Mổ thoát vị bẹn bao lâu thì đi lại được

Thoát vị bẹn là một căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Để thoát khỏi căn bệnh này, phẫu thuật là phương pháp duy nhất được các bác sĩ tin dùng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về mổ thoát vị bẹn qua bài viết sau.

1. Các phương pháp mổ thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là một căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy cơ phát triển thành những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, như: tắc đường ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc nghiêm trọng nhất có thể dẫn đó việc hoại tử ruột, tinh hoàn.

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp duy nhất điều trị thoát vị bẹn một cách hiệu quả. Những cuộc phẫu thuật nhằm mục đích:

  • Loại bỏ túi phồng thoát vị ở vùng bẹn.

  • Hỗ trợ phục hồi sức chịu áp lực của thành bụng.

Các phương pháp mổ thoát vị bẹn được biết đến như: mổ hở truyền thống hoặc mổ nội soi.

Mổ hở truyền thống

Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ rạch một đường ở bẹn để loại bỏ túi phồng và đóng lại ống phúc tinh mạc, đồng thời đặt một tấm lưới giúp tái tạo thành bụng tăng cường sức chịu lực.

Tấm lưới thoát vị giúp tái tạo thành bụng

Tuy nhiên, phương pháp mổ truyền thống được đánh giá không cao bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ hậu phẫu, như:

  • Bệnh nhân mắc phải các biến chứng hậu phẫu như tắc nghẽn mạch hoặc chảy máu, máu tụ.

  • Vết mổ bị nhiễm trùng.

  • Tắc ruột thứ phát.

Ngoài ra, phẫu thuật thoát vị bẹn bằng phương pháp truyền thống cũng để lại những vết sẹo dài trên cơ thể của người bệnh. Hơn nữa, khả năng tái phát thoát vị bẹn ở những bệnh nhân thực hiện mổ hở khá cao, bởi bác sĩ không thể nhìn thấy được những thoát vị bẹn ở không trong phạm vi nhìn thấy của vết mổ.

Phẫu thuật nội soi

Với phẫu thuật nội soi, các bác sĩ có thể sử dụng phương phương mổ 1 lỗ, 2 lỗ hoặc 3 lỗ để phân tích lỗ thoát vị và đặt lưới nhân tạo vào thành bụng nơi có vết thương.

Đặc biệt, phương pháp này có ưu điểm vượt trội hơn so với mổ hở truyền thống như mức độ tổn thương đến cơ thể thấp hơn và có độ chính xác cao hơn.

  • Bởi vì phẫu thuật nội soi sẽ gây ít tổn thương lên cơ thể người bệnh hơn vì vậy nó sẽ giúp giảm mức độ đau và rút ngắn được thời gian phục hồi của cơ thể. Thông thường, bệnh nhân sử dụng phẫu thuật nội soi chỉ cần nằm viện từ 1 - 3 ngày, trong khi đó, với phương pháp truyền thống cần ít nhất 5 ngày.

  • Vết mổ của phẫu thuật nội soi khá nhỏ chỉ từ 0.5 - 1cm nên không để lại vết sẹo gây mất thẩm mỹ như mổ truyền thống.

  • Khả năng gặp phải những biến chứng như tắc ống dẫn tinh hoặc teo tinh hoàn được giảm sút.

  • Một điểm nổi bật khác chính là khả năng tái phát thoát vị bẹn hầu như rất thấp, bởi bác sĩ có thể quan sát được tình trạng thoát vị ở tại vùng bẹn để loại bỏ hết những nhân còn sót.

Phẫu thuật nội soi giúp các bác sĩ quan sát được tình hình của thoát vị

Tuy nhiên, sự phục hồi và hiệu quả của phương pháp mổ thoát vị bẹn cũng phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiền và hậu phẫu.

2. Mổ thoát vị bẹn và hồi phục nhanh chóng

Quá trình tiền phẫu và hậu phẫu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể, như:

Những điều chú ý trước khi thực hiện phẫu thuật thoát vị bẹn

Trước khi thực hiện mổ thoát vị bẹn, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán chuyên môn từ bác sĩ.

  • Thực hiện mổ thoát vị bẹn sớm.

Vì thoát vị bẹn có thể biến chứng thành những chứng bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc thực hiện phẫu thuật sớm sẽ giúp gia tăng hiệu quả chữa trị và rút ngắn được thời gian hồi phục của bệnh nhân.

  • Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín.

Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp cùng với trang thiết bị y tế hiện đại cũng giúp gia tăng tính hiệu quả của những ca phẫu thuật thoát vị bẹn. Ngoài ra, với những bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp cho quá trình hồi phục của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn và tránh để lại những biến chứng hậu phẫu.

