Duyệt dự toán gói thầu phần tư vấn giám sát

Hiện nay, trên địa bàn huyện tôi đang công tác có một số Dự án công trình xây dựng cơ bản thuộc vốn Ngân sách Nhà nước, UBND huyện giao cho Ban Quản lý các dự án xây dựng huyện làm chủ đầu tư đồng thời trực tiếp quản lý, thực hiện điều hành dự án. Căn cứ Điều 25 của Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Điều 61 của Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ thì đơn vị được giao tự thực hiện được áp dựng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm. Như vậy, BQL các DA XDCB huyện có được phép thực hiện gói thầu Tư vấn Giám sát thi công đối với các dự án nói trên hay không? Rất mong nhận được câu trả lời của quý Sở sớm nhất!!!

Căn cứ theo Luật đấu thầu, tại điều 25 quy định về hình thức tự thực hiện : Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Để cụ thể hóa quy định này, tại điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về Điều kiện áp dụng như sau :

- Phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 của Luật Đấu thầu (có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu) và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

2. Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

3. Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Nếu Ban QLDA ĐT và XD huyện đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì được phép tự thực hiện gói thầu tư vấn giám sát.

Khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu:

  1. Có quyết định đầu tư, trừ gói thầu quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều này;
  2. Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;
  3. Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu;
  4. Có dự toán được duyệt theo quy định; đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
  5. Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng.

    Đối với gói thầu di dời công trình công cộng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ cho một số dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ sơ yêu cầu trên cơ sở phương án, biện pháp thi công và dự toán được duyệt Vậy, theo thông tin bạn cấp, bên bạn đã có QĐ đầu tư (điểm a), có KHĐT được duyệt (điểm b), và chắc cũng đã có vốn rồi (điểmc), điểm đ thì cũng chắc dễ đạt thôi. Nhưng ở đây, bạn cần phải xác định 2 điểm: 1. Điểm e: có thời gian thực hiện không quá 18 tháng. Giám sát thì đi theo tiến độ của đơn vị thi công. Tức bạn phải xác định tiến độ thi công có <= 18 tháng hay không? Cái này thì cũng dễ xác định dựa vào tiến độ trong thuyết minh dự án (k cần phải chờ đấu thầu xây dựng - vì đấu thầu xây dựng thì cũng phải yêu cầu tiến độ XD k quá thời gian tiến độ ghi trong dự án). Tuy nhiên, điều này xem như đạt. thì vẫn phải xét: 2. Điểm d: có dự toán được duyệt. - Theo cách bạn đang tư duy, chắc phải chờ dự toán thiết kế xong thì mới có giá trị xây lắp để tra hệ số 957 ra được giá trị tư vấn giám sát. Tuy nhiên, như đã nói ở rất nhiều chủ đề, đây không phải là cách lập dự toán duy nhất cho chi phí tư vấn. Cách lập dự toán khoa học nhất và đã được nêu rõ trong 957 lẫn thông tư 04 đó chính là lập dự toán theo lương chuyên gia. * Việc chờ đợi dự toán thiết kế chonhs là vướng mắc của bạn. Do vậy, hãy bỏ qua nó mà dùng ngay phương pháp lập dự toán chuyên gia để có thể trong 1-2 ngày có ngay dự toán chi phí tư vấn giám sát để trình CĐT phê duyệt gấp. Tuy nhiên khi lập dự toán cách này cũng cần lưu ý đến việc ước đoán so sánh với giá trị theo hệ số để tránh bị cao hơn. Đồng thời trong hợp đồng ràng buộc thêm câu: "giá trị thanh toán = min (giá trị hợp đồng, giá trị dự toán theo thiết kế)".3. Vì chỉ định thầu cũng phải lập Hồ sơ yêu cầu. Trong hồ sơ yêu cầu theo điều 41, NĐ 85 quy định:

    Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác;

Tức là: phải nêu rõ NỘI DUNG - PHẠM VI - CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC. Tuy nhiên nếu chuyên nghiệp, đúng ra phải có bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh (chưa cần phải phê duyệt) thì mới có các thông số cụ thể này để đưa vào Hồ sơ yêu cầu. Tuy nhiên, với người có kinh nghiệm (nhất là đơn vị thiết kế), không cần thiết kế hoàn chỉnh, họ cũng có thể đặt ra được các nội dung này 1 cách đầy đủ, cụ thể. Còn không nêu chung chung cũng được (vì luật ở đây k cấm).

