Gestational là gì

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng không dung nạp đường được phát hiện lần đầu trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ, đường huyết sẽ giảm sau sinh, mặc dù tình trạng không dung nạp đường trong nhóm bệnh nhân này sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong những năm tiếp theo.

Điều hòa đường huyết bất thường ở phụ nữ mang thai chiếm 3 – 10% trong tất cả các thai kỳ. Mặc dù 90% những trường hợp ĐTĐ phát hiện trong giai đoạn mang thai là ĐTĐ thai kỳ, hơn một nửa trường hợp này sẽ phát triển thành ĐTĐ loại 2 sau đó.


2/ Dấu hiệu để phát hiện bạn bị ĐTĐ trong quá trình mang thai?

Thai phụ bị ĐTĐ thường ít có biểu hiện rõ ràng bằng các dấu hiệu lâm sàng (khát nhiều, tiểu nhiều, tăng cân nhanh). Thay vào đó việc bác sĩ đánh giá bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ quan trọng hơn.

Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao, nếu:

- Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).

- Từng bị ĐTĐ trong lần mang thai trước.

- Có đường trong nước tiểu.

- Gia đình có tiền sử tiểu đường.

Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ sớm hơn, nếu:

- Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).

- Bị thai lưu không rõ nguyên nhân.

- Từng sinh con dị tật.

- Người mẹ bị cao huyết áp /quá 35 tuổi.

 

3/ Nguy cơ cho thai nhi khi mẹ bị ĐTĐ?

3.1 Dị tật bẩm sinh (birth defects): Một số dị tật bẩm sinh rất nặng có thể gây tử vong thai. Dị tật bẩm sinh thường bắt đầu trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai. Những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng có thể xuất hiện ở trẻ nhũ nhi có mẹ mắc bệnh ĐTĐ gồm:

 a) Tim và sự thông nối mạch máu.

 b) Não và bất thường cột sống.

 c) Đường niệu và thận.

 d) Đường tiêu hóa.

3.2 Thai chết lưu (stillbirth = fetal death): Thai nhi có thể tăng trưởng chậm trong tử cung do tuần hoàn kém hoặc những tình huống khác như cao huyết áp. Cao huyết áp có thể làm phức tạp thai kỳ có ĐTĐ. Nhìn chung, nguyên nhân thai chết lưu trong những thai kỳ bị ĐTĐ chưa được biết. Nguy cơ của thai chết lưu tăng lên ở những sản phụ có kiểm soát đường huyết kém và những sản phụ có sự biến đổi mạch máu.


3.3 Thai to (macrosomia): Thai to nói đến một đứa trẻ lớn hơn bình thường. Toàn bộ dinh dưỡng của thai nhi nhận trực tiếp từ máu mẹ. Nếu máu của mẹ có nhiều đường, tuyến tụy của thai nhi nhận ra nồng độ đường cao và sản xuất nhiều insulin để cố gắng sử dụng lượng đường đó. Thai nhi biến đổi lượng đường thừa thành mỡ. Thậm chí khi mẹ có ĐTĐ thai kỳ, thai nhi có thể sản xuất toàn bộ insulin mà cơ thể mình cần. Sự phối hợp giữa nồng độ đường huyết cao từ mẹ và nồng độ insulin cao trong bào thai dẫn đến tích tụ nhiều mỡ gây ra tăng trưởng quá mức cho thai nhi làm thai nhi lớn hơn bình thường.

3.4 Tổn thương khi sinh (birth injury): Tổn thương khi sinh có thể xuất hiện do kích thước thai nhi lớn gây khó khăn cho quá trình sinh.

3.5 Hạ đường huyết: Hạ đường huyết là nồng độ đường trong máu của trẻ thấp ngay sau khi sinh ra. Vấn đề này xảy ra nếu nồng độ đường trong máu mẹ cao gây ra nồng độ insulin trong tuần hoàn thai nhi cao. Sau sinh, cơ thể trẻ tiếp tục có nồng độ insulin cao nhưng nồng độ cao của đường từ mẹ không còn truyền sang cho con dẫn đến nồng độ đường huyết trẻ sơ sinh rất thấp. Nồng độ đường huyết của trẻ bị cản trở sau sinh và nếu nồng độ vẫn thấp thì có thể truyền đường cho trẻ.

3.6 Suy hô hấp (respiratory distress): thừa insulin và thừa đường trong cơ thể thai nhi có thể trì hoãn sự trưởng thành phổi và gây ra khó khăn về hô hấp. Dễ bị suy hô hấp hơn nếu trẻ được sinh ra trước 37 tuần của thai kỳ.

4/ ĐTĐ thai kỳ được tầm soát và theo dõi như thế nào tại BVQT Phương Châu?

Tại bệnh viện Phương Châu với phương châm “MẸ TRÒN CON VUÔNG” chúng tôi đã rất cẩn thận trong việc sàng lọc các bệnh lý của mẹ gây ảnh hưởng cho thai nhi trong đó có bệnh lý Đái Tháo Đường.

Khi đi khám thai, thai phụ sẽ được xét nghiệm đường huyết và tùy theo ở mức độ nguy cơ nào mà chúng tôi cho theo dõi và tầm soát thêm ở những lần khám thai sau. Đặc biệt tại bệnh viện Phương Châu chúng tôi có làm test 75 gram đường đối với thai kỳ có nguy cơ (ở tuổi thai 24 – 28 tuần). Khi thai phụ được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, chúng tôi có bác sĩ chuyên khoa nội tiết trực tiếp theo dõi để điều chỉnh đường huyết cho bệnh nhân và được theo dõi chặt chẽ cho đến lúc sinh.

Các thai phụ cần có ý thức thăm khám và quản lý thai đầy đủ, cần được tư vấn và chăm sóc cũng như thực hiện các phương pháp sàng lọc các yếu tố nguy cơ cao cho mẹ và bé tại các bệnh viện chuyên khoa sâu và có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Với chính sách dân số hiện nay, chất lượng dân số là điều quan trọng, làm sao các bé sinh ra khỏe mạnh và không bệnh tật, điều này rất cần sự đồng thuận của các thai phụ…