Lãi suất vpbank tháng 1 2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – VPB) vừa thông báo biểu lãi suất huy động mới dành cho khách hàng cá nhân, áp dụng từ ngày 14/11/2022. Trong đợt điều chỉnh này, ngân hàng tăng lãi suất cho các khoản tiền gửi nhỏ.

Cụ thể, đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng, lãi suất huy động ở mức tối đa cho phép 6%/năm và không phân biệt số tiền gửi. Trước đó, khách hàng gửi số tiền dưới 300 triệu, kỳ hạn 1 tháng chỉ được áp dụng lãi suất 5,6-5,8%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 5,7-5,9%/năm.

Ngoài ra, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng của ngân hàng cũng tăng thêm 0,2-0,4%/năm lên 8,3-8,5%/năm (tại quầy) và 8,4-8,6%/năm (online). Khách hàng gửi số tiền dưới 10 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng tại VPBank sẽ được hưởng lãi suất 8,3%-8,4%/năm trong khi trước đó phải đạt điều kiện từ 50 tỷ đồng.

Tương tự, các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, VPBank cũng tăng thêm 0,2-0,4 điểm % cho các khoản tiền gửi nhỏ (dưới 10 tỷ đồng).

Hiện lãi suất tiết kiệm cao nhất của VPBank là 9%/năm, áp dụng cho khách hàng ưu tiên gửi tiết kiệm theo hình thức online, kỳ hạn từ 18 tháng, không phân biệt số tiền gửi. Trong khi với khách hàng thông thường, lãi suất cao nhất là 8,9%/năm.

VPBank cũng tăng đáng kể lãi suất dành cho sản phẩm tiết kiệm gửi góp. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng theo hình thức này được hưởng lãi suất tới 8,1%/năm.

Không chỉ tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn mà VPBank cũng tăng mạnh lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thời gian gần đây. Khách hàng duy trì số dư bình quân trên tài khoản thanh toán từ 500 triệu đồng/tháng sẽ được áp dụng lãi suất tối đa theo quy định là 1%/năm.

Lãi suất vpbank tháng 1 2023
Biểu lãi suất cũ của VPBank chia các mốc tiền gửi: 300 triệu đồng,  3 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, 50 tỷ đồng. Trong khi biểu lãi suất mới chỉ có 3 mốc: 3 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, 50 tỷ đồng. 

Như vậy, trong nhóm các ngân hàng lớn, hiện VPBank là một trong những nhà băng có lãi suất cao nhất.

Ngoài VPBank, một ngân hàng tư nhân lớn khác cũng có lãi suất cao nhất 9%/năm là SHB. Theo thay đổi từ ngày 5/11, khách hàng gửi tiết kiệm online ở SHB kỳ hạn từ 36 tháng sẽ được áp dụng 9%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,7%/năm và kỳ hạn 6 tháng là 8,4%/năm.

Trong khi đó, Techcombank và MB cùng có lãi suất cao nhất là 8,7%/năm. Cụ thể với Techcombank, để đạt được lãi suất này, khách hàng gửi phải đáp ứng điều kiện là khách VIP, gửi mới kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Còn tại MB, lãi suất cao nhất 8,7%/năm dành cho  khách hàng khu vực miền Trung, miền Nam và kỳ hạn khá dài (5 năm). Đối với các kỳ hạn ngắn, chẳng hạn như 6 tháng, lãi suất cao nhất của MB mới chỉ 7,7%/năm.

Sacombank thì có lãi suất cao nhất là 8,15%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng và tham gia bảo hiểm. Khách hàng không tham gia bảo hiểm sẽ có lãi suất cao nhất là 8%/năm (gửi online, kỳ hạn 24 tháng hoặc 36 tháng). 

Như VnEconomy đã đưa, Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chính thức điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 23/9/2022.

Đáng chú ý, ngay trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới với nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép.

Cụ thể, biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 23/9 của SCB đã được điều chỉnh tăng mạnh ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Trong đó, lãi tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm cho phép. Tương tự, lãi tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng trước đó được SCB trả lãi suất ở mức 4%/năm, thì hiện cũng tăng lên 4,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2-5 tháng.

ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố biểu lãi suất huy động mới với lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 1 – 3 tháng đã tăng lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, áp dụng cho gói ‘’Tài Lộc’’, lĩnh lãi cuối kỳ. Trước đó, mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn này là 4%/năm.

Tương tự, kể từ 23/9, SHB áp dụng biểu lãi suất mới. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đều tăng 0,8 – 0,9 điểm phần trăm so với trước. Theo đó, các mức lãi suất này dao động trong khoảng 4,4 – 4,8%/năm.

Kết quả từ 23/9 đến nay, một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng gồm: Kienlongbank, Eximbank, Vietcapital Bank, BacABank, VPBank....

Trong khi các ngân hàng tư nhân đã đồng loạt tăng lãi suất, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) vẫn chưa có thông báo mới. Hiện đối với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất của nhóm này chỉ ở mức 3,1-3,4%/năm.

Lãi suất vpbank tháng 1 2023

Tại báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, tính tới ngày 14/9, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng lần lượt 0,44 điểm phần trăm và 0,51 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh tăng chậm hơn đáng kể, lần lượt ở mức 0,03 điểm phần trăm và 0,07 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất điều hành, room tín dụng vừa được điều chỉnh, tăng trưởng tiền gửi chậm trong 7 tháng đầu năm... nhóm phân tích tại VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022.

"Lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5 điểm phần trăm từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại (bình quân) sẽ tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022", nhóm nghiên cứu dự báo.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, trong khi các ngân hàng thương mại phải tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Mức tăng lãi suất huy động dự kiến trong năm 2023 là 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng lên mức 6,6-6,8%/năm.