Tóm lại:

- Hoàn toàn làm trước chỉ định thầu tư vấn giám sát khi chưa có thiết kế dự toán được duyệt nếu thỏa mãn các điều đã nói ở trên gồm: + Dự toán tư vấn giám sát được duyệt: lập theo lương chuyên gia. + Thời gian giám sát: k quá 18 tháng. (điểm này k quan trọng lắm vì người QĐ đầu tư đã cho phép thực hiện theo chỉ định thầu rồi). + Trong Hồ sơ yêu cầu: phải ghi rõ được NỘI DUNG - PHẠM VI - CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC. + lƯU Ý: hợp đồng cần có câu: "giá trị thanh toán = min (giá trị hợp đồng, giá trị dự toán theo thiết kế)". * Tiến độ dự kiến chỉ định thầu sẽ như sau: 1. Lập và thẩm định phê duyệt dự toán tư vấn giám sát: 3 ngày. + Kết hợp song song lập Hồ sơ yêu cầu + dự thảo sẵn hợp đồng và thông qua 2 bên trước. 2. Phê duyệt hồ sơ yêu cầu: 1ngày. 3. Mời thầu + gửi hồ sơ đề xuất: 3 ngày. 4. Chấm hồ sơ đề xuất: 1 ngày + Trình phê duyệt kết quả trong ngày. 5. THương thảo, ký hợp đồng: 1 ngày. TỔNG CỘNG: 9 NGÀY LÀ NHANH NHẤT. p/s: cách lập dự toán theo lương chuyên gia:

Duyệt dự toán gói thầu phần tư vấn giám sát

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Số người tham gia 1Uy Tín: +3Thưởng +3Thanked +1Thu lại Lý do phuongnt + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#

Duyệt dự toán gói thầu phần tư vấn giám sát
Tác giả|phuongnt Đăng lúc 2/11/2013 08:52|Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

fubi gửi lúc 2/11/2013 08:08

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Để có câu trả lời chuẩn xác thì (nếu là vốn Nhà nước) trước hết xem điều kiện ...
Theo cách bạn đang tư duy, chắc phải chờ dự toán thiết kế xong thì mới có giá trị xây lắp để tra hệ số 957 ra được giá trị tư vấn giám sát. Tuy nhiên, như đã nói ở rất nhiều chủ đề, đây không phải là cách lập dự toán duy nhất cho chi phí tư vấn. Cách lập dự toán khoa học nhất và đã được nêu rõ trong 957 lẫn thông tư 04 đó chính là lập dự toán theo lương chuyên gia.

Thưa anh Fubi, cái này em cũng đã nghĩ tới (chỉ gói thầu xây lắp thì dự toán mới lập và phê duyệt sau khi phê duyệt TKBVTC-dự toán công trình thôi; các gói thầu tư vấn khác thì dự toán có thể được lập ở thời điểm trước đó, thậm chí được lập, phê duyệt trước khi có Quyết định phê duyệt dự án, phương pháp lập theo hướng dẫn của Quyết định 957/QĐ-BXD).

Tuy nhiên, cái khó của em là...

không có ai đủ năng lực lập dự toán đó, bởi: - Chủ đầu tư không có đủ năng lực (không có cá nhân nào có chứng chỉ KSĐG); - Trong kế hoạch đấu thầu không hề có gói thầu nào như thế (được phê duyệt để thực hiện việc lập dự toán này); - Hợp đồng với tư vấn đấu thầu họ chỉ lập mỗi HSYC, đánh giá HSĐX thôi (chứ phạm vi công việc không có lập dự toán).

