Nghỉ ngang người lao động xử lý thế nào

Nghỉ ngang, tự ý bỏ việc là những cách gọi khác của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Dù đạt được mục đích của mình nhưng những thiệt thòi mà người lao động phải chịu cũng không nhỏ.

Thực tế, hành vi tự ý nghỉ việc của người lao động thường thể hiện dưới dạng nghỉ việc nhưng không thông báo hoặc có thông báo nhưng không đáp ứng đủ số ngày báo trước tối thiểu.

Và theo pháp luật hiện hành, việc làm này ảnh hưởng lớn tới số tiền “đáng lẽ” người lao động được nhận. Cụ thể:

Không được nhận trợ cấp thôi việc

Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ:

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trong đó:

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Với nhiều năm làm việc, số tiền này không phải ít. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 43 Bộ luật này, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ không được nhận khoản trợ cấp này.
 

Không được nhận trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 04 điều kiện dưới đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt trái pháp luật, đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư…

Với quy định này có thể thấy, người lao động nghỉ ngang là người không đáp ứng được điều kiện theo quy định. Do đó, sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Xem chi tiết tại đây.

Nghỉ ngang người lao động xử lý thế nào

Người lao động mất gì khi nghỉ ngang? (Ảnh minh họa)  

Phải bồi thường cho người sử dụng lao động

Để bù đắp tổn thất cho người sử dụng lao động, Điều 43 Bộ luật Lao động hiện hành quy định nghĩa vụ bồi thường của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

- Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động trong mọi trường hợp;

- Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước. Trong đó, thời hạn báo trước:

+ Ít nhất 03 ngày làm việc khi không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận; không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động…

+ Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn;

+ Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn.
 

Phải trả lại chi phí đào tạo

Khoản tiền này chỉ áp dụng với người lao động được người sử dụng lao động đào tạo hoặc cử đi đào tạo trong quá trình làm việc.

Số tiền phải trả lại là tổng số tiền của các chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

>> Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội không?

Thùy Linh

Khi không được đảm bảo quyền lợi như thỏa thuận, người lao động hoàn toàn có quyền nghỉ việc. Dưới đây là thông tin về 07 trường hợp được phép nghỉ ngang mà không cần báo trước cho công ty biết.

1. Trường hợp nào được nghỉ việc luôn mà không cần báo trước?

Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 đã chỉ rõ 07 trường hợp người lao động có quyền nghỉ việc luôn mà không cần báo trước. Cụ thể như sau:

1 - Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.

Trừ: Trường hợp doanh nghiệp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng do gặp khó khăn đột xuất vì thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố về điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2 - Không được trả đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn.

Trừ: Trường hợp chậm lương do có lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn và chỉ được chậm lương dưới 30 ngày.

3 - Bị ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động bởi người sử dụng lao động.

4 - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới dạng sau:

- Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc quan hệ tình dục để đổi lấy lợi ích liên quan đến công việc.

- Hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc cũng như cuộc sống của nạn nhân.

5 - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc bởi nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Lưu ý: Phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

6 - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Trừ: Các bên có thỏa thuận khác.

7 - Người sử dụng lao động cung cấp các thông tin sau đây không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động:

- Công việc.

- Địa điểm làm việc.

- Điều kiện làm việc.

- Thời giờ làm việc.

- Thời giờ nghỉ ngơi.

- An toàn, vệ sinh lao động.

- Tiền lương, hình thức trả lương.

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ.

- Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng mà người lao động yêu cầu.

2. Nghỉ việc đúng luật, người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Nếu nghỉ việc thuộc các trường hợp nêu trên, người lao động dù không báo trước nhưng cũng được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định. Lúc này, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

1 - Tiền lương của những ngày đã làm việc chưa được thanh toán

2 - Trợ cấp thôi việc

Theo Điều 46 Bộ luật Lao động, nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho doanh nghiệp, người lao động sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thôi việc.

Tuy nhiên, thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc chỉ tính cho những khoảng thời gian đi làm nhưng chưa được đóng bảo hiểm thất nghiệp và chưa tính hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Xem thêm: Chi tiết cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất

3 - Tiền phép năm chưa nghỉ hết

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động, người lao động có từ 12 - 16 ngày phép/năm tùy thuộc vào từng đối tượng người lao động và công việc thỏa thuận.Nếu người lao động làm việc chưa đủ năm thì số ngày phép sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Tại thời điểm nghỉ việc mà chưa nghỉ hoặc nghỉ hết số ngày phép, người lao động sẽ được thanh toán tiền lương tương ứng cho những ngày chưa nghỉ.

4 - Tiền trợ cấp thất nghiệp

Nếu người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì khi nghỉ việc có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Lưu ý, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phải được gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thì mới được giải quyết chi trả tiền trợ cấp.

Xem thêm: Những khoản tiền người lao động có thể được nhận khi nghỉ việc

3. Không có lý do luật định, nghỉ không báo trước có phải bồi thường?

Nếu không có các lý do được nêu tại mục 1 mà nghỉ việc không báo trước, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Lúc này, người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019. Các khoản bồi thường bao gồm:

1 - Nửa tháng tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

2 - Khoản tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3 - Hoàn trả chi phí đào tạo nếu trước đó được đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động.

Xem thêm: Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái luật

Trên đây là thông tin về 7 trường hợp được phép nghỉ ngang và quyền lợi liên quan. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề chấm dứt hợp đồng và bồi thường vi phạm, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng: Nắm rõ 7 điều sau