Hay phần tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Bài học đầu cho con

Hay phần tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Bài học đầu cho con

Hay phần tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Bài học đầu cho con
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn

PHẦN I/ ĐỌC- HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

“ Quê hương mỗi người đều có


Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích “ Bài học đầu cho con’’ của Đỗ Trung Quân)
Câu 1/ Xác định thể thơ của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2/ Theo văn bản trên, nhà thơ đã ví quê hương với những hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 3/ Theo anh (chị) qua văn bản trên, nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì ? (1,0 điểm) (HS chỉ trả lời ngắn gọn không quá 3 dòng)
Câu 4
/ Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 5/ Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên (0,5 điểm)
PHẦN II/ LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1
/ Từ nội dung của văn bản trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn không quá 10 dòng để trình bày trách nhiệm của thanh niên học sinh với quê hương .(2 điểm)
Câu 2/
/ Em hãy hóa thân thành cô Tấm để kể lại những câu chuyện về cuộc đời của mình từ khi bước ra từ quả thị trở lại cuộc sống làm người . (5,0 điểm)

Hay phần tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Bài học đầu cho con

Phần/ CâuGợi ý đáp ánĐiểm tối đa
Phần I/ Đọc- hiểuCó hai yêu cầu cơ bản cho học sinh - Về kĩ năng

- Về kiến thức

3.0
Câu 1Thể thơ: Thơ 6 chữ0,5
Câu 2 “ Quê hương là dòng sữa mẹ” và ‘Như là chỉ một mẹ thôi”
(Mỗi hình ảnh đúng đạt 0,25)
0,5
Câu 3Tác giả nhắn nhủ: Đối với mỗi chúng ta quê hương cũng một ngườu mẹ, bởi nó đã gắn bó và nuôi nắn tâm hồn ta từ những buổi tấm bé đầu đời. Vậy nên hãy yêu quê hương như cách mà nó đã nâng niu, và đồng hành cùng bạn1,0
Câu 4Biện pháp tu từ: phép điệp (quê hương) / so sánh (Như là chỉ một mẹ thôi)0,5
Câu 5Tác dụng của phép tu từ: Khẳng định/nhấn mạnh tầm của quê hương trong đời sống đối với mỗi con người.0,5
Phần viết văn
[TBODY] [/TBODY]

Câu 1 Yêu cầu : - Nội dung : Khích lệ sự sáng tạo, học sinh tự do thể hiện cảm xúc cái nhìn của mình miễn sao bài văn có tính thuyết phục, tính truyền cảm và đầy đủ các yêu cầu cơ bản cần có ( 1.5) - Hình thức + Bố cục rõ ràng, rành mạch chặc chẽ + Không mắc các lỗi sai cơ bản về ngữ pháp, chính tả(0.5)
Câu 2a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Có sự sáng tạo dựa trên những kiến thức căn cốt có - Ngôi kể thứ nhất, bố cục rõ ràng chặt chẽ. - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, biết miêu tả và biểu cảm khi tự sự. - Văn viết trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp thông thường. - Rất trân trọng những bài viết sáng tạo, phong phú. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể viết sáng tạo theo những cách khác nhau miễn sao hiểu và kể đúng tính cách và chuyện của Tấm theo yêu cầu đề bài.

* Sau đây là là dàn ý mang tính định hướng, gợi ý:

5,0
1. Mở bàiCô Tấm tự kể ngắn gọn về lai lịch của đời mình.0,5
2. Thân bài - Yêu cầu: + Kể với ngôi thứ nhất “ tôi”. + Nắm vững sự phát triển tính cách của cô Tấm trong giai đoạn này: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hiền thảo, đẹp người đẹp nết. Sau đây là định hướng ý: * Từ quả thị bước ra: Cô Tấm xinh đẹp hơn xưa, siêng năng chăm chỉ làm hết mọi công việc nhà để giúp bà lão. (1,0 đ) * Từ lúc bà lão xé quả thị: Cô Tấm trở về cuộc sống làm người, sống hanh phúc bên bà lão bán hàng nước. (1,0 đ) * Nhờ tài khéo léo têm miếng trầu cánh phượng nên Tấm đã gặp lại vua, được chồng rước về cung trở lại làm hoàng hậu và trả thù mẹ con Cám. (2,0 đ)

( Trong quá trình làm bài học khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo theo cách nhìn của mình)

[TBODY] [/TBODY]

. Kết bàiCô Tấm nêu cảm nghĩ của mình khi từ quả thị trở về cuộc sống đời thường của con người (0.5 đ)
[TBODY] [/TBODY]

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Biện pháp tu từ là một nội dung kiến thức rất quan trọng trong môn Ngữ văn mà chúng ta cần nắm rõ bởi chúng được sử dụng hàng ngày trong cả văn nói và văn viết. Vậy biện pháp tu từ có tác dụng gì?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Tác dụng của biện pháp tu từ?

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ hay còn được gọi là biện pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản… trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ra ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện.

Các biện pháp tu từ chúng ta thường sử dụng như biện pháp nhân hóa, biện pháp so sánh, hoán dụ, ẩn dụ…

Các biện pháp tu từ thường gặp

– Biện pháp tu từ so sánh

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gọi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Ví dụ về biện pháp so sánh: Công nhà như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Cô giáo như mẹ hiền; Chậm như rùa…

– Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

– Ví dụ: Những chú chim sơn ca trong trò chuyện rúi rít, ca múa nhạc tưng bừng trên cành cây.

– Biện pháp tu từ hoán dụ

Hoán dụ là tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

Ví dụ: Người đầu bạc tiễn người đầu xanh.

Trong ví dụ trên “người đầu bạc” chính là hình ảnh những người lớn tuổi tóc đã bạc; “người đầu xanh” chính là hình ảnh những người trẻ tuổi có mái tóc đen.

– Biện pháp nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm lẫn với nói khoác hai khái niệm này rất khác nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nói quá chỉ là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.

Ví dụ Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

– Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giá quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

Dấu hiệu nhân biết nói giảm, nói tránh là trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Ví dụ: Ông nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.

“Đã ra đi” là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cho việc đã chết.

– Biện pháp Điệp từ

Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến đến.

Các dạng điệp ngữ hiện nay: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ một vòng).

Ví dụ như sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.

– Biện pháp tu từ Liệt kê

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hiểu một cách khác liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc …Mục đích của biện pháp tu từ liệt kê nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.Đây là biện pháp tu từ hay được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải sự kể dài dòng, rườm rà, lạp lại lặp đi lặp lại trong cách nói và viết cho nên chúng ta nên lưu ý để tránh nhầm lẫn với nhau.

Ví dụ: hiện nay ở nước ta trồng nhiều loại cây khác nhau như: Cây ổi, cây cam, cây đào, cây chuối, cây sầu riêng…

– Biện pháp Tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ như sau: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

“Bán – Mua” là cặp từ tương phản được sử dụng.

Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm. Do những tác dụng như trên mà biện pháp tu từ có ý nghĩa rất lớn đối với văn học và trong cách diễn đạt của cuộc sống thường ngày.

Trên đây là nội dung bài viết về Tác dụng của biện pháp tu từ? Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng biện pháp tu từ rất quan trọng vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ.Chúng tôihi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.