Múa bài đi cấy dân ca thanh hóa năm 2024

- Và chúng ta cùng hân hoan chào đón sự góp mặt của 3 đội chơi. Một tràng pháo tay dành cho đội Công nhân, đội giáo viên, và đội bộ đội....

Một tràng pháo tay lớn hơn hơn nữa dành cho tất cả những khán giả thân thương đang có mặt trong trường quay đó chính là các cô giáo đến từ các trường mầm non trong huyện Yên Lạc.

Đồng hành với các đội hôm nay là cô giáo Thu Huyền, người dẫn chương trình.

- Đến với chương trình hôm nay các đội sẽ trải qua 3 phần:

Phần 1: Giao lưu văn nghệ

Phần 2: Vui cùng nghệ sĩ

Phần 3: Trò chơi âm nhạc

Ngay bây giờ mời các đội đến với phần 1 của chương trình mang tên giao lưu văn nghệ.

2. Phần 1: “Giao lưu văn nghệ”

  1. Biểu diễn một số bài hát trong chủ đề nghề nghiệp.

* Biểu diễn bài hát: “Em muốn làm” st Nguyễn Văn Chung

- Trong phần giao lưu văn nghệ hôm nay hứa hẹn sẽ là những tiết mục vô cùng đặc sắc đến từ 3 đội chơi, trước khi thưởng thức những tiết mục đó xin mời 3 đội chúng ta cùng giao lưu với nhau qua một bài hát rất hay ca ngợi về các nghề, bài hát mang tên “Em muốn làm” do nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung sáng tác.

- Ba đội vừa giao lưu bài hát gì? Ai sáng tác?

- Bài hát nói lên điều gì?

* Cô khái quát, giáo dục trẻ biết trân trọng, yêu quý các nghề trong xã hội vì mỗi nghề đều mang lại lợi ích cho cuộc suộc sống của chúng ta.

Vừa rồi 3 đội chúng ta vừa giao lưu 1 bài hát rất hay, để chuẩn bị cho phần trình diễn đến từ 3 đội, chương trình sẽ dành cho 3 đội 10 giây để thảo luận hình thức biểu diễn cho tiết mục của mình. 10 giây thảo luận bắt đầu.

* Biểu diễn bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” sáng tác Hoàng Văn Yến

Sau đây là phần biểu diễn đến từ đội công nhân

+ Các bạn đội công nhân sẽ biểu diễn bài hát gì? Và biểu diễn với hình thức nào?

- Đội công nhân thể hiện 1 lần

- Nhóm trẻ thể hiện

* Biểu diễn bài hát “Cô giáo” sáng tác Đỗ Mạnh Thường

- Tiếp theo chương trình chúng ta sẽ cùng thưởng thức các tiết mục đến từ đội giáo viên, với trang phục áo dài duyên dáng, dễ thương không biết đội giáo viên sẽ biểu diễn bài gì nhỉ?

Trẻ nói: Đố biết, đố biết!

Đố các bạn biết đây là bản nhạc của bài hát gì? Trẻ bật nhạc, các đội còn lại đoán tên bài hát, tên tác giả.

+ Các bạn sẽ biểu diễn bài này như thế nào?

+ Đội giáo viên biểu diễn 1 lần

+ Cô mời cá nhân trẻ biểu diễn.

Cô KQ: Qua phần trình diễn của đội giáo viên đã cho chúng ta một lần nữa nhìn thấy những hình ảnh đẹp về cô giáo, các cô không chỉ dạy dỗ các con, mà còn yêu thương, chăm sóc các con giống như những người mẹ hiền.

* Biểu diễn bài hát “Chú bộ đội” sáng tác Đỗ Mạnh Thường

Cuối cùng là phấn biểu diễn của các chú bộ đội tí hon

- Đội bộ đội sướng âm 1 đoạn bài hát “Chú bộ đội”

+ Đố các bạn biết chúng tôi đã sướng âm bài hát gì?

+ Mời đội bộ đội lên biểu diễn 1 lần

+ Nhóm trẻ biểu diễn

+ 3 đội biểu diễn lại 1 lần

* Cô khái quát: Vừa rồi các đội đã trải qua phần giao lưu văn nghệ các tiết mục đều rất đặc sắc và hấp dẫn. Xin tặng 3 đội một tràng pháo tay thật lớn. Sau đây làn phần 2 của chương trình “vui cùng nghệ sĩ”

  1. Nghe hát: “ Đi cấy” dân ca Thanh Hóa

- Cô giới thiệu tên bài hát và làn điệu dân ca

- Cô hát lần 1 diễn cảm kết hợp với nhạc.

+ Cô vừa hát bài hát gì? Thuộc làn điệu dân ca nào?

+ Trong bài hát các cô bác đi cấy vào lúc nào?

Vào những ngày hè khi thời tiết ban ngày vô cùng nóng nực, oi bức thì các cô bác rủ nhau đi cấy vào những đêm trăng sáng, vì ban đêm thời tiết mát mẻ hơn.

+ Các con thấy bài hát này như thế nào?

* KQ: Bài hát có giai điệu tha thiết, tình cảm, nhịp điệu vui tươi, rộn ràng, nói về công việc đi cấy dưới trăng của các cô, các bác tuy vất vả, khó nhọc nhưng lúc nào cũng vẻ, yêu đời, làm việc hăng say để mong có một mùa màng bội thu, êm ấm.

- Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ biểu diễn cùng cô

3. Phần 3: Trò chơi âm nhạc (Điệu nhảy tượng)

- Cô giới thiệu tên trò chơi

+ Cách chơi: Các bạn sẽ vận động 1 bài hát bất kỳ của chương trình khi bản nhạc dừng lại thì các bạn sẽ giữ nguyên tư thế vận động của mình giống như bức tượng.

+ Luật chơi: Khi nhạc dừng mà bạn nào vẫn cử động chưa tạo thành tượng thì bạn đó sẽ đóng vai làm những chú ếch nhảy về chỗ của mình.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ

* Kết thúc: Trò chơi “Điệu nhảy tượng” đã khép lại chương trình biểu diễn nghệ thuật hôm nay, một lần nữa thay mặt những người làm chương trình xin gửi lời cảm ơn đến các quý đại biểu, quý khán giả, đặc biệt cảm ơn những tiết mục vô cùng xuất sắc đến từ 3 đội chơi, 3 đội rất xứng đáng nhận được quà từ chương trình, xin ời đại diện 3 đội lên nhận quà.....