Ngành cơ điện là gì

Nếu bạn yêu thích cơ điện tử nhưng lại không biết chính xác “ngành cơ điện tử là gì?” hay “lương ngành cơ điện tử bao nhiêu?” thì bài viết dưới đây chính xác là dành cho bạn. Hãy theo dõi trọn vẹn để có được câu trả lời và những định hướng cho tương lai nhé.

Ngành cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử hay còn được biết với tên gọi đầy đủ là ngành kỹ thuật cơ điện tử. Trên thực tế, đây là ngành kết hợp chặt chẽ giữa các nhóm ngành là kỹ thuật điện tử, kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật máy tính. Nói một cách khác, cơ điện tử chính là ngành khoa học tổng hợp quan trọng gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy những ứng dụng của ngành cơ điện tử trong đời sống hàng ngày như robot hút bụi lau nhà thông minh, robot lau kính,… Hay cao cấp hơn nữa là những robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI phục vụ cho mục đích khám phá vũ trụ, tìm hiểu tương lai,…

Tương lai của ngành cơ điện tử ra sao?

Theo báo cáo Tương lai việc làm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tương lai ngành cơ điện tử được dự đoán phát triển rực rỡ hơn thời điểm hiện tại rất nhiều. Cụ thể, hàng loạt ngành nghề cơ điện tử như đều nằm trong top nhu cầu cao đến rất cao. Có thể điểm qua một vài cái tên như:

  • Chuyên gia tự động hóa quy trình
  • Trí tuệ nhân tạo và chuyên gia máy móc
  • Kỹ sư chế tạo người máy

👉 Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông và top các trường nghề

Tương lai của ngành cơ điện tử ra sao?

Học cơ điện tử ra làm gì?

Với tính chất là một ngành khoa học tổng hợp ứng dụng cao, người học cơ điện tử sau khi hoàn thành chương trình học có vô cùng nhiều lựa chọn khác nhau. Có thể điểm qua một vài lựa chọn như:

Giảng viên cơ điện tử

Có thể nói, được trở thành giảng viên dạy cơ điện tử là mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên. Theo đó, với công việc này, bạn vừa có thể theo đuổi đam mê lại vừa có thể truyền nhiệt huyết và tình yêu cơ ngành cơ điện tử cho thế hệ kế cận.

Kỹ thuật viên thiết kế/ lập trình cơ điện tử

Một lựa chọn bạn cũng không thể bỏ qua sau khi hoàn thành chương trình học cơ điện tử chính là trở thành kỹ thuật viên thiết kế/ lập trình cơ điện tử. Bạn có thể lựa chọn thiết kế phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động hoặc các sản phẩm có tính ứng dụng cao như robot phục vụ, robot giúp việc,…

Chuyên viên vận hành hệ thống

Với kiến thức chuyên môn về ngành cơ điện tử, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành một chuyên viên vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm máy móc. Trên thực tế, công việc này thiên đòi hỏi cả kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn chăm chỉ và thực sự nghiêm túc theo đuổi công việc này thì cơ hội thăng tiến trong ngành cơ điện tử sẽ cực cao. Khi đó, những vị trí Leader, Manager hay thậm chí Giám đốc kỹ thuật cũng không phải điều gì quá xa vời.

Học cơ điện tử ra làm gì?

Chuyên viên tư vấn công nghệ

Cơ điện tử là ngành khoa học phức tạp và khó nắm bắt. Do vậy, một người không có chuyên môn sẽ rất khó để có thể hiểu những vấn đề dù là cơ bản thuộc lĩnh vực cơ điện tử. Theo đó, nếu bạn có kiến thức về cơ điện tử sẽ không quá khó để trở thành chuyên viên tư vấn công nghệ với nhiều cơ hội phát triển.Trong tương lai, đây cũng có thể là một trong những ngành nghề hot và đáng để trải nghiệm bậc nhất.

👉 Xem thêm: Lao động phổ thông có làm được nghề kỹ thuật điện?

