Khách hàng của luật sư gọi là gì

Luật sư là gì? Quy trình để trở thành Luật sư tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của Luật sư? Bài viết dưới đây LawKey sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin cần biết về Luật sư là gì tại Việt Nam như sau:

1. Luật sư là gì? 

Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức [sau đây gọi chung là khách hàng].

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Nguyên tắc hành nghề Luật sư

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

3. Quy trình trở thành Luật sư tại Việt Nam

Căn cứ Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, trở thành Luật sư tại Việt Nam bao gồm các quy trình như sau:

3.1. Tiêu chuẩn Luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

3.2. Điều kiện trở thành Luật sư

Để trở thành Luật sư, bao gồm những điều kiện như sau:

a] Có bằng cử nhân Luật

Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.

Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm: Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm:

– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

– Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

b] Tập sự hành nghề Luật sư

Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành nghề Luật sư, người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư [công ty Luật, văn phòng Luật sư].

Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là mười hai tháng, tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư, trừ những người sau đây được giảm thời gian tập sự:

– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

c] Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

d] Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư.

3.3. Gia nhập Đoàn Luật sư

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:

– Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.

4. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư

Theo Điều 21 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 Luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

4.1. Quyền của Luật sư

Luật sư có các quyền sau đây:

– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

– Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

– Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

– Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

– Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

– Các quyền khác theo quy định của Luật này.

4.2. Nghĩa vụ của Luật sư

Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

– Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;

– Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

– Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

– Thực hiện trợ giúp pháp lý;

– Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Trên đây là nội dung bài viết: Luật sư là gì? Quy trình trở thành Luật sư tại Việt Nam, LawKey gửi tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp và cung cấp dịch vụ.

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức [gọi chung là khách hàng]. Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.

Sách báo tiếng Việt đầu thế kỷ 20 còn dùng danh từ trạng sư hoặc thày kiện như đồng nghĩa với luật sư.

Người có đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên muốn được hành nghề luật sư. Điều kiện, tiêu chuẩn tùy theo quốc gia mà có sự khác nhau nhưng nhìn chung thì phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư nhất định.

Chứng chỉ hành nghề được cấp sau khi người theo học lớp luật sư phải trải qua một thời gian tập sự [trừ những đối tượng được miễn thời gian tập sự] phải qua một kỳ thi sát hạch để trở thành luật sư chính thức.

Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như: giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán và có lòng tốt

Các môn học phù hợp với nghề luật sư: Lịch sử, toán học, Logic học, Giám định tư pháp, Y khoa, tâm lý học, ngoại ngữ và hùng biện

Ở một số nước, luật sư được đào tạo ở Khoa luật của một số trường đại học trong nước. Trong đó, sinh viên sẽ phải hoàn thành đến cấp bậc tương đương Cử nhân của Việt Nam hoặc cao hơn là Thạc sĩ. Để trở thành luật sư, những người này cũng có thể phải trải qua một số kỳ thi nâng cao, chương trình đánh giá và thời gian học việc tại những ở quan được chỉ định của nhà nước.

Tại một số nước khác, đặc biệt là tại Anh và Mỹ, luật sư được đào tạo tại các trường Luật. Tại Mỹ và Canada, đều có cơ quan quyết định trường Luật nào được phê duyệt việc một người trở thành luật sư. Hầu hết các trường Luật này đều thuộc một trường đại học nào đó, tuy vậy cũng có một số trường Luật là viện, trường độc lập. Rất nhiều chương trình đào tạo tại những trường Luật này cho phép học viên đọc lên những cấp bậc cao hơn như Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật.

Theo Luật Luật sư năm 2006 [1] [đã được sửa đổi bởi Luật luật sư sửa đổi 2012 [2]], người tốt nghiệp đại học luật muốn trở thành luật sư sẽ phải tham dự khóa đào tạo nghề luật sư trong thời gian 12 tháng. Người hoàn thành khoá học sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Một số người có đủ tiêu chuẩn nhất định thì được miễn học khóa đào tạo này, ví dụ: người có học vị Tiến sĩ luật, người đã từng là Thẩm phán, người đã là giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật... Hiện tại, Học viện tư pháp [trực thuộc Bộ Tư pháp] là nơi duy nhất đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam.

Những người đã có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư [và những người được miễn học khóa đào tạo nghề luật sư], nếu muốn hành nghề phải tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư [Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật], dưới sự hướng dẫn của một Luật sư, và phải đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư tỉnh/thành phố nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự. Thời gian tập sự là 12 tháng. Một số người có đủ tiêu chuẩn nhất định thì được miễn tập sự [ví dụ: người có học vị Tiến sĩ luật] hoặc giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư [ví dụ: giảng viên luật].

Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự hành nghề luật sư phải tham dự và vượt qua cuộc kiểm tra kết quả tập sự để được xét cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư phải nộp hồ sơ lên Bộ Tư pháp để xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp.

Người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư để được cấp Thẻ luật sư. Thẻ luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp; trước Luật Luật sư năm 2006, thẻ luật sư do Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên cấp. Một người chỉ được chính thức coi là luật sư khi có Thẻ luật sư.

  1. ^ Luật Luật sư 2006
  2. ^ Luật Luật sư sửa đổi 2012

  • Cổng thông tin điện tử Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Luật sư.
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Luật Luật sư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luật_sư&oldid=66242579”

Video liên quan

Chủ Đề