Glucose 5 là gì

  • Sức khỏe
  • Tư vấn

Thứ sáu, 24/8/2018, 14:19 [GMT+7]

Đường glucose được bác sĩ chỉ định truyền khi bệnh nhân không thể ăn hay hấp thu dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, không nên tự ý truyền.  

Bác sĩ Hoàng Hồng Vân, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho biết, các loại dịch truyền cung cấp dinh dưỡng chứa nhiều thành phần dịch ngọt còn gọi là glucose, đạm hoa quả. Chỉ định truyền glucose trong trường hợp suy kiệt, ăn uống kém. 

Trước khi truyền đường, bác sĩ phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Việc bù đường chỉ nên tiến hành khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Khi truyền, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát mức độ tiến triển bệnh.

Tùy ý truyền đường có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu, gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Có người được truyền dịch nhiều ngày liên tiếp, cơ thể tiếp nhận lượng dịch ngọt quá mức cho phép nên hệ thần kinh bị tổn thương. Khi ấy bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận. Cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém hoặc bị biến chứng teo tế bào não. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốc, co giật, phải cấp cứu ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhiều trường hợp đã bị sốc phản vệ khi truyền đường. Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận bệnh nhân bị hạ đường huyết nên truyền liên tiếp 6 chai dịch glucose trong vòng 3 ngày tại bệnh viện địa phương. Khi chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân trong tình trạng sốc, co giật, chưa kịp đưa vào phòng cấp cứu đã bị tử vong. Kết quả giám định pháp y ghi nhận trong phổi bệnh nhân có rất nhiều nước, thành phần chủ yếu là glucose.

Bệnh nhân trước khi truyền đường cần xét nghiệm máu và được bác sĩ theo sõi sát. Ảnh: Nam Phương

Chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan cho rằng thực tế có nhiều người lạm dụng truyền dịch đường để tăng cân. Về mặt dinh dưỡng, truyền nửa lít glucose 5% tương đương ăn một bát cơm. Glucose nồng độ 20% chứa nhiều đường hơn, dùng để truyền khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng. Tuy nhiên bác sĩ cảnh báo cần truyền với liều lượng hợp lý. 

Bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng thường truyền dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin đắt tiền. Tuy nhiên lạm dụng dịch truyền này có thể dẫn đến béo phì, bệnh đường máu, dung mao ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.

“Truyền đường không đúng cách thì người khỏe sẽ thành yếu”, bà Mộc Lan nói.

Bà Lan khuyên, người bệnh bị sốt nhẹ, suy dinh dưỡng, chán ăn ở mức độ trung bình mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, nhất là dịch ngọt. Tốt nhất nên bổ sung bằng thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa... Trường hợp không thể ăn uống được hoặc cơ thể quá thiếu chất mới nên truyền dịch và phải được bác sĩ chỉ định truyền theo liều lượng dựa trên kết quả xét nghiệm.

Thúy Quỳnh 

Thành phần

Kích thước chữ hiển thị

  • Mặc định
  • Lớn hơn

Công Dụng

Chỉ định

Thuốc Glucose 5% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị thiếu hụt carbohydrat và bù dịch cho cơ thể.

  • Là dung dịch vận chuyển và chất dung môi pha loãng cho các thuốc tương thích để tiêm truyền tĩnh mạch.

Dược lực học

Các dung dịch glucose nồng độ thấp là thích hợp để pha loãng các thuốc do glucose là chất nền tự nhiên của tế bào các cơ quan, được chuyển hoá ở mọi nơi. Trong điều kiện sinh lý glucose là carbohydrat cung cấp năng lượng quan trọng nhất với lượng calo là 17 kJ/kg hay 4 kcal/g, ở người lớn, nồng độ glucose bình thường trong máu được báo cáo là 60 - 100 mg/100 ml, hay 3,3 - 5,6 mmol [khi đói].

Rối loạn sử dụng glucose [không dung nạp glucose] có thể xảy ra trong điều kiện chuyển hoá bệnh lý. Các trường hợp này chủ yếu là đái tháo đường và tình trạng stress chuyển hoá [ví dụ như trong và sau phẫu thuật, bệnh nặng, chấn thương], suy giảm hấp thu glucose do hormon, điều này thậm chí có thể gây tăng đường huyết mà không có sự cung cấp chất nền từ bên ngoài. Tăng đường huyết - tuỳ thuộc vào mức độ nặng của nó có thể dẫn đến mất dịch qua thận theo áp lực thẩm thấu rồi dẫn đến mất nước nhược trương, các rối loạn do tăng áp lực thẩm thấu và có thể dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

Dược động học

Khi truyền đầu tiên glucose sẽ vào trong lòng mạch sau đó sẽ vào trong nội bào. Trong quá trình thuỷ phân glucose được chuyển hóa thành pyruvat hoặc lactat. Lactat có thể lại được đưa từng phần vào chuyển hoá glucose [vòng CORI]. Trong tình trạng ưa khí, pyruvat được oxy hoá hoàn toàn thành cacbon dioxid và nước. Sản phẩm cuối cùng của sự oxy hoá hoàn toàn glucose được bài tiết qua phổi [cacbon dioxid] và thận [nước].

Liều Dùng Của Glucose 5% Braun 500Ml

Cách dùng

Dung dịch được dùng truyền tĩnh mạch [tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm].

Khi dung dịch được dùng để pha loãng và làm chất vận chuyển các thuốc điều trị bằng đường truyền tĩnh mạch, cách dùng các thuốc sẽ xác định thể tích phù hợp cho mỗi liệu pháp điều trị. Truyền tĩnh mạch Glucose 5% là một giải pháp cân bằng áp lực thẩm thấu. 

