Mẫu biên bản góp vốn mua đất

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân là gì? Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân để làm gì? Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân 2022? Hướng dẫn về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân?

Bất động sản hiện nay là một lĩnh vực được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, bởi nhu cầu sử dụng và mua bán đất nhiều và tăng lên gây sốt trên thị trường nên chúng ta cần hiểu về các thủ tục cũng như các vấn đề liên quan tới việc mua bán và giao kết này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một loại giấy tờ cần thiết và liên quan tới vấn đề này đó chính là mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân. Hãy theo dõi để biết thêm chi tiết về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân nhé.

Mẫu biên bản góp vốn mua đất

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân là gì? 
  • 2 2. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân để làm gì?
  • 3 3. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân:
  • 4 4. Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân:
  • 5 5. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng chung vốn mua đất:

Hiện nay nhu cầu cua người dân mua đất là rất cao và có những trường hợp không đủ tiền để sở hữu một mãnh đất thì họ thường góp vốn với nhau và hợp đồng góp vốn mua đất là gì đây chính là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng khi có ý định góp vốn với bạn bè hoặc người thân cùng mua đất. Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (góp tiền hoặc tài sản) mua đất nhằm mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc quyền sử dụng một thửa đất đất của hai hay nhiều người, cá nhân hoặc tổ chức…

Cách phân chia lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia. Bên cạnh đó, thỏa thuận của các bên cũng phải đảm bảo tuân theo những quy định của pháp luật. Do đó, lập mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là việc làm khá quan trọng. Người ký kết cần quan tâm đến từng điều khoản, thông tin nhỏ nhất trong hợp đồng.

2. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân để làm gì?

Như đã ní như trên thì ta đã biết hợp đồng góp vốn là loại hợp đồng thể hiện sự đồng ý hợp tác giữa hai hoặc nhiều bên để thỏa thuận về việc góp vốn này. Như vậy hợp đồng góp vốn mua đất là sự thỏa thuận, hợp tác để mua đất nhằm tránh những tranh chấp có thể xảy ra. Do đó, nội dung hợp đồng phải đúng với quy định pháp luật, Hợp đồng góp vốn mua đất là hình thức phổ biến hiện nayđể các bên góp chung vốn để mua tài sản đó là đất, tuy nhiên để tránh những tranh chấp không đáng có sự thỏa thuận góp vốn mua đất thường được thể hiện qua hợp đồng góp vốn mua đất.

3. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Xem thêm: Hợp đồng góp vốn là gì? Các lưu ý khi ký hợp đồng góp vốn mua đất?

Ông (bà): …

Số CMND (hộ chiếu):……

Cấp ngày……/…../……, tại…

Hộ khẩu thường trú: ……

Địa chỉ liên hệ: ……

Fax (nếu có): ……

Số tài khoản: …… tại Ngân hàng: …

Bên nhận góp vốn (gọi là bên B)

Ông (bà): ……

Số CMND (hộ chiếu):…

Cấp ngày……/…../……, tại…

Hộ khẩu thường trú: ……

Địa chỉ liên hệ: ……

Điện thoại: …

Fax (nếu có): ……

Số tài khoản:… tại Ngân hàng: ……

Hai bên đồng ý thực hiện góp vốn với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1 TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A ……

PHỤ LỤC KÈM THEO …

ĐIỀU 2 GIÁ TRỊ  GÓP VỐN

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thỏa thuận là:

(bằng chữ: ……..)

ĐIỀU 3 THỜI HẠN GÓP VỐN

ĐIỀU 4 MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là : ……để kinh doanh……

ĐIỀU 5 ĐĂNG KÝ VÀ XOÁ ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

Hai bên cam kết góp vốn là nếu muốn ngưng góp vốn thì phải có sự đồng ý của hai bên, không được tự ý rút vốn hay giảm vốn trong quá trình đầu tư, bởi nếu làm thế số tiền đang được đầu tư chưa sinh lời sẽ làm khó khăn cho dự án…

ĐIỀU 6 VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG (Nếu có)

Hai bên tuyệt đối thành thật, trung thành không được gian lận trong quá trình làm việc, nếu bắt được thì tùy mức độ nặng nhẹ mà phạt, kiểm điểm.

ĐIỀU 7 PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8 CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

+ Những thông tin về nhân thân, tài sản  đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

+ Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

+ Tài sản góp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

+ Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

+ Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 9 ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

+ Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

+ Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.

+ Hợp đồng có hiệu lực từ: …01/01/20…

Bên A                                                                  Bên B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                              (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân:

Một hợp đồng chung vốn mua đất hoàn chỉnh cần có những nội dung sau đây:

+ Thông tin của các bên góp vốn như họ tên, địa chỉ liên hệ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại…

+ Tổng giá trị vốn góp (tỷ lệ góp vốn của từng bên tham gia)

+ Tài sản góp vốn (vàng, tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương)

+ Hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, sử dụng loại tiền tệ gì hay tài sản…)

+ Cách giải quyết tranh chấp

+ Mục đích góp vốn

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất

+ Thời hạn góp vốn

Hợp đồng góp vốn mua đất là loại giấy tờ có giá trị pháp lý quan trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia ký kết. Do đó, hợp đồng được soạn thảo phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất 

Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Theo đó, hợp đồng góp vốn mua đất cần phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực rõ ràng. Với các loại tài sản khác không yêu cầu bắt buộc phải công chứng:

+ Chủ thể giao kết hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

+ Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất có thể là “Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư”, “Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh”…

+ Chủ thể giao kết hợp đồng có thể bao gồm 2 bên hoặc nhiều bên (số lượng chủ thể giao kết hợp đồng từ 2 người trở lên)

Nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chủ thể tham gia ký kết cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Đã có sổ đỏ

+ Đất mang góp vốn không xảy ra tranh chấp hoặc khai thác, sử dụng

+ Quyền sử dụng mảnh đất đem góp vốn không nằm trong trường hợp bị kê biên bản đảm bảo thi hành án

5. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng chung vốn mua đất:

Đối với công việc nào cũng sẽ chứa đựng những rủi ro và để tránh những rủi ro xảy ra khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất, các bên tham gia ký kết cần đảm bảo vấn đề pháp lý đầy đủ, hợp lệ:

+ Hợp đồng phải có điều khoản nêu rõ mức đóng góp (tỷ lệ đóng góp) của mỗi bên, lợi nhuận được phân chia cho các bên tham gia như thế nào

+ Quy định rõ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng chung vốn đầu tư mua đất

+ Các bên tham gia phải thỏa thuận rõ các điều khoản quy định về tài chính khi hợp tác và quá trình xử lý tài sản sau khi mua, cách khai thác giá trị của tài sản, quy định về phương thức khi hợp đồng chấm dứt để có dễ dàng xử lý tài sản khi không còn hợp tác với nhau

+ Cần thỏa thuận rõ về thời hạn hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi nào, từ lúc các bên ký kết vào hợp đồng hay vào một mốc thời gian nào để ràng buộc các quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh nhằm yêu cầu các bên thực hiện theo các thỏa thuận mà các bên cam kết trong hợp đồng.

+ Thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết khi có tranh chấp xảy ra theo quy định của pháp luật.

Lí do bởi vì là hợp đồng góp vốn mua đất, nên các chủ thể cần lưu ý rằng không phải loại đất nào cũng được phép hoặc đủ điều kiện để chuyển nhượng, góp vốn. từ đó nếu các chủ thể muốn thực hiện điều này, đất phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật như người sử dụng đất không có tranh chấp và đất này đang trong thời hạn sử dụng.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân mới và chuẩn nhất” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.