Làm sao để chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị bẹn?

Bạn có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và phòng tránh những biến chứng hậu phẫu, bằng những cách sau:

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần giữ vệ sinh vết mổ và thay băng gạc hằng ngày để tránh bị viêm nhiễm.

  • Bệnh nhân cần ăn uống và sinh hoạt theo chế độ lành mạnh. Sau khi phẫu thuật, hệ thống miễn dịch sẽ giảm sút bởi vậy người bệnh cần bổ sung các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chóng phục hồi.

  • Bệnh nhân không nên vận động mạnh gây ảnh hưởng đến vết mổ, mà nên tập những bài tập nhẹ nhàng, cường độ vừa phải để nâng cao sức khỏe của bản thân.

Đi bộ những đoạn ngắn cũng giúp ích cho quá trình hồi phục sau mổ

  • Người bệnh cũng cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, thông thường là khoảng 7 - 10 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật. Khi tái khám, người bệnh sẽ được kiểm tra mức độ hồi phục của vết mổ và được tư vấn về những ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh nhân mổ thoát vị bẹn cần chú ý tránh những loại thực phẩm nào?

Sau khi mổ là thời gian bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phục hồi một cách nhanh chóng. Bởi vậy nên người bệnh không cần ăn kiêng khem quá nhiều, tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý những điều sau:

  • Bệnh nhân cần chia nhỏ bữa ăn, để dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

  • Không nên ăn đồ nếp trong khoảng 1 tháng sau khi mổ để tránh bị căng mủ và phù nề.

  • Người bệnh cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Cơ thể cần cung cấp đủ nước

  • Bệnh nhân cần bổ sung thêm cua, tôm trong bữa ăn để giúp vết thương mau hồi phục.

  • Để hỗ trợ cho sự phục hồi của đường tiêu hóa, bệnh nhân nên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh và hoa quả tươi. Trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng táo bón thì cần sử dụng thuốc để thụt chứ không nên cố gắng rặn, tránh thoát vị bẹn tái phát.

  • Hạn chế tiêu thụ những chế phẩm từ sữa như phomai, bơ, kem,... gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

  • Bệnh nhân không nên ăn thực phẩm cay nóng hoặc có chứa chất cồn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về mổ thoát vị bẹn, hy vọng rằng chúng giúp ích cho các bệnh nhân thoát vị bẹn trước khi thực hiện phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.

Các biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị bẹn là điều được những người sau khi thực hiện xong ca mổ bệnh lý này quan tâm. Nhìn chung, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đề phòng các biến chứng xấu xảy ra.

1. Các biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị bẹn mà người bệnh cần biết

Phẫu thuật thoát vị bẹn hiện nay khá phổ biến, khi mà nền y học đang có những bước phát triển vượt bậc thì việc gặp những rủi ro là rất ít. Tuy nhiên theo con số thống kê cho thấy, trên thực tế vẫn có khoảng 10% số ca thoát vị tái phát sau phẫu thuật. Và có khoảng 2 - 4% tình trạng bệnh thoát vị trở lại trong vòng 3 năm.

Các biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị bẹn bao gồm biến chứng sớm ngay sau ca phẫu thuật và biến chứng muộn sau một thời gian. Cụ thể như sau.

Những biến chứng sớm

Các biến chứng sớm sau mổ thoát vị bẹn có thể kể đến như:

  • Tình trạng chảy máu dẫn đến mất máu sau phẫu thuật.

  • Lượng máu được cung cấp đến tinh hoàn gặp khó khăn do sự tụ huyết và dịch ở bìu.

  • Đối với cơ thể nam giới, tinh hoàn sẽ phải đối mặt với tình trạng bầm tím, sưng đau.

  • Vùng bẹn có cảm giác đau và tê do dây thần kinh bị hư hỏng hoặc bị mắc kẹt trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

  • Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ có thể xảy ra nếu người bệnh không được thay băng, vệ sinh vết mổ đúng cách.

Ngoài ra, những ảnh hưởng gây ra cho ống dẫn tinh cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Các biến chứng sau mổ thoát vị bẹn có nguy cơ mắc cao hơn đối với những đối tượng thực hiện phẫu thuật bệnh lý này ngoài 50 tuổi, hoặc mắc thêm các bệnh nền về tim mạch, hô hấp.