Thận trọng trước khi xử lý hoặc truyền thuốc

Trước khi tiến hành thao tác truyền thuốc, dịch truyền Glucose 5% nên được kiểm tra mắt thường về tiểu phân và màu sắc trước khi truyền, theo hướng dẫn trên bao bì, nhãn mác của dung dịch. Chỉ dùng nêu dung dịch trong suốt, không có tiểu phân hoặc bất kỳ tạp chất nào được nhìn thấy và bao bì không bị hư hỏng. Nên tiến hành truyền ngay lập tức sau khi kết nối với bộ dây truyền dịch.

Dung dịch nên được truyền với các thiết bị vô khuẩn và sử dụng kỹ thuật vô trùng thiết bị nên được kết nối với dung dịch để ngăn khi vào hệ thống.

Bổ sung chất điện giải có thể được chỉ định theo nhu cầu lâm sàng của bệnh nhân.

Thuốc thêm vào có thể được đưa vào trước hoặc trong khi truyền tại vị trí truyền. Khi đưa thuốc thêm vào, nồng độ áp lực thẩm thấu cuối cùng của dung dịch cần phải được kiểm tra. Truyền dung dịch có nồng độ áp lực thẩm thấu cao có thể dẫn đến kích ứng tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch. Pha trộn của bất cứ loại thuốc thêm vào nào cần phải được tiến hành kỹ lưỡng, trong điều kiện vô trùng cẩn thận là yêu cầu bắt buộc. Dung dịch chứa các thuốc thêm vào nên được sử dụng ngay lập tức và không được lưu trữ.

Vui lòng xem mục “Lưu ý khi sử dụng” khi dùng cho nguy cơ tắc nghẽn khí.

Liều dùng

Người lớn, người cao tuổi và trẻ em

Nồng độ và liều dùng của dung dịch glucose dùng truyền tĩnh mạch được xác định bởi nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi, cân nặng và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Nồng độ glucose huyết thanh có thể cần phải được theo dõi cẩn t

Tác Dụng Phụ Của Glucose 5% Braun 500Ml

    Khi sử dụng thuốc Glucose 5%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn [ADR].

    Tần suất không rõ

    • Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.

    • Dinh dưỡng và chuyển hóa: Mất cân bằng điện giải, hạ kali máu, hạ magnesi máu, hạ phosphat máu, tăng đường huyết, mất nước, tăng thể tích máu.

    • Da, mô dưới da: Phát ban.

    • Thận, tiết niệu: Đa niệu.

    • Mạch máu: Huyết khối tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch.

    • Rối loạn chung và tình trạng tại vị trí truyền: Ớn lạnh, sốt, nhiễm trùng tại vị trí truyền, kích ứng tại vị trí truyền, ví dụ ban đỏ, thoát mạch, phản ứng tại vị trí truyền, đau khu trú.

    • Biểu hiện có thể xảy ra ở bệnh nhân dị ứng với ngô hoặc các chế phẩm từ ngô. Các phản ứng tác dụng không mong muốn khác được báo cáo với truyền glucose bao gồm: Hạ natri máu, có thể có triệu chứng. 

    Hướng dẫn cách xử trí ADR

    Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý Của Glucose 5% Braun 500Ml

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Glucose 5% chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Không dung nạp glucose được biết đến khác [như tình trạng chuyển hóa bệnh lý].

  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, tăng đường huyết, tăng lactate trong máu.

  • Quá mẫn với dược chất.

  • Xem phần lưu ý khi sử dụng và tác dụng không mong muốn với trường hợp dị ứng ngô hoặc các sản phẩm từ ngô.

Thận trọng khi sử dụng

Pha loãng và những tác dụng khác đối với chất điện giải huyết thanh

Tùy thuộc vào thể tích, tốc độ truyền và tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, khả năng chuyển hóa glucose, truyền tĩnh mạch glucose có thể gây ra:

  • Tăng áp lực thẩm thấu, lợi tiểu thẩm thấu và mất nước.

  • Rối loạn chất điện giải như: Hạ natri máu, hạ phosphate máu, hạ magnesi máu, ứ nước/tăng thể tích máu, ví dụ tình trạng tắc nghẽn bao gồm tắc nghẽn phổi và phù nề.

Những tác dụng trên không chỉ là kết quả của truyền dịch chứa chất điện giải tự do mà còn do truyền glucose.

Hạ natri máu có thể dẫn đến bệnh não, hạ natri máu cấp tính có các dấu hiệu đặc trưng như đau đầu, buồn nôn, co giật, ngủ lịm, hôn mê, phù não và tử vong.

Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ, bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị thiếu oxy máu và bệnh nhân có bệnh về hệ thần kinh trung ương hoặc chứng khát nhiều tâm sinh có nguy cơ đặc biệt đối với biến chứng này.

Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng định kỳ có thể cần thiết để giám sát những thay đổi trong cân bằng dịch, nồng độ chất điện giải và cân bằng axit-bazơ trong khi điều trị truyền kéo dài hoặc bất cứ khi nào tình trạng bệnh nhân hoặc tốc độ truyền đảm bảo được việc tiến hành những đánh giá như thế.

Thận trọng đặc biệt được khuyến cá

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô, có nhiệt độ không quá 30°C.

Mỗi chai chỉ dùng một lần. Phần không dùng nữa phải hủy bỏ. Dung dịch vô trùng, không có chất gây sốt.

Không được sử dụng nếu chai bị rò rỉ hoặc dung dịch không trong suốt.

Nguồn Tham Khảo

Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Glucose 5%.

Chủ Đề