Học sinh yếu là như thế nào?

Đây là những cụm từ có tác động rất tiêu cực đối với những học sinh bị nhận xét mà theo tôi, Bộ GD-ĐT và xã hội nên cân nhắc loại bỏ hoặc thay thế bằng những cách gọi khác mang tính nhẹ nhàng, có tác dụng động viên hơn.

Chúng ta đều biết rằng, bộ não mỗi người là không thể bao trùm hết mọi sự việc, mọi lĩnh vực được. Mỗi học sinh, mỗi cá nhân đều chỉ có thể dành sự tập trung cho một/một số lĩnh vực nhất định nào đó mà thôi. Mà khi đã dành sự tập trung vào một khía cạnh nào đó rồi thì rất khó có thể xuất sắc ở lĩnh vực khác được.

Các em học sinh cũng tương tự, không phải em học sinh nào cũng có cơ hội/môi trường để toàn tâm toàn ý vào việc học hành để có được kết quả học tập cao nhất. Ví dụ như đối với một học sinh quá nghèo thì mối quan tâm cao nhất của các em đó là miếng cơm, cái áo mặc hàng ngày chứ không phải là việc học tập.

Hoặc một học sinh có tư chất rất giỏi nhưng về nhà cha mẹ luôn cãi nhau thì điều mà các em suy nghĩ đó là gia đình chứ không phải là việc học hành. Hoặc một học sinh rất thích vẽ hoặc rất thích âm nhạc thì sẽ không ngạc nhiên nếu các em lơ là và bị điểm thấp ở các môn toán, lý, hóa...

Nhưng trên thực tế, bản thân các em vẫn luôn là những người rất có tiềm năng. Trên thực tế việc này đã được chứng minh, có rất nhiều người khi đi học rất dở nhưng khi đi vào một lĩnh vực cụ thể nào đó [hội họa, kinh doanh, chính trị, âm nhạc, phát minh...] thì lại cực kỳ xuất sắc, thậm chí là thiên tài.

Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào kết quả học tập của một môn học hoặc kết quả học tập mà đưa ra nhận xét, chỉ trích [đặc biệt là ở nơi đông người] rằng một học sinh nào đó là "yếu, kém, dốt" thì những nhận xét đó là rất nguy hiểm. Đầu tiên nó sẽ khiến cho người học sinh ấy trở nên mặc cảm mà thu hẹp lại, tiếp sau đó là chán nản việc học bởi có cảm giác bị bỏ rơi. Một học sinh có sức học tốt, tối về cha mẹ cãi nhau rất có thể sẽ chán nản mà bỏ bê học hành vài ngày, nếu sau đó lên lớp trả bài không được, giáo viên chỉ trích, cho rằng em yếu, kém, dốt thì việc em muốn rời xa trường học là rất cao.

Bởi tất cả các lẽ đó, tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu và cấm sử dụng những cách gọi, cách nhận xét, đánh giá nói trên trong môi trường giáo dục nước ta. Thay vào đó thì chúng ta sẽ sử dụng cách phân hạng giống như ở một số quốc gia khác chẳng hạn. Ví dụ như phân hạng học tập theo bảng chữ cái: A-B-C-D-E...Đó là một chi tiết rất nhỏ, rất nhỏ thôi nhưng có tác động mạnh mẽ tới sự phấn đấu và duy trì niềm tin ở một bộ phận không ít các em học sinh, sinh viên của chúng ta.

Hướng dẫn xếp loại học sinh THPT

Cách xếp loại học lực cấp 3 năm 2022. Trong hoạt động giáo dục, xếp loại học lực là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của học sinh.

Từ năm học 2022-2023, theo lộ trình của Bộ giáo dục và đào tạo học sinh lớp 10 sẽ thực hiện đánh giá học lực và hạnh kiểm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT do năm 2022-2023, lớp 10 sẽ tiến hành cải cách, sử dụng bộ sách giáo khoa mới. Đối với các khối lớp còn lại vẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm theo quy định tại Thông tư 26. Mời các bạn tham khảo các quy định qua bài viết dưới đây.

Cách xếp loại học lực THPT

  • 1. Cách xét điểm, học sinh giỏi cấp 3 2022
    • Cách xét điểm, học sinh giỏi cấp 3 2022 theo Thông tư 26
    • Cách xét điểm, học sinh giỏi cấp 3 2022 theo Thông tư 22
  • 2. Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 22
  • 3. Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 26
    • 1. Cách xếp loại học lực cấp 3 theo thông tư 26
    • 2. Cách xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT
    • 3. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực:
    • 4. Cách xét công nhận danh hiệu học sinh

Năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục đào tạo đã có những quy định mới về cách đánh giá, tính điểm, cách xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT: không còn xếp loại học lực, hạnh kiểm. Thay vào đó Thông tư 22 nêu rõ 2 hình thức đánh giá các môn học gồm: Đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số.

1. Cách xét điểm, học sinh giỏi cấp 3 2022

Cách xét điểm, học sinh giỏi cấp 3 2022 theo Thông tư 26

- Loại Giỏi:

  • Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên. Điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên. Đối với học sinh lớp chuyên trường THPT phải đáp ứng điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên.
  • Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Đ trở lên.