Vùng bẹn có cảm giác đau và tê do một số nguyên nhân sau phẫu thuật

Những biến chứng muộn

Những biến chứng muộn sau ca phẫu thuật mà người bệnh thường gặp phải như:

  • Tắc ruột sau mổ do dính ruột vào các điểm hở, rách phúc mạc thành bụng.

  • Thoát vị đùi, thoát vị lỗ cơ lược do lưới không che phủ hết lỗ cơ lược.

  • Tình trạng bệnh thoát vị bẹn tái phát: Những người già là đối tượng phải đối mặt với biến chứng này nhiều nhất.

  • Những cơn đau kéo dài: Sẽ có những cơn đau xuất hiện kéo dài và giảm dần sau 2 năm. Biến chứng này thường gặp hơn trong việc phẫu thuật mở qua đường trực tiếp phía trước.

  • Tinh hoàn bị teo và khả năng sinh dục suy giảm: Do bị chèn ép lên các mạch máu nuôi dưỡng thừng tinh, tinh hoàn nên nó sẽ bị tổn thương.

Tùy vào việc áp dụng từng phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn khác nhau mà người bệnh xuất hiện những sự kích thích, tổn thương thần kinh cảm giác vùng.

Thoát vị bẹn có thể tái phát là một trong những biến chứng muộn sau phẫu thuật

2. Sau phẫu thuật mổ thoát vị bẹn người bệnh cần kiêng gì?

Sau cuộc phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn, người bệnh cần có một thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe. Đồng thời, cần áp dụng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng phục hồi. Với chế độ dinh dưỡng, người bệnh không cần kiêng bất cứ loại thực phẩm nào, để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng nạp vào đủ để cơ thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý một số điều dưới đây:

  • Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no trong một thời điểm.

  • Trong khoảng thời gian đầu phẫu thuật, vết mổ còn đang phù nề và chưa được ổn định, người bệnh không ăn đồ nếp.

  • Thực hiện uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để có thể có đủ lượng nước cần thiết.

  • Nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ, vitamin cho cơ thể, để tránh bị táo bón.

  • Vận động nhẹ nhàng, tránh những áp lực mạnh tác động vào vết thương.

Bổ sung, đảm bảo đủ lượng nước cần thiết

3. Người bệnh cần làm gì để làm giảm biến chứng sau mổ thoát vị bẹn

Tuy các biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị bẹn có khả năng sẽ xảy ra ở bất cứ người nào, nhưng chúng ta cũng có thể làm giảm các biến chứng này bằng cách:

  • Lựa chọn một vị thực hiện phẫu thuật uy tín: Tìm kiếm một nơi đáng tin cậy, bạn có thể an tâm trong việc thực hiện điều trị bệnh rất quan trọng. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trùng với trang thiết bị, máy móc hiện đại sẽ giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng sau phẫu thuật.

  • Thực hiện phẫu thuật thoát vị bẹn sớm: Việc điều trị loại bệnh lý này kịp thời và đúng cách sẽ làm giảm đáng kể những biến chứng. Đồng thời làm tăng cơ hội chữa trị thành công, rút ngắn tối đa thời gian nằm viện, nghỉ ngơi.

  • Cần có quá trình chăm sóc hậu phẫu chu đáo: Sau ca phẫu thuật, người bệnh cần được người thân chăm sóc chu đáo, thực hiện việc thay bằng và vệ sinh vết mổ hàng ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng.

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách: Sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn, người bệnh cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh những sự vận động mạnh ảnh hưởng đến vết mổ.

  • Luyện tập thể dục đều đặn: Người bệnh cần chắc chắn vết mổ đã phần nào lành lặn, không gây đau thì việc tập luyện thể dục là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát động tác vừa phải, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Tái khám đầy đủ: Bệnh nhân cần chú ý đến tại bệnh viện để được tái khám, kiểm tra tình trạng vết mổ cũng như sức khỏe. Đảm bảo được phát hiện sớm những vấn đề xấu có thể xảy ra.

Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể giảm thiểu tối đa những biến chứng

Các biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị bẹn có thể gặp phải ở bất cứ người bệnh nào. Những biến chứng sau phẫu thuật có thể ở mức nhẹ, nặng hoặc gây ra những ảnh hưởng nhất định đến bộ phận sinh dục. Người bệnh cần lưu ý giữ sức khỏe thật tốt bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, hợp lý để giảm thiểu các biến chứng xấu. Liên hệ ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nếu bạn đang gặp những vấn đề thắc mắc, khó chịu sau ca phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn. Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện sẽ nhanh chóng giải đáp, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng tình trạng. Tổng đài chăm sóc khách hàng miễn phí 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề