Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh

I . Thành phần gọi – đáp

Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.

a) – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? (in đậm từ Này)

b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (in đậm từ thưa ông)

Câu 1 – Thành phần gọi – đáp (Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

Trả lời:

Từ “Này” dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp.

 Câu 2 – Thành phần gọi – đáp (Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

Trả lời:

Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Nội dung sự việc của câu (1) nằm ở phần “bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?”; ở câu (2), nằm ở “chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.”.

Câu 3 – Thành phần gọi – đáp (Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Trả lời:

Từ Này được dùng để tạo lập cuộc thoại.

Từ Thưa ông được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.

II. Thành phần phụ chú

Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (in đậm từ và cũng là đứa con gái duy nhất của anh)

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (in đậm từ tôi nghĩ vậy)

(Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 1 – Thành phần phụ chú (Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm “và cũng là đứa con gái đầu lòng duy nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy”. Đây là thành phần phụ chú của câu, một trong những thành phần biệt lập. Nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này. Thành phần phụ chú chỉ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.

Câu 2 – Thành phần phụ chú (Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

Trả lời:

Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”

Câu 3 – Thành phần phụ chú (Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Trong câu (b), cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?

Trả lời:

Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” làm thành phần phụ chú trong câu (2) có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “Lão không hiểu tôi” diễn ra trong suy nghĩ của riêng “tôi”, là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng.

III. Luyện tập

Câu 1 – Luyện tập (Trang 32 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?


– Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.

– Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Trả lời:

Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.

Câu 2 – Luyện tập (Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trả lời:

Thành phần gọi đáp: Bầu ơi . Đây chỉ là gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).

Câu 3 – Luyện tập (Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?

a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình,, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai)

c) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đấy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

d) Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôn gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).

(Giang Nam, Quê hương)

Trả lời:

a) kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người)

b) các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).

c) những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích thêm cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).

d): có ai ngờ; thương thương quá đi thôi (thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói; thể hiện tình cảm thương mến của người nói).

 Câu 4 – Luyện tập (Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

Trả lời:

a) kể cả anh – giải thích cho cụm từ mọi người; chú thích phạm vi bao quát của cụm từ này.

b) các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – giải thích cho cụm từ Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; cụ thể hoá ý nghĩa cho cụm từ này.


c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới chú thích cho cụm từ lớp trẻ, mở rộng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

d) có ai ngờ, thương thương quá đi thôi chú thích về thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến.

Câu 5 – Luyện tập (Trang 33 SGK ngữ văn 9 tập 2)

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Trả lời:

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang – đó là tri thức, kĩ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muốn có hành trang như vậy để bước vào thế kỉ mới, thì hơn bao giờ hết thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập, học tập có hiệu quả. Nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp cộng hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có như vậy thì đất nước chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bền vững. Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.

Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh

Anh và cô yêu nhau một khoảng thời gian rồi 2 người tiến đến hôn nhân. Một tình yêu đẹp biết bao. Một năm sau ngày cưới, niềm vui lại nhân đôi khi cô sinh cho anh đứa con đầu lòng. Ngày em bé chào đời, anh sung sướng lắm, anh thông báo tin mừng này đến toàn thể họ hàng hang hốc, anh em bạn bè gần xa là anh được làm bố rồi. Trớ trêu thay, bạn bè chia vui với anh chúc mừng anh nhiều bao nhiêu thi gia đình và họ hàng lại hụt hẫng bấy nhiêu. Quái lạ, ông bà có cháu thì phải mừng chứ, đằng này thì… Té ra là vợ anh sinh con gái.

Anh là con trưởng trong một gia đình nho giáo ở một huyện nọ, cách thành phố cũng không xa lắm. Nhà anh nề nếp lắm, có trên có dưới, thế nên con cháu nhà này ai cũng ngoan ngoãn lễ phép, biết điều nữa. Nhưng mà lại lạc hậu, cũng phải thôi, gia đình nho giáo mà. Những tập tục, quy tắc, lối sống thời phong kiến xưa sách báo nói thế nào thì nhà anh là ví dụ tiêu biểu nhất. Đúng rồi đấy! Có cả cái nếp nghĩ trọng nam khinh nữ luôn. Anh có con gái, gia đình anh chán là điều hiển nhiên.

