Hãy kể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời

Câu 1:Em hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ mặt trời và cho biết Trái Đất là hành tinh thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Câu hỏi: Hãy kể tên các hành tinh trong hệ mặt Trời bằng tiếng anh

Trả lời:

1. Sao Thủy: Mercury /ˈmɜː.kjʊ.ri/

2. Sao Kim: Venus /ˈviː.nəs/

3. Trái Đất: Earth /ɜːθ/

4. Sao Hỏa: Mars /mɑːz/

5. Sao Mộc: Jupiter /ˈdʒuː.pɪ.təʳ/

6. Sao Thổ: Saturn /ˈsæt.ən/

7. Sao Thiên Vương: Uranus /ˈjʊə.rən.əs/

8. Sao Hải Vương: Neptune /ˈnep.tjuːn/

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm thông tin về các hành tinh trong hệ Mặt Trời nhé!

1. Hệ mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trờihay Thái Dương Hệ là một hệ hành tinh với mặt trời ở vị trí trung tâm, xung quanh là các thiên thể. Các thiên thể này nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử có kích thước khổng lồ cách đây khoảng 4.6 tỷ năm.

2. Hệ mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?

- Khi sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930, số lượng các hành tinh trong Hệ mặt Trời là 9 nhưng đến cuối những năm 1990, các nhà thiên văn học lại bắt đầu tranh luận về việc "Liệu rằng sao Diêm Vương có phải là một hành tinh hay không?".

- Đến cuối năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã quyết định loại bỏ sao Diêm Vương khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ mặt Trời và chỉ coi nó là một “hành tinh lùn". Điều đó đồng nghĩa với việc, chỉ có 8 hành tinh trong hệ mặt Trời.

- Vào ngày 20/1/2016, các nhà thiên văn học đã đưa ra bằng chứng về sự tồntại của một "Hành tinh thứ 9", có khối lượng nặng gấp khoảng 10 lần khối lượng của Trái đất và gấp 5.000 lần khối lượng của sao Diêm Vương.

- Bên cạnh đó, ngoài các hành tinh thì trong hệ mặt Trời giữa sao Mộc và sao Hỏa có một vành đai có các tiểu hành tinh với đường kính từ vài chục mét tới vài trăm kilômét. Mỗi hành tinh có từ 1 đến 22 vệ tinh, trừ sao Thủy và sao Kim.

- Ngoài ra trong hệ mặt Trời còn có một số sao chổi, gồm một nhân rắn chứa bụi và nước đá với đuôi hơi nước kéo dài tới hàng triệu kilômét quay quanh mặt trời theo quỹ đạo ellip rất dẹt.

3. Khám phá các hành tinh trong hệ mặt Trời

* Sao Thủy

- Sao Thủy có tên tiếng anh là Mercury, đây là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, và chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái Đất một chút. Sao Thủy được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường, có bán kính 2347,7km, khối lượng lên tới 3,3022x1023kg và hình dạng cầu dẹt. Do rất gần với mặt trời nên mặt ban ngày của sao Thủy bị hơ nóng bởi Mặt trời và có lên tới 450oC (840oF). Thế nhưng vào ban đêm, nhiệt độ lại hạ xuống cực thấp, có khi âm đến hàng trăm độ và dưới mức đóng băng. Sao Thủy hầu như không có không khí để có thể hấp thụ các tác động của thiên thạch, do đó bề mặt của nó bị "rỗ" và có nhiều hố lớn, tương tự như mặt trăng. Sao Thủy cũng không có sự biến đổi thời tiết như những hành tinh khác.

- Nhìn từ Trái đất, Sao Thủy có chu kỳ giao hội trên quỹ đạo xấp xỉ 116 ngày, nhanh hơn hẳn so với những hành tinh khác. Và Sao Thủy có trục nghiêng ở độ nghiêng thuộc loại nhỏ nhất khoảng 1/30o, nhưng có độ lệch tâm quỹ đạo lại là lớn nhất.

* Sao Kim

- Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học đã đếm được1.600 ngọn núi lửatrên bề mặt Kim tinh.Ngày dài hơn năm,cấu tạo của sao Kim cũng gần giống như Trái Đất.

- Bên cạnh việc nằm gần mặt trời, một nguyên nhân khác khiến sao Kim có nhiệt độ bề mặt cực kỳ cao, chính là“hiệu ứng nhà kính”.

Áp suất không khí trên bề mặt Sao Kim cực lớn,cao hơn khoảng 90 lần áp suất của mực nước biển trên Trái Đất. Nói cách khác, áp suất trên Kim tinh tương đương với áp suất nước đại dương Trái Đất ở độ sâu 1km.

- Từ Trái Đất có thể nhìn thấy Sao Kim lướt qua Mặt Trời.Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi làsao Hôm(khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn) vàsao Mai(khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh).

* Trái Đất

- Trái Đấtlà hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có các mảng kiến tạo.Mọi người luôn cho rằngTrái đấtlà một hình cầu. Thực tế, điều này chỉ được khoa học chấp nhận vào giữa thế kỷ thứ 6 TCN và thời hiện đại. Còn hiện nay, nhờ có thiên văn học hiện đại và du hành vũ trụ mà các nhà khoa học đã tìm ra rằng Trái đất có hình dạng giống một quả cầu dẹt (được biết đến như hình phỏng cầu dẹt).

