Không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu?

Ngày nay, khi mà việc di chuyển bằng xe ô tô, xe máy đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, thì việc học bằng lái ô tô , xe máy là điều quan trọng. Không chỉ là để đảm bảo có kiến thức , kỹ thuật lái xe an toàn mà còn tránh bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Câu hỏi lái ô tô không có bắng lái bị phạt bao nhiêu? Đi xe máy không có bằng phạt bao nhiêu? là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc.

Không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu?

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định thì mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang theo hoặc không có Giấy phép lái xe ( Bằng lái) như sau:

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô

- Trường hợp người điều khiển xe moto quên không mang bằng lái: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì có thể được cho phép khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ).

- Trường hợp không có bằng lái :

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Đối với người điều khiển xe ô tô

- Trường hợp quên không mang bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Trừ trường hợp có  bằng lái xe quốc tế nhưng không mang theo bằng lái xe quốc gia).

- Trường hợp không có bằng lái xe thì bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Chú ý rằng, mức phạt trên áp dụng đối với người điều khiển xe là chủ phương tiện vi phạm. Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100 thì phạt cả chủ phương tiện về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông” với mức phạt quy định như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Trên đây là thông tin về hình thức và mức độ xử lý hành chính nếu bạn ra ngoài điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không tuân thủ quy định, không mang theo giấy phép lại xe hoặc không có giấy phép lại xe, rất mong sẽ hữ ích để bạn hiểu và tuân thủ đầy đủ, tránh bị xử phạt đáng tiếc nhé.

Hãy luôn tuân thủ quy định pháp luật về các giấy tờ cần có khi tham gia giao thông và hãy tham gia giao thông một cách văn minh , văn hóa bạn nhé.

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông thì người điều khiển xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,... Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

- Đăng ký xe

- Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định

Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau. Cụ thể:

HạngLoại xeA1Xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh từ 50 -> dưới 175 cm³A2Xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh từ 175 cm³ trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1A3Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tựA4Máy kéo có trọng tải đến 1.000 kgB1Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kgB2CXe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2DXe ô tô chở người từ 10 - 39 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. CEXe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D FB2Xe hạng B2 kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toaFDXe hạng D kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toaFEXe hạng E kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toaFCXe hạng D kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.

 

2. Không có giấy phép lái xe máy, ô tô bị phạt bao nhiêu tiền 

Không có giấy phép lái xe được hiểu như thế nào?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Khi tham gia giao thông, chủ điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe. Nếu không có sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Xem thêm: Không có bằng lái xe gây tai nạn sẽ bị phạt tiền hay phạt tù?

 

2.1. Mức phạt đối với xe ô tô

- Trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lai xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

 

2.2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy

- Trường hợp không có giấy phép lái xe:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xe lanh dưới 175 cm³

Theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên.

Theo điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

Theo điểm c khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

 

3. Không có bằng lái xe có bị Cảnh sát giao thông giam xe hay không?

Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm

Nội dung này được ghi nhận như sau:

"1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;"

Như vậy, nếu cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì cảnh sát giao thông có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

 

4. Bằng lái xe nào có thời hạn, loại bằng nào không có thời hạn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Trong đó, bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.

- Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;

(Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);

- Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;

- Bằng C, D, E, FB2, FC, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Như vậy, trừ bằng cấp cho người điểu khiển xe mô tô hái bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.

Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư này, đối với người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng thì sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể:

- Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết

- Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình, nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của vấn đề. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ giải đáp xin vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua số điện thoại 1900.6162. Rất mong nhận được sự hợp tác. Xin trân trọng cảm ơn!