Em xin hỏi thêm ý này:
  1. Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu; Được hiểu như thế nào ah? Cấp quyết định đầu tư phải có văn bản phê duyệt kế hoạch vốn trước khi chỉ định thầu?

phuongnt trong 2/11/2013 08:57 đã trả lời thêm: Cảm ơn anh đã giúp đỡ em rất nhiều.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#

Duyệt dự toán gói thầu phần tư vấn giám sát
fubi Đăng lúc 2/11/2013 11:22|Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

phuongnt gửi lúc 2/11/2013 08:52

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Thưa anh Fubi, cái này em cũng đã nghĩ tới (chỉ gói thầu xây lắp thì dự toán mới ...

1. Về lập dự toán chi phí tư vấn thiết kế sau khi đã có KHĐT được duyệt: theo quy định cần có kỹ sư định giá. Tuy nhiên, trên thực tế thường áp dụng cho lập dự toán công trình xây dựng với cấp công trình thuộc hạng kỹ sư định giá tương ứng. Do vậy, với dự toán tư vấn giám sát chẳng ai đi kiểm tra xem người lập dự toán có phải là "kỹ sư định giá" hay không. Mà người ta chỉ quan tâm đến dấu đỏ được đóng dấu vào dự toán, dự toán được thẩm tra thẩm định và phê duyệt đúng là được. Vậy nên việc CĐT bên bạn k cần "kỹ sư định giá" đâu. Chỉ cần người biết lập là được. CĐT tự lập thì không cần phải mất chi phí, và phát sinh thêm gói thầu tư vấn đâu. Hoặc bên bạn "nhờ" bên tư vấn thiết kế lập giúp rồi CĐT tự ký đóng dấu cũng được mà.2. Nhưng như ở trên đã nêu, vấn đề của bạn mấu chốt chính là: LẬP DỰ TOÁN TƯU VẤN GIÁM SÁT THẾ NÀO LÀ HỢP LỆ trong khi chưa có thiết kế dự toán phần xây dựng, và đồng thời cũng đừng phát sinh thêm chi phí tư vấn để lập dự toán tư vấn giám sát.Mình sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết khác, tuy không CHUYÊN NGHIỆP nhưng lại hoàn toàn phù hợp luật pháp, và thỏa mãn 100% yêu cầu cho vấn đề bạn nêu như sau: - Như đã trích dẫn khoản 3, điều 40, nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu, muốn chỉ định thầu thì phải "d) Có dự toán được duyệt theo quy định".Vậy: 1. thế nào là "theo quy định"? Trả lời được câu hỏi này và đáp ứng nó tức là đạt "theo quy định" rồi. 2. Để CĐT k có đủ kinh nghiệm vẫn tự lập được dự toán chi phí TVGS 1 cách dễ dàng và đọc vào ai cũng hiểu thì chỉ có cách là dùng phương pháp tra hệ số theo 957. ==> Muốn có hệ số tư vấn giám sát thì phải biết chi phí XD trước thuế. ==> Mà muốn có được chi phí XD thì sẽ có nhiều cách ngoài cách chờ dự toán thiết kế. Đó là cách nào? Cách mà đảm bảo theo quy định. "Theo quy định" ở đây chính là Nghị định 112 và thông tư 04 hướng dẫn lập quản lý chi phí XD.Vậy ta đi đọc Thông tư 04 xem nó hướng dẫn cách tính chi phí XD ra sao? - Đọc khoản 1 điều 7 ta sẽ thấy có nhiều cách để xác định chi phí XD. Và cách ở đây khuyên bạn áp dụng (vì phù hợp nhất với tình cảnh của CĐT hiện nay) đó là cách nêu tại mục 1.4 khoản 1 điều 7: "Tính theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình"

* Với cách này, bên bạn dùng suất vốn đầu tư XD công bố của BXD rồi nhân với trượt giá đến thời điểm tính dự toán. Sau đó dùng chi phí XD theo cách này tra hệ số 957 để có được dự toán chi phí tư vấn giám sát.3. Việc bạn hỏi về cấp vốn: k quan trọng đâu. Miễn dự án được duyệt là Okj rồi. K ai căn ke vấn đè này đâu.