Hướng dẫn cài macosx lên máy tính windows

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Bài viết này đã được xem 24.325 lần.

Trong bài viết này, wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách chạy macOS High Sierra trên máy tính dùng cho hệ điều hành Windows. Để làm vậy, bạn sẽ phải tải về ứng dụng Unibeast. Ngoài ra, bạn cần có máy Mac, máy tính hỗ trợ hệ điều hành Windows và một ổ cứng trống.

  1. Để chạy được macOS High Sierra, máy tính sử dụng hệ điều hành Windows phải được trang bị bộ vi xử lý Intel i5 hoặc i7 và có ít nhất 2GB RAM. Để kiểm tra những thông số này, bạn có thể làm như sau:
    • Mở Start .
    • Gõ system information (thông tin hệ thống).
    • Nhấp vào mục System Information ở đầu trình đơn.
    • Nhìn vào tên của bộ vi xử lý ở phía bên phải của đề mục "Processor" (Bộ vi xử lý).
    • Cuộn xuống và kiểm tra thông số nằm bên phải đề mục "Installed Physical Memory" (Bộ nhớ đã được cài đặt).
  2. Đó là thông tin kế bên đề mục "BIOS Mode" (Chế độ BIOS) trong trình đơn System Information. Bạn hãy kiểm tra xem đó là "UEFI" hay "BIOS" và ghi nhớ thông tin này cho các thao tác sau.
    • Lúc này, bạn đã có thể đóng trình đơn System Information.
  3. Xác định phiên bản của máy tính. Có hai loại máy tính: 32-bit và 64-bit. Để cài đặt macOS, máy tính của bạn phải hỗ trợ hệ điều hành 64-bit.
  4. máy này phải tải được macOS High Sierra.
    • Nếu chiếc Mac đó không thể chạy macOS High Sierra thì bạn sẽ phải dùng một chiếc khác có khả năng làm được việc này.
  5. Để cài đặt macOS High Sierra trên máy tính chạy Windows, bạn cần những phần cứng sau:
    • Ổ USB – USB này cần có dung lượng ít nhất 16 GB.
    • Ổ cứng trống - Ổ cứng dự phòng này cần có dung lượng ít nhất 100 GB (bạn sẽ cài đặt mac OS ở đây, do đó, dung lượng của nó càng lớn càng tốt).
    • Bộ chuyển đổi USB-C – Nếu trên máy Mac không có cổng USB truyền thống thì bạn sẽ cần đến bộ chuyển đổi từ USB-C sang USB-3.0. Quảng cáo
  1. Đó là https://www.tonymacx86.com/. Hãy đảm bảo là bạn đang vào bằng máy Mac bởi thư mục sẽ tải sai ứng dụng nếu bạn làm vậy trên máy tính chạy hệ điều hành Windows rồi mới chuyển qua máy Mac.
  2. Một trình đơn mới sẽ xuất hiện ở ngay đầu trang.
  3. Đảm bảo rằng bạn có thể vào email này một cách dễ dàng – bạn sẽ phải đăng nhập và xác minh địa chỉ email ở bước sau.
  4. Lúc này, bạn sẽ được chuyển đến trang tạo tài khoản.
  5. * Name (Tên) — Nhập tên bạn muốn dùng cho tài khoản của mình.
    • Password (Mật khẩu) — Nhập mật khẩu bạn muốn dùng để đăng nhập.
    • Confirm Password (Xác nhận mật khẩu) — Nhập lại mật khẩu bạn vừa nhập ở trên.
    • Date of Birth (Ngày sinh) — Chọn ngày tháng năm sinh của bạn.
    • Location (Quốc gia) — Nhập tên nước của bạn.
  6. Chọn hộp "I agree to the terms and rules" (Tôi đồng ý với các điều khoản và quy định) ở gần cuối trang.
  7. Nhấn vào nút Sign up (Đăng ký) ở cuối trang để tạo tài khoản và gửi email xác nhận đến địa chỉ email mà bạn đã cung cấp ở trên.
  8. Hãy đăng nhập vào địa chỉ email mà bạn đã dùng để đăng ký tài khoản. Để mở được hộp thư này, có thể bạn sẽ phải đăng nhập bằng địa chỉ email và mật khẩu.
  9. Bạn hãy nhấp vào liên kết nằm bên dưới dòng chữ "Confirm Account" (Xác nhận tài khoản) ở giữa email. Lúc này, bạn sẽ được chuyển về lại trang tải xuống của Unibeast.
  10. Lúc này, trang Downloads sẽ xuất hiện.
    • Nếu chỉ xuất hiện một trình đơn thả xuống, bạn hãy nhấp vào thẻ Downloads thêm lần nữa.
  11. Hãy đảm bảo là bạn đã nhấp vào phiên bản Unibeast kế bên số lớn nhất.
    • Chẳng hạn như, phiên bản mới nhất của Unibeast vào thời điểm của bài viết này, tháng Năm 2018, là 8.3.2.