Cách xét điểm, học sinh giỏi cấp 3 2022 theo Thông tư 22

Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 [một] trong 04 [bốn] mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

- Mức Tốt:

  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

2. Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 22

1.1. Hạnh kiểm

Theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, nhà trường sẽ chỉ được đánh giá về kết quả rèn luyện và kết quả học tập. Trong đó, kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá “căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.”

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được quy định theo các mức: Tốt, khá, đạt và chưa đạt.

1.2. Học lực

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

- Điểm trung bình môn học kì [sau đây viết tắt là ĐTBmhk] đối với mỗi môn học được tính như sau:

ĐTBmhk =

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck

Số ĐĐGtx+ 5

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm [viết tắt là ĐTBmcn] được tính như sau:

ĐTBmcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

ĐTBmhkI Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 [một] trong 04 [bốn] mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a] Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

b] Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

c] Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 [một] môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 [sáu] môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d] Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 26

1. Cách xếp loại học lực cấp 3 theo thông tư 26

Tiêu chuẩn xếp loại học lực học sinh trung học phổ thông [cấp 3] được quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm Thông tư 58, sửa đổi đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:

Xếp loại giỏi nếu có đủ các tiêu chuẩn:

- Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 01 trong 03 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường trung học phổ thông [THPT] chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại đạt.

Xếp loại khá nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 01 trong 03 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại đạt.

Xếp loại trung bình nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 01 trong 03 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại đạt.

Xếp loại yếunếu điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

Xếp loại kém nếu thuộc các trường hợp còn lại.

Lưu ý:

- Nếu điểm trung bình [ĐTB] học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức của từng loại giỏi hoặc loại khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

- Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình thì được điều chỉnh xếp loại khá.

- Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.

- Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung.

- Nếu ĐTB học kỳ hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại yếu.

Ngoài ra, đối với học sinh khuyết tật, việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Đồng thời, kết quả giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập [căn cứ khoản 6 Điều 1 Thông tư 26].

Công cụ tính điểm trung bình cả năm

2. Cách xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT

Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm Thông tư 58, hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 04 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học.

Trong đó, cũng theo Quy chế này, tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh được quy định tại Điều 4 như sau:

1. Loại tốt:

a] Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

b] Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

c] Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

d] Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

đ] Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

e] Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

g] Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

2. Loại khá:

Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

3. Loại trung bình:

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

4. Loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

a] Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

b] Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

c] Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

d] Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Trong các tiêu chuẩn xếp loại học lực trên, học sinh cần lưu ý về các hành vi như: Vô lễ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử; đánh nhau, gây rối trật tự trong hoặc ngoài nhà trường... để không bị đánh giá hạnh kiểm yếu.

Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học sẽ chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh [theo Điều 3 Quy chế]. Vì vậy, nếu học kỳ I học sinh có kết quả xếp loại hạnh kiểm chưa tốt thì vẫn có thể cố gẳng ở kỳ II để cải thiện xếp loại hạnh kiểm.

3. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực:

3.1 Cách tính điểm:

a. Điểm trung bình học kỳ [ĐTB HK]

  • Điểm trung bình các bài kiểm tra [ĐTB kt] là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số [không tính điểm kiểm tra học kỳ].
  • Điểm trung bình môn học kỳ [ĐTB mhk] là trung bình cộng của 2 lần điểm trung bình các bài kiểm tra [ĐTB kt] và điểm kiểm tra học kỳ [ĐKT hk]:

Điểm trung bình các môn học kỳ: Là trung bình cộng của các ĐTB mhk sau khi đã tính hệ số.

b. Điểm trung bình cả năm [ĐTB mcn] là trung bình cộng của ĐTB mhkI với 2 lần ĐTB mhkII

Điểm trung bình các môn học cả năm [ĐTB cn]:

Các điểm trung bình chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân

3.2 Tiêu chuẩn xếp loại học lực:

  • Loại giỏi: ĐTB các môn đạt từ 8 trở lên, không có ĐTB nào đạt dưới 6,5.
  • Loại khá: ĐTB các môn đạt từ 6,5 đến 7,9, không có ĐTB nào đạt dưới 5,0.
  • Loại trung bình: ĐTB các môn đạt từ 5 đến 6,4, không có ĐTB nào đạt dưới 3,5.
  • Loại yếu: ĐTB các môn đạt từ 3,5 đến 4,9, không có ĐTB nào đạt dưới 2,0.
  • Loại kém: các trường hợp còn lại.

Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém là cho học sinh bị xếp loại học lực xuống từ 2 bậc trở lên thì học sinh được chiếu cố chỉ xuống 1 bậc.

4. Cách xét công nhận danh hiệu học sinh

Căn cứ khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT việc xét công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến được quy định như sau:

- Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.

- Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

- Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

Như vậy, việc công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến sẽ được căn cứ vào xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh. Học sinh phải đồng thời đạt hạnh kiểm tốt và học lực giỏi thì mới đạt học sinh giỏi. Các trường hợp học lực giỏi nhưng hạnh kiểm khá hoặc học lực khá hạnh kiểm tốt thì chỉ được học sinh tiên tiến.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.

  • Cách xếp loại học lực cấp 2
  • Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học

Chủ Đề