Mức lương ngành cơ điện tử hiện nay

Được dự đoán là một trong những ngành nghề xu hướng của tương lai, cơ điện tử không chỉ đem đến cho người học những cơ hội việc làm hấp dẫn mà còn cả mức lương đáng mơ ước. Cụ thể, theo nghiên cứu, lương của ngành cơ điện tử sẽ:

Mức lương ngành cơ điện tử hiện nay

  • Ở mức 6-7 triệu đồng đối với thực tập sinh chưa có nhiều kinh nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Ở các tập đoàn quốc tế, mức này có thể giao động trong khoảng 8-9 triệu đồng.
  • Ở mức 12-15 triệu đồng đối với kỹ sư cơ điện tử tại các tập đoàn quy mô trung bình.
  • Trong khoảng 18-20 triệu đồng đối với kỹ sư điện tử/chuyên viên vận hành tại các tập đoàn đa quốc gia.
  • Lên đến 30 triệu đồng đối với các cấp quản lý, điều hành kỹ thuật tại hầu hết các doanh nghiệp.

Trường đào cơ điện tử nào tốt?

Cơ điện tử là ngành học phức tạp với nhiều kiến thức chuyên môn cao. Không những vậy, ngành học này cũng yêu cầu được thực hành song song trong quá trình học tập nên việc tìm kiếm trường đào tạo cơ điện tử uy tín là điều vô cùng quan trọng. Và dưới đây là một số trường đào tạo ngành cơ điện tử uy tín bạn không thể bỏ qua:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Hutech
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội

👉 Xem thêm: Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Học gì? Làm gì tại Việt Nam?

Trường đào cơ điện tử nào tốt?

Hy vọng phần review ngành cơ điện tử sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Ngành cơ ddiejn tử là gì?” và có những lựa chọn riêng cho mình. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin tiếp theo.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa – robot hóa đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế lao động phổ thông nhằm tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm… Đặc biệt, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tất cả những ứng dụng đó đều yêu cầu ở mức rất cao về công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, từ đó mở ra cơ hội phát triển ngành mới cũng như triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực này. Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? 

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Hiện nay, các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics, Samsung… đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói, gấp quần áo nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty. Robotics, cơ khí chính xác, dây chuyền sản xuất tự động chính là những ví dụ điển hình của ứng dụng Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.


Học Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ở USTH có gì đặc biệt? Chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại USTH đào tạo theo chuẩn quốc tế trong 3 năm, theo 2 định hướng chính: Cơ điện tử và robot; hệ thống sản xuất và logistics. Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở về khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm nền tảng giúp sinh viên nắm bắt kiến thức chuyên ngành Cơ điện tử như thiết kế, thuật toán và lập trình, điện tử, điều khiển tự động, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống điều khiển nhúng, robotics, sức bền vật liệu...

Robotics, cơ khí chính xác, dây chuyền tự động hóa là những ví dụ điển hình của ứng dụng Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Chương trình được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh bởi các giảng viên, chuyên gia đến từ Việt Nam và Pháp, mang đến cho sinh viên kiến thức thực tế thông qua nhiều hoạt động xuyên suốt quá trình học nhờ mạng lưới hợp tác chặt chẽ của USTH với các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Các hoạt động trải nghiệm thực tế của chương trình Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử:

  • Các dự án cá nhân: tìm hiểu về môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn và quá trình thực hiện dự án.
  • Tham gia các dự án với sự hướng dẫn của các giảng viên, nghiên cứu viên để hiểu rõ phương pháp quản lý dự án.
  • Khóa kiến tập hè ít nhất 6 tuần tại doanh nghiệp nhằm khám phá các hoạt động thực tế, chức năng, nhiệm vụ và sự tương tác giữa các bộ phận trong các công ty cũng như sự phối hợp cùng các doanh nghiệp khác.
  • Thực tập tốt nghiệp ít nhất 3 tháng tại các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp đối tác của USTH trong và ngoài nước.

Qua đó, sinh viên không chỉ có được kiến thức thực tế mà còn được rèn luyện tư duy phản biện, tác phong làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm như thuyết trình khoa học, phương pháp viết báo cáo khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo để tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế. Ngoài ra, sinh viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành trong phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại, tân tiến.

Sinh viên sẽ được học lý thuyết gắn liền với thực hành về công nghệ kỹ thuật cơ điện tử


Học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:

  • Kỹ thuật viên thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các thiết bị phần cứng, phần mềm tại các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp có trang bị các hệ thống máy móc, dây chuyền tự động;
  • Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động;
  • Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp;
  • Cơ hội thăng tiến lên vị trí chuyên viên quản lý, giám sát kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp;
  • Tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các địa điểm nằm trong mạng lưới hơn 40 trường đại học và tổ chức nghiên cứu ở Pháp.
  • Cơ hội trở thành cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu tại một trong những cơ sở đối tác của USTH.

Video liên quan

Chủ Đề