- Thành phần cấu tạo của Trái đất hầu hết là sắt, oxy và silic; 70% bề mặt Trái đất là nước. Khí quyển của Trái đất rộng đến 10.000km. Lõi sắt tan chảy của Trái đất tạo ra một từ trường. Trái Đất là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống. Mây giúp điều chỉnh nhiệt độ trên Trái Đất, hiện tượng mặt đất bị sụp xuống có thể thấy rõ từ ngoài không gian.

* Sao Hỏa

- Sao Hỏa hay Hỏa tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt oxide có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do độ nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mon, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ. 

* Sao Mộc

- Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và đây cũng là hành tinh lớn nhất trong 8 hành tinh trong hệ Mặt trời.

- Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, được đặt theo tên của một vị thần cổ đại.

- Có 79 Mặt trăng đang xoay quanh sao Thổ.

- Sao Mộc là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng cực kỳ lớn. Khối lượng của nó bằng một phần nghìn của Mặt Trời, nặng hơn Trái Đất 318 lần và gấp 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.

- Sao Mộc là hành tinh quay nhanh nhất trong Hệ Mặt trời với vận tốc đạt khoảng 12.6km/s.

- Mây trên Sao Mộc chỉ dày khoảng 50km.

- Sao Mộc cũng có vành đai riêng nhưng chúng rất mờ nhạt và khó quan sát.

* Sao Thổ

- Sao Thổ là một hành tinh khổng lồ, đứng thứ 2 trong hệ mặt trời chỉ sau sao Mộc. Với nhiều người đam mê thiên văn, hành tinh này có một sức hút kỳ lạ.

- Thả trong nước có thể nổi:

+ Cấu tạo chủ yếu của sao Thổ gồm khí hydro và heli, đồng nghĩa bạn không thể đứng trên bề mặt sao Thổ như đứng trên bề mặt Trái đất.

+ Các nhà khoa học còn cho rằng sao Thổ có thể nổi nếu thả trong nước vì nó là hành tinh duy nhất trong Hệ mặt trời có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, nhỏ hơn khoảng 30%.

+ Đây cũng là hành tinh có khối lượng riêng nhỏ nhất trong hệ mặt Trời.

- Ngày cực ngắn, năm cực dài:

+ Thời gian sao Thổ quay quanh trục rất nhanh. Ngày nay các nhà khoa học thống nhất 1 ngày trên hành tinh này chỉ mất 10 giờ 32 phút 35 giây.

+ Ngược lại, sao Thổ di chuyển xung quanh mặt trời rất chậm. 1 năm trên sao thổ tính ra bằng khoảng 10.759 ngày Trái đất, khoảng 29,5 năm Trái đất.

+ Sao Thổ hiện có ít nhất 62 vệ tinh tự nhiên, trong đó 53 vệ tinh quay quanh sao Thổ đã được đặt tên, chủ yếu cấu tạo từ đá, methane, ammonia và CO2, trong đó một số vệ tinh được hình thành cùng thời điểm ra đời của sao Thổ.

* Sao Thiên Vương

- Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

- Sao Thiên vương (Thiên vương tinh) ban đầu có tên gọi là Ngôi sao của George, nhằm tôn vinh vua George III của Anh Quốc.

- Sao Thiên vương là hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất hệ Mặt trời với nhiệt độ tối thiểu -224°C.

* Sao Hải Vương

- Sao Hải Vương hiện là hành tinh xa nhất tính từ Mặt Trời do sao Diêm Vương đã không còn được coi là một hành tinh vào năm 2006.

- Sao Hải Vương là một trong những hành tinh khí trong Hệ Mặt trời, nhỏ hơn sao Thiên Vương và có khối lượng gấp 17 lần Trái Đất. Theo NASA, sao Hải Vương tỏa ra nhiều ánh sáng hơn là hấp thụ từ mặt Trời. Mùa hè trên sao Hải Vương kéo dài 40 năm và nhiệt độ trong thời gian này ở khoảng âm 200oC. Sao Hải Vương có 14 Mặt trăng nhưng sao Mộc và sao Thủy còn có nhiều hơn, với lần lượt là 67 và 62 Mặt trăng.

- Tốc độ gió trên sao Hải Vương có thể lên tới hơn 2.000 km/h, khiến nó trở thành hành tinh có gió thổi nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời. Chỉ có tàu vũ trụ Voyager 2 từng đi qua ở tốc độ đủ gần để ghi lại những hình ảnh về hành tinh này.

- Sao Hải Vương có một cơn bão diễn ra liên tục, còn được gọi là Vết Tối lớn, tương tự như Vết Đỏ lớn trên sao Mộc. Điều khiến cơn bão này trở nên bất thường là nó có kích thước bằng Trái Đất.

- Sao Hải Vương cũng có những vành đai như sao Thổ. Những vành đai này được tạo thành từ bụi và băng. Sao Hải Vương là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời với nhiệt độ trung bình là âm 214oC.