển của họ ở hai địa phương trên lại không hề đơn giản.

Đánh giá về câu chuyện chuyển đổi số trong bối cảnh dịch bệnh, bàPhạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách TTHCcủa Thủ tướng Chính phủ cho biết: "Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện do các cơ quan có thẩm quyền cấp là bản giấy, không có cơ chế điện tử, nên DN bắt buộc phải đi làm thủ tục trực tiếp. Chúng ta nói rất nhiều về Cách mạng công nghiệp 4.0, về chuyển đổi số, về công nghệ, về hệ thống... và kêu gọi, yêu cầu DN hoạt động online. Vậy thì, các cơ quan nhà nước cũng phải chuyển mình tương tự".

Tiếp sức mạnh mẽ để doanh nghiệp vượt "bão"

Trong giai đoạn cấp bách hiện nay, chống dịch đang là nhiệm vụ được đặt ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức vừa sản xuất, vừa chống dịch hiệu quả, vừa tạo thuận lợi cho sản xuất là điều mà các DN mong mỏi. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: DN cần được sản xuất để duy trì sản lượng, giữ chân người lao động. Điều đó cũng đồng nghĩa chuỗi cung ứng mới duy trì, phục hồi. Để hiện thực hóa ý tưởng tạo "vùng xanh" trong sản xuất, nên cho phép những DN có đa số công nhân được tiêm vaccine, đáp ứng yêu cầu giãn cách trong sản xuất, trang bị đầy đủ phòng hộ cá nhân được hoạt động trở lại, không bắt buộc phải "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm". Bộ Y tế cũng cần sớm có hướng dẫn cụ thể các địa phương xây dựng kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các DN có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp; bổ sung quy trình cơ quan y tế phối hợp với DN tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để DN sớm ổn định lại sản xuất và bảo đảm an toàn cho người lao động...

Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Duy trì vị thế sản xuất trên thị trường
Kiểm soát phương tiện lưu thông trên "luồng xanh" tại Trạm thu phí Pháp Vân-Cầu Giẽ (Hà Nội)

Để việc lưu thông hàng hóa được thực hiện xuyên suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ông Trần Duy Đông kiến nghị, văn bản chỉ đạo của các địa phương cần thống nhất các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động. Chấp nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng khuyên) có giá trị trong vòng 72 giờ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) rút ngắn thời gian cấp QR (phân luồng xanh) cho DN, người dân...

Liên quan tới việc tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Bộ trưởng Bộ GTVTNguyễn Văn Thể yêu cầu các địa phương phải coi tất cả hàng hóa đều là thiết yếu, trừ hàng cấm. Tất cả các tuyến đường bộ, đường thủy đều là "luồng xanh" để phục vụ vận chuyển hàng hóa. Các địa phương phải lắng nghe những ý kiến đề đạt của DN để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh, qua đó kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tiễn...

Trước những khó khăn của DN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Với tinh thần đồng hành cùng DN, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động; chính sách giãn, hoãn, giảm thuế; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí... Những chính sách này phần nào giảm bớt các khó khăn của DN, góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19... Dự thảo nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính, gồm: Thực hiện các biện pháp, phòng chống đại dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho DN ổn định và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho DN; tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia. Đây là những giải pháp được kỳ vọng sẽ tiếp sức mạnh mẽ để DN vượt "bão" Covid-19.

VŨ DUNG

Bất cứ một doanh nghiệp khi kinh doanh đều mong muốn tối đa hóa lợi doanh thu và lợi nhuận. Để duy trì được điều này, lợi thế cạnh tranh sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Đây là điểm giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được ưu thế của doanh nghiệp mình? Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xác định lợi thế cho doanh nghiệp hiện nay như thế nào là đúng? Tất cả sẽ có trong bài viết sau, hãy cùng theo dõi nhé!

Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tại Replus giúp startup trẻ khởi nghiệp kinh doanh thành công, tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp lên đến 85%. Sở hữu ngay địa chỉ kinh doanh đắc địa tại tphcm với giá chỉ từ 9.900đ/ngày.

>> Đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết: https://replus.vn/van-phong-ao/

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với đối thủ cạnh tranh nhằm mang lại nhiều vị thế nhất cho doanh nghiệp. Điều này tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hay các lợi thế kinh tế nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.

BÍ MẬT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp công ty ngày thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh tồn tại trong doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích như lợi thế về chi phí, mang lại lợi ích vượt xa với các sản phẩm phẩm tranh tranh. Vây có thể thấy, yếu tố này giúp công ty cung cấp giá trị cao cho khách hàng. Từ đó, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty.

Có thể thấy, công ty sử dụng nguồn lực và khả năng của nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị vượt trội. Với hai lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt – đây là những ưu thế công ty vì nó mô tả vị trí đúng của công ty trong ngành cả về chi phí lẫn sự khác biệt.

Lợi thế cạnh tranh mang lại gì cho bạn

Lợi thế cạnh tranh được chia những loại khác nhau nào?

  • Khách hàng mua sản phẩm vì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng mua sản phẩm vì giá cả của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Sản phẩm của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt được khách hàng đánh giá cao.
  • Các dịch vụ của doanh nghiệp hơn đối thủ cạnh tranh về thanh toán, giao hàng, thái độ của nhân viên.
  • Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng nhiều hơn đối thủ.

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy nhập form liên hệ để được tư vấn hoặc bấm gọi ngay để tìm hiểu về dịch vụ văn phòng ảo. Văn phòng ảo mang lợi thế cạnh tranh tối ưu và là giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp trẻ.

Cách xác định

Có khá nhiều quan điểm về lợi thế kinh doanh, tuy nhiên mục đích để xây dựng chiến lược là đảm bảo cho doanh nghiệp giành được lợi thế bền vững so với đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Vậy vấn đề đặt ra, bằng con đường nào? Cách thức nào để giành lợi thế trong kinh doanh. Chính vì lẽ đó, những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn quán triệt trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

Xác định lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ

Tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi

Để doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì trước hết doanh nghiệp phải tìm ra các lĩnh vực, nhân tố then chốt. Đây là các yếu tố đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giành lợi thế chiến lược hơn các đối thủ.

Dựa vào phát huy ưu thế tương đối

Chiến lược kinh doanh được dựa vào lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, tìm ra sự khác biệt, điểm mạnh của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Với ưu thế về các mặt sau: Chủng loại, chất lượng, giá bán sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, hệ thống tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng ưu thế so với đối thủ cách tranh.

Dựa trên yếu tố sáng tạo

Để kinh doanh đột phá, doanh nghiệp phải có các nhân tố đốt phá, sáng tạo trong công nghệ. Đồng thời, chấp nhận thách thức, rủi ro sẽ mang lại những thành công bất ngờ.

Doanh nghiệp cần có yếu tố đột phá so với đối thủ

Dựa trên nền tảng khai thác khả năng của nhân tố bao quanh yếu tố then chốt

Để chiếm được lợi thế, doanh nghiệp cần lựa chọn các nhân tố then chốt nhằm cải tiến sản phẩm, dịch vụ tạo ra ưu thế với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, để đạt được lợi thế đó, doanh nghiệp phải có chi phí cho một sản phẩm thấp hơn đối thủ. Làm thế nào, sản phẩm của mình khác biệt để có thể tính giá cao hơn?

Bên cạnh đó, để khách hàng trả giá cao hơn sản phẩm của đối thủ thì chắc chắn sản phẩm của mình phải cạnh trạnh hơn trên một phương diện nào đó như: chất lượng, thời gian cung ứng, dịch vụ khi bán hàng, dịch vụ hỗ trợ…

>> Tìm hiểu ngay văn phòng ảo là gì để sở hữu ngay cho doanh nghiệp mình thêm một lợi thế cạnh tranh ưu việt với mức giá cực thấp.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt trên cách phương diện: hiệu quả, chất lượng, đổi mới nhanh, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đây là cách cơ bản cắt giảm chi phí và đa dạng hóa sản phẩm.

Dịch vụ văn phòng Replus đã cho bạn thấy, lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cũng như có kế hoạch rõ ràng trong việc hoạch định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

>>Xem thêm: 5 tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng theo mùa