  12. Nhấn vào nút Download Now (Tải xuống ngay) ở góc trên bên phải của trang để tải Unibeast về chiếc Mac của bạn.
  13. Được cung cấp trên cùng một trang với Unibeast, Multibeast cho phép bạn cài đặt trình điều khiển để sử dụng được những thiết bị/tiện ích như loa máy tính, mạng internet,...
    • Nhấp đúp lần nữa vào thẻ Downloads.
    • Nhấn Multibeast - High Sierra 10.2.0
    • Nhấp vào nút Download Now ở góc trên bên phải của trang. Quảng cáo
  1. Mở cửa hàng ứng dụng App Store trên máy Mac. Từ thanh công cụ Dock, bạn hãy nhấp vào biểu tượng ứng dụng App Store có hình chữ "A" màu trắng trên nền màu xanh.
  2. Gõ high sierra vào thanh tìm kiếm và nhấn ⏎ Return.
  3. Nhấp vào nút Download (Tải xuống) nằm ở phía bên phải của biểu tượng High Sierra để bắt đầu tải chương trình cài đặt về máy Mac.
  4. Mở chương trình tìm kiếm Finder bằng cách nhấp vào biểu tượng hình khuôn mặt màu xanh trên thanh công cụ Dock.
  5. Chương trình này sẽ có tên là "Install macOS High Sierra" hay tương tự và có hình một dãy núi. Để tiếp tục, chương trình cài đặt phải có mặt trong thư mục Applications.
    • Nếu không có, bạn hãy thử tải lại High Sierra. Quảng cáo
  1. Đây là USB có dung lượng tối thiểu 16GB mà bạn sẽ dùng để cài đặt macOS High Sierra vào máy tính.
    • Nếu máy Mac không có cổng USB truyền thống, trước tiên, bạn sẽ phải kết nối bộ chuyển đổi từ USB-C sang USB-3.0.
  2. Mở Spotlight bằng cách nhấp vào biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải của màn hình. Một thanh tìm kiếm sẽ xuất hiện.
  3. Một hộp mới sẽ xuất hiện.
  4. Hộp này nằm ở chính giữa của hộp vừa được mở ở trên. Trình đơn Format sẽ được thả xuống.
  5. Hộp này nằm ngay dưới hộp "Format".
  6. Lúc này bạn đã có thể tiếp tục với việc tạo ổ cài đặt. Quảng cáo
  1. Nhấp đúp vào thư mục Unibeast để giải nén và mở nó.
  2. * Nếu Mac đang chạy từ macOS Sierra trở lên, để làm tiếp, bạn sẽ phải xác thực cài đặt Unibeast.
  3. Nút này nằm ở góc dưới bên phải của bốn trang đầu tiên trong cửa sổ thiết lập của Unibeast.
  4. Để chọn USB, bạn hãy nhấp vào tên của nó.
  5. Mục High Sierra sẽ nằm ở giữa trang.
  6. Lựa chọn của bạn sẽ phụ thuộc vào việc máy tính chạy Windows sử dụng bo mach chủ UEFI- hay BIOS-:
    • UEFI — Nhấp vào UEFI Boot Mode (Chế độ khởi động UEFI) rồi nhấn Continue.
    • BIOS — Nhấp vào Legacy Boot Mode (Chế độ khởi động Legacy), rồi nhấn Continue.
  7. Chọn hộp nằm kế bên Inject [tên card] để chọn thiết lập card đồ họa mong muốn của bạn.
    • Nếu card đồ họa hỗ trợ mac OS High Sierra theo mặc định thì bạn hãy bỏ qua bước này.
  8. Lúc này, bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu máy Mac.
  9. Đó là mật khẩu mà bạn vẫn dùng để đăng nhập vào máy Mac.
  10. Sau khi cài đặt hoàn tất, USB sẽ sẵn sàng cho việc cài đặt macOS High Sierra lên PC của bạn. Trong lúc chờ đợi, bạn nên thay đổi thứ tự khởi động của máy tính chạy Windows. Quảng cáo
  1. Vào trang thiết lập BIOS hoặc UEFI của máy tính. Dù không đồng nhất ở các máy tính khác nhau nhưng nhìn chung, thường thì bạn sẽ phải khởi động lại máy tính rồi liên tục nhấn một phím nào đó (chẳng hạn như Del) ngay khi máy tính bắt đầu khởi động.
  2. Thường thì phần này nằm ở trang BIOS chính. Tuy nhiên, có khả năng bạn sẽ phải dùng phím mũi tên để điều hướng qua thẻ "Boot" (Khởi động) hoặc "Advanced" (Nâng cao).
    • Phần "Boot Order" không giống nhau giữa các BIOS. Nếu không thể tìm được trang này, hãy tham khảo tài liệu của bo mạch chủ hoặc tra cứu trực tuyến dòng máy tính để tìm chỉ dẫn trực tiếp dành cho trang BIOS của bạn.