Ngày cháu đầy tháng, ông bà cũng lên chơi nhưng mà chỉ gọi là qua loa lấy lệ, đến tên cháu ông bà cũng còn chưa biết. Chưa kể, ông bà còn ghét con dâu ra mặt, ý là không sinh cho ông bà đứa cháu đích tôn. Sáng đi chiều về, họ còn chả thèm dùng cơm tối với gia đình anh. Anh tự trách mình làm khổ vợ con, làm khổ bố mẹ, anh nghĩ việc vợ anh đẻ con gái là do anh. Từ đấy anh đâm ra stress, cứ lầm lầm lì lì, chả thiết làm cái gì, mặc kệ vợ, kệ con luôn. Đi làm về tắm táp rồi ăn nhoáng nhoàng bữa cơm là lại phi vào phòng ôm điện thoại. Ngày nào cũng thế. Vợ anh cũng hiểu cho anh, nhiều lúc an ủi anh thôi đợi mấy năm nữa phấn đấu làm thằng cu là mọi chuyện lại bình thường ngay. Cả đợi cháu gái lớn, học giỏi lễ phép kiểu gì ông bà cũng yêu, cũng quý. Việc phấn đấu thằng cu thì anh thấy cũng xuôi, mà còn việc đợi ông bà quý cháu gái có mà còn khướt vì cái tư tưởng, lối sống cũ đã ăn sâu vào gia đình anh rồi. Anh thì tiên tiến không nói làm gì, chứ bố mẹ cô dì chú bác anh vẫn cổ hủ lạc hậu lắm. Nghĩ đến đấy thôi anh lại chán.

Cơ mà đấy vẫn chưa là gì, kinh khủng hơn là mấy bữa họp họ, họp gia đình hay mỗi dịp Tết, đến bữa ăn là anh toàn phải ngồi mâm dưới, mà rõ anh là con trai cả của trưởng họ kia. Tội của anh là cái tội đẻ con gái. Cứ lần nào về cũng thế này:– Thằng cu tên gì thế cháu, ơ con gái à, dì xin lỗi nhé!– Chết chửa, ông trưởng họ không có cháu đích tôn, chia buồn với ông!

– Xuống dưới kia ngồi đi con, trên này để bố với các chú ngồi!

Mỗi câu nói như cứa sâu vào tim gan phèo phổi của anh. Lúc như thế, anh điên tiết, mặt anh đỏ như gà chọi, toan định bật lại: con gái thì làm sao, nó có ăn vụng cơm canh nhà các ông các bà không mà cứ bắt tội nó. Nhưng nghĩ lại, gia đình mình vốn nề nếp, làm thế là trái với truyền thống, là bôi tro chát chấu vào mặt anh vào bố mẹ anh, nên anh lại cắn răng chịu đựng. Thân là người có vai vế trong họ mà anh phải ngồi chung mâm với mấy đứa trẻ con. Nhục càng thêm nhục…

Cứ mỗi dịp như thế, anh lại sợ, lâu dần chả thiết về quê nữa. Cơ mà còn một vấn đề lớn hơn là lâu dần anh đâm sinh cáu bẩn. Cáu bẩn với vợ, trách vợ sao không sinh con trai để anh phải chịu nhục thế này. Ngày nào đi làm về anh cũng mang vợ ra mà chửi, con khóc anh cũng thây kệ, còn quát:
-Con gái thì nín, khóc lóc cho ai dỗ!

Cô tủi thân lắm, giờ lại đến lượt cô bị stress. Cô biết do đâu mà anh từ một người chồng yêu thương vợ con hết mực lại thành ra thế này. Chắc cô phải chịu cái cảnh này cho đến lúc đẻ được con trai mất! Chính xác là như thế đấy!

#VOGE #Storytelling