Mất tài sản bao nhiêu thì báo công an năm 2024

Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa, khi bị mất cắp tài sản, bị hại cần trình báo ngay vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, luật sư cho hay, khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2021 và Điều 8 Văn bản hợp nhất số 20/2021/VBHN-BCA, quy định công an xã, phường, thị trấn, đồn công an (cấp xã) nơi xảy ra vụ việc có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Sau khi công an cấp xã thực hiện các bước tiếp nhận, giải quyết ban đầu, luật sư Giáp cho biết, nếu vụ việc có dấu hiệu của tội phạm hình sự sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.

Ngoài ra, theo quy định, người bị mất cắp tài sản cũng có thể trình báo vụ việc đến một số cơ quan khác như tòa án, báo chí...

Như vậy, theo quy định trên, người bị mất cắp tài sản cần trình báo đến công an cấp xã nơi tài sản bị mất cắp, để được giải quyết ban đầu.

Khi đến trình báo, bị hại cần phải có đơn trình báo, giấy tờ tùy thân, kèm theo các tài liệu chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình và tài liệu khác liên quan đến vụ việc.

Tiền sự là tình tiết định tội trộm cắp tài sản của Bản án đã có hiệu lực pháp luật, có được áp dụng tiền sự này để truy tố trong vụ án trộm cắp tài sản khác. - Ngày 01/12/2015, Nguyễn Văn A có hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, bị Công an xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1.500.000 đồng. Đến ngày 17/02/2016, A đã nộp phạt khoản tiền trên. - Ngày 23/9/2016, A thực hiện hành vi trộm cắp với giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng, do có tiền sự nên A đã bị khởi tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999. Ngày 17/01/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm tuyên phạt A 06 tháng từ giam. Đến ngày 10/9/2017, A đã chấp hành xong bản án. - Ngày 15/7/2018, A tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp với giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng, do có tiền án, tiền sự nên A đã bị khởi tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015. Vậy truy tố A về tội “Trộm cắp tài sản” ngày 15/7/2018 theo quy định tại các điểm a, b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 hay chỉ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015? (Nói cách khác: Tiền sự của A có được sử dụng nhiều lần làm tình tiết định tội không? Có truy tố A về điểm a Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 hay không?) + Quan điểm thứ nhất: Truy tố A về tội “Trộm cắp tài sản” ngày 15/7/2018 theo quy định tại các điểm a, b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015, bởi lẽ: Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cấu thành tội phạm như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,169,170, 171, 172,174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Theo hướng dẫn tại điểm a Tiểu mục 6.2 Mục 6 Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 12/5/2006 thì: Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau: a) Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó. Như vậy A đang có 01 tiền án và chưa được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (có 01 tiền sự) và thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tiền sự của A được sử dụng độc lập làm tình tiết định tội, không phụ thuộc vào hành vi A đã phạm tội trộm cắp tài sản ngày 23/9/2016, Tòa đã xử phạt và A đã chấp hành phần hình phạt mà bản án đã tuyên. Mặt khác hiện nay chưa có quy định tiền sự được áp dụng bao nhiêu lần để làm tình tiết định tội. Do đó khi truy tố cần áp dụng các điểm a, b Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 đối với A. + Quan điểm thứ hai: Không áp dụng điểm a Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 để truy tố A về tội trộm cắp tài sản, bởi lẽ: Thứ nhất, tiền sự của A là tình tiết định tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999, đã bị xử lý hình sự bằng bản án ngày 17/01/2017 của Tòa án và A đã chấp hành xong bản án này. Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự về không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm, thì không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, áp dụng quy định về tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo, khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này của Cơ quan có thẩm quyền, thì không áp dụng tiền sự trên để truy tố đối với bị can. Kiểm sát viên mong muốn được tham khảo ý kiến của các Cơ quan có thẩm quyền, Cơ quan cấp trên và đồng chí trong Ngành về vấn đề này để việc giải quyết vụ án được đúng quy định pháp luật.

Mất xe máy báo công an mất bao nhiêu tiền?

Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Như vậy, khi có mất cắp xảy ra thì trình báo với công an là quyền của bạn và giải quyết là trách nhiệm của công an nên bạn không phải đóng phí.

Bị mất bao nhiêu tiền mới báo công an được?

Như vậy, có thể hiểu đơn giản giá trị tài sản bị mất từ 2.000.000 đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc giá trị tài sản bị mất phải đủ 2.000.000 đồng thì bạn mới được báo công an.

Bị lừa đảo bao nhiêu thì báo công an?

Nếu trị giá tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên hoặc có yếu tố lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh thì mức phạt sẽ sẽ là phạt từ từ 12 - 20 năm hay tù chung thân.

Trộm tài sản trên 500 triệu thì bị xử phạt tù bao nhiêu năm?

Như đã phân tích ở trên, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu trở lên bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Mà theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì hành vi này thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.