  3. Bạn hãy dùng phím mũi tên để chuyển thanh nháy xuống mục Removable Devices.
    • Ở một số trang, phần này có thể được đặt tên là USB Devices (Thiết bị USB) hay tương tự (chẳng hạn như Peripherals – Thiết bị ngoại vi).
  4. Thường thì ở đây bạn sẽ phải nhấn phím + trong lúc vị trí khởi động mà bạn muốn dùng đang được chọn cho đến khi vị trí này được chuyển đến đầu danh sách "Boot Order".
    • Bạn có thể kiểm tra lại xem phím cần dùng là gì trong phần chú giải thường được đặt ở phía bên phải hoặc cuối trang BIOS.
  5. Tìm phím mà bạn sẽ phải nhấn để lưu thay đổi và thoát khỏi BIOS ở phần chú giải phía bên phải của trang và nhấn vào phím đó để chuyển đổi thứ tự ưu tiên khởi động của máy tính chạy hệ điều hành Windows sao cho khi được cắm vào máy, USB cài đặt sẽ được chọn làm điểm khởi động.
    • Có thể bạn sẽ phải nhấn phím khác để xác nhận lựa chọn này. Quảng cáo
  1. Về sau bạn sẽ phải dùng đến Multibeast. Do đó, lưu trữ sẵn trên USB sẽ khiến cho mọi việc trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
  2. Vào Finder, nhấp vào biểu tượng ⏏ Eject (Thoát) nằm bên phải tên của USB ở góc trên bên trái cửa sổ Finder. Lúc này, bạn đã có thể rút USB khỏi máy.
    • Hãy đảm bảo là Unibeast đã được cài đặt xong trước khi thực hiện.
  3. Thường thì máy tính sẽ tắt sau màn hình từ một đến hai giây.
  4. Thường thì chúng sẽ vừa vặn với cổng USB trên máy tính của bạn.
  5. Nhấn nút Power. Khi có cơ hội, máy tính sẽ chọn USB mà bạn vừa cắm vào làm vị trí khởi động.
  6. Bạn sẽ được chuyển đến trang cài đặt tiếp theo.
  7. Nút này nằm ở góc dưới bên phải của trang.
  8. Nút này sẽ xuất hiện ở đầu màn hình.
  9. Một trình đơn sẽ được thả xuống.
  10. Bạn hãy đổi những trường sau:
    • Format — Nhấp vào hộp xổ xuống rồi chọn Mac OS X Extended (Journaled)
    • Scheme — Nhấp vào hộp xổ xuống rồi chọn GUID Partition Map
  11. Giờ thì bạn đã có thể tiến hành cài đặt macOS High Sierra trên ổ cứng.
  12. Ổ cứng sẽ được chọn làm vị trí cài đặt và quá trình cài đặt macOS High Sierra cũng được bắt đầu.
  13. Thường thì sẽ mất khoảng 15 phút.
  14. Bạn sẽ được yêu cầu nhập một số thông tin cụ thể, chẳng hạn như tên, mật khẩu, ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng, nơi ở, v.v. Sau khi quá trình thiết lập này được hoàn tất, phần mềm của macOS sẽ được thiết lập trọn vẹn trong máy tính chạy Windows của bạn. Quảng cáo
  • Mở Finder, nhấp vào tên USB mà bạn đã cài đặt macOS High Sierra. Cửa sổ của USB đó sẽ được mở trong Finder.
  • Hãy chọn hộp "Clover UEFI Boot Mode" nếu bạn đã chọn chế độ khởi động UEFI cho bo mạch chủ trong quá trình tạo công cụ Unibeast hoặc chọn hộp "Clover Legacy Boot Mode" nếu bạn đã dùng chế độ khởi động legacy.
  • Nhấp vào tiêu đề mục âm thanh hiện tại ở giữa cửa sổ để mở rộng nó và chọn hộp kế bên tên nhà cung cấp hệ thống âm thanh máy tính của bạn.
  • Nhấp vào tên card internet của bạn rồi chọn hộp kế bên tên trình điều khiển.
  • Chọn hộp kế bên tên card đồ họa của máy tính. Tiếp đó, chọn hộp "Fixup" dành cho nhà sản xuất card đồ họa của bạn.
  • Chẳng hạn như, để cài đặt trình điều khiển cho card NVIDIA, bạn sẽ chọn cả hộp "NVIDIA Web Drivers Boot Flag" và hộp "NVIDIA Graphics Fixup".
  • Để trống tùy chọn "Inject".
  • Nhấp vào hộp "Select Install Drive" (Chọn ổ cài đặt) ở phía bên phải của cửa sổ. Tiếp đó, nhấp vào tên ổ macOS trong trình đơn được thả xuống.

Khi hoàn thành, bạn sẽ sử dụng được hệ điều hành macOS trên PC mà không gặp phải vấn đề đáng kể nào: