Nghiên cứu khoa học trong giáo dục nghề nghiệp

Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cần Thơ đã thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên tăng cường công tác NCKH, sáng tạo khoa học kỹ thuật và khởi nghiệp.

Những nỗ lực chung

Nghiên cứu khoa học trong giáo dục nghề nghiệp

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ tham gia nghiên cứu tại Câu lạc bộ Nghiên cứu - Sáng tạo trẻ của trường. Ảnh: CTV

Tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, Phòng NCKH và Hợp tác quốc tế phụ trách lập kế hoạch, triển khai hoạt động NCKH cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Những năm qua, trường có hàng chục mô hình dạy học, đề tài nghiên cứu, cải tiến do các nhà giáo thực hiện, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường đã phối hợp với các phòng, khoa thực hiện nhiều hoạt động bổ ích cho sinh viên tham gia, như: Hội thi Tay nghề giỏi năm học 2020-2021, Hội thi Ý tưởng sáng tạo cấp trường năm 2019 và 2020. Trong giai đoạn này, Đoàn trường đã hướng dẫn hơn 30 đề tài tham gia Hội thi Ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc, trong đó có 16 dự án vào vòng bán kết, 1 dự án đạt giải khuyến khích toàn quốc. Để thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo trong sinh viên, trường đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành phục vụ đào tạo nghiên cứu; cán bộ, giảng viên tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho sinh viên; những sinh viên có đam mê sáng tạo nghiên cứu là nền tảng thúc đẩy phong trào NCKH.

Còn tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, hoạt động NCKH của viên chức, giảng viên diễn ra thường xuyên hàng năm. Song song đó, trường còn có nhiều hoạt động tuyên truyền NCKH trong sinh viên thông qua các kênh như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên. Nhiều công trình, sản phẩm NCKH của sinh viên được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống; từ đó tạo sự hứng thú trong học tập và say mê nghiên cứu. Hoạt động này cũng giúp sinh viên tự tin khi tiếp cận với công việc thực tế sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Theo TS Tô Minh Chiến, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, hoạt động NCKH phổ biến của sinh viên nhà trường là tham gia làm thành viên đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của giảng viên; và các đề tài được chọn để thực hiện tiểu luận, sản phẩm tốt nghiệp. “Chúng tôi nhận thấy rằng, với sự nỗ lực của sinh viên cộng với việc tạo được môi trường, sự đầu tư thích đáng của nhà trường, thì việc nâng cao chất lượng, sản phẩm NCKH trong sinh viên là việc hoàn toàn khả thi”, TS Tô Minh Chiến nói.

Theo đánh giá của lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Cần Thơ, hoạt động NCKH của sinh viên còn một số hạn chế nhất định, như đa số sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ, ý nghĩa và tầm quan trọng của NCKH trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường; kỹ năng làm việc nhóm còn yếu; khả năng tài chính bị hạn chế; năng lực ngoại ngữ chưa đáp ứng được việc nghiên cứu thêm tài liệu nước ngoài…

Dù vậy, bằng nỗ lực, đam mê nghiên cứu, một số đề tài, dự án của sinh viên được đánh giá có khả năng ứng dụng thực tiễn cao hoặc đạt giải thưởng cao tại một số cuộc thi khởi nghiệp. Tại Cuộc thi Startup Kite 2021 toàn quốc, 2 dự án của Trường Cao đẳng Cần Thơ do sinh viên thực hiện đoạt giải Ba (Mô hình hệ thống nuôi tôm thông minh, bảo vệ môi trường sinh thái) và giải Khuyến khích (App sơ cấp cứu). Phạm Lê Thảo Ngân, Trưởng nhóm dự án App sơ cấp cứu, cho biết khi tham gia nghiên cứu, bản thân Ngân đã học tập được rất nhiều kiến thức chuyên ngành và ngoài chuyên ngành, cũng như kiến thức xã hội. Bên cạnh đó, Ngân còn rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, sự tự lập, tự tin và có hành trang hỗ trợ sau khi tốt nghiệp. Với Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, sinh viên đã thực hiện nhiều mô hình “Cá bống ăn chai nhựa”, “Bồn rửa tay từ vỏ xe tái chế”, “Vẽ tranh tường tuyên truyền”... đã được ứng dụng rộng rãi trong thời gian qua. Sinh viên trường còn ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các hoạt động như: Trang tin điện tử của trường, Hệ thống đăng ký và đánh giá rèn luyện đoàn viên, Hệ thống tuyển sinh online...

Tạo lực đẩy cho NCKH

Theo Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, để phong trào NCKH trong sinh viên phát triển, trường có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên tham gia cùng viên chức, giảng viên, từng bước giúp người học tự tin, làm chủ phương pháp nghiên cứu, mạnh dạn thực hiện các công trình nghiên cứu độc lập, có ứng dụng thực tiễn cao. Trường sẽ xây dựng phòng trưng bày các sản phẩm tốt nghiệp xuất sắc, sản phẩm khởi nghiệp, thiết bị đào tạo tự làm và các sản phẩm đạt giải cao tại các hội thi để sinh viên các khóa tham quan, tham khảo; từ đó tạo động lực và hứng thú cho sinh viên trong hoạt động NCKH song song với việc học tập. TS Tô Minh Chiến cho biết: Nhà trường sẽ nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, khuyến khích sinh viên tham gia NCKH. Tạo điều kiện thuận lợi để các em tự tin, mạnh dạn đăng ký thực hiện đề tài NCKH cấp trường. Tạo phong trào NCKH cho sinh viên bằng cách tổ chức nhiều cuộc thi, sân chơi trí tuệ nhằm thu hút sinh viên tham gia. Các sản phẩm của sinh viên có tính ứng dụng cao tại các hội thi sẽ được đầu tư và phát triển thành các sản phẩm khởi nghiệp cho sinh viên.

Trong khi đó, Trường Cao đẳng Cần Thơ tiếp tục tăng cường phối hợp với doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập cũng như hỗ trợ giảng viên, sinh viên thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu... Trong đó, Câu lạc bộ Khởi nghiệp, được xem là nơi kết nối giữa doanh nghiệp với sinh viên, được quan tâm hơn nhằm ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo cho sinh viên. Theo Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, nhà trường sẽ tiếp tục chỉ đạo Phòng NCKH và Hợp tác quốc tế, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đẩy mạnh phong trào NCKH trong sinh viên, tạo mọi cơ hội, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho sinh viên tham gia nghiên cứu, sáng tạo. Trường thành lập Câu lạc bộ Nghiên cứu - Sáng tạo trẻ (bao gồm giảng viên, học sinh, sinh viên) cùng tham gia thực hiện một số đề tài, ứng dụng, mô hình nhà trường đang cần, để cùng thực hiện, vừa tiết kiệm chi phí cho trường, vừa phát huy được khả năng nghiên cứu, sáng tạo của cán bộ trẻ, sinh viên.  

Ths Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, cho biết: Trường mong muốn được liên kết với các trường bạn, với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm hỗ trợ phát triển học sinh, sinh viên nhằm mở rộng phương thức hỗ trợ người học trong việc tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng thực tế các ý tưởng, mô hình của mình. Nhà trường cũng sẽ nghiên cứu đưa vào chương trình học phần Kỹ năng - Sáng tạo như một hình thức chính thống, góp phần tăng khả năng tự giác, khuyến khích tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng trong mỗi học sinh, sinh viên.

Ng.Ngân

Thống Kê Truy Cập

Đang Online :5

Hôm Nay :143

Hôm Qua :260

Tổng Truy Cập :275525

Bài viết trình bày những nghiên cứu về giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp; nêu các mô hình , cách thức dạy nghề trong doanh nghiệp; Đề xuất các giải pháp cơ bản đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Skip to content

Tên đề tài Mục tiêu Năm
Giải pháp phát triển đào tạo kỹ năng số cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Đề xuất giải pháp phát triển đào tạo kỹ năng số cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số quốc gia 2021
Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí giám sát, đánh giá chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 Đề xuất bộ tiêu chí giám sát, đánh giá chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 và đề xuất giải pháp, điều kiện áp dụng phục vụ công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021
Đề xuất giải pháp thúc đẩy việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Đề xuất giải pháp thúc đẩy công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động giúp đẩy mạnh việc chuẩn hóa, công nhận, phát triển trình độ kỹ năng nghề quốc gia và hợp tác quốc tế về kỹ năng nghề trong thời kỳ mới 2021
Nghiên cứu đề xuất khung chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 Nghiên cứu cơ sở khoa học về khung chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và đề xuất khung chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 2021
Giải pháp cải thiện thứ hạng chất lượng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam theo tiếp cận quốc tế về chỉ số chất lượng Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và cải thiện thứ hạng chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận quốc tế về chỉ số chất lượng. 2020 – 2021
Xây dựng khung năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập Xây dựng khung năng lực cán bộ quản lý nhà nước về GDNN ở địa phương và đề xuất các giải pháp triển khai khung năng lực theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập 2020
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý văn bằng số trong giáo dục nghề nghiệp Đề xuất giải pháp cấp và quản lý văn bằng số trong GDNN 2020
Giải pháp gắn kết GDNN với đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Đề xuất một số giải pháp tăng cường sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2019
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng danh mục ngành, nghề yêu cầu sử dụng lao động có văn bằng, chứng chỉ GDNN Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về danh mục ngành, nghề yêu cầu sử dụng lao động có văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhằm đề xuất phương pháp, tiêu chí xây dựng danh mục ngành, nghề yêu cầu sử dụng lao động có văn bằng, chứng chỉ GDNN 2019
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN cấp huyện Phân tích làm rõ vai trò, vị trí của hệ thống cơ sở GDNN cấp huyện, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN cấp huyện 2019
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình đào tạo nghề nghiệp có hiệu quả đối với người khuyết tật Đề xuất được một số mô hình đào tạo nghề nghiệp có hiệu quả, phù hợp với các nhóm đối tượng khuyết tật nhẹ. 2018
Xây dựng cơ chế điều phối hoạt động giữa các đối tác có liên quan trong giáo dục nghề nghiệp Đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của ban/bộ phận điều phối hoạt động của các đối tác có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động. 2018
Nâng cao khả năng tham gia của giáo dục nghề nghiệp vào chuỗi cung ứng nhân lực cho các nền kinh tế APEC Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của GDNN của Việt Nam vào chuỗi cung ứng nhân lực cho các nền kinh tế APEC 2017-2018
Đổi mới giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển kinh tế, bình đẳng cơ hội và gắn kết xã hội khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ Đề xuất giải pháp đổi mới GDNN nhằm phát triển kinh tế, bình đẳng cơ hội và gắn kết xã hội khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ 2017-2018
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu lao động các khu công nghiệp Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu lao động các khu công nghiệp; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu lao động tại các khu công nghiệp 2017-2018
Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo định hướng thị trường lao động và hội nhập quốc tế Đề xuất các giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới QLNN về GDNN theo định hướng TTLĐ và hội nhập quốc tế phù hợp với bối cảnh và điều kiện của Việt Nam. 2017-2018
Chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu hội nhập Tổng quan các chuẩn và tiêu chuẩn của GDNN theo yêu cầu hội nhập và quốc tế và đề xuất các giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện chuẩn hóa trong GDNN theo yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. 2017-2018
Định hướng và giải pháp  phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập – Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp;

– Thực trạng phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập;

– Định hướng và giải pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

2016
Cơ sở xây dựng mô hình hội đồng kỹ năng ngành (SSC) ở Việt Nam Nghiên cứu cơ sở và lý luận về mô hình hội đồng kỹ năng ngành từ đó đưa ra những căn cứ làm cơ sở cho xây dựng mô hình hội đồng kỹ năng ngành (SSC) ở Việt Nam 2016
Quy trình và phương pháp xây dựng chuẩn đầu ra các trình độ giáo dục nghề nghiệp” Đề xuất quy trình và phương pháp xây dựng CĐR các trình độ GDNN tham chiếu khung trình độ quốc gia và khung tham chiếu trình độ ASEAN. 2016
Nghiên cứu các mô hình tổ chức phát triển kỹ năng nghề nghiệp trên thế giới và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng mô hình tổ chức phát triển kỹ năng nghề nghiệp của một số nước trên thế giới và trên cơ sở đó đề xuất những vấn đề đặt ra cho mô hình tổ chức phát triển kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 2016
Cơ sở lý luận và thực tiễn
phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp, từ đó khuyến nghị một số nhóm giải pháp để phát triển kỹ năng nghề nghiệp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập. 2016
Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định các mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 – Đánh giá các kết quả thực hiện của ngành dạy nghề theo mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược Phát triển dạy nghề và các đề án đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015.

– Phân tích xu hướng phát triển GDNN và đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của GDNN giai đoạn 2016-2020.

2015
Đổi mới phương pháp xác định các chỉ tiêu đào tạo nghề và hoàn thiện hệ thống giám sát, đánh giá chương trình/chính sách đào tạo nghề (CB 2014-04-04) Xác định các chỉ tiêu đào tạo nghề và hoàn thiện hệ thống giám sát, đánh giá chương trình/chính sách đào tạo nghề 2013
Nghiên cứu giải pháp đầu tư đồng bộ phát triển các nghề đào tạo trọng điểm (CB2013-04-03) Đề xuất giải pháp đầu tư đồng bộ phát triển các nghề đào tạo trọng điểm 2013
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2012
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống khung trình độ nghề quốc gia hướng tới cộng đồng ASEAN 2015 Nghiên cứu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống khung trình độ nghề quốc gia 2012
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới Cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn và xác định một số nội dung cốt lõi đổi mới giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020. 2012
Xây dựng lồng ghép chính sách, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn Xây dựng lồng ghép chính sách, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn 2012
Đổi mới cơ chế quản lý để phát triển dạy nghề theo thị trường 2012
Dự báo xu thế phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dự báo xu thế phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập; Lựa chọn và xây dựng phương pháp dự báo về nguồn nhân lực 2011-2012
Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và xây dựng được một số chỉ số cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đề ra những  giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhg của nguồn nhân lực Việt Nam  trong bối cảnh hội nhập. 2011-2012
Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2011-2012
Xây dựng mô hình dự báo và phương pháp dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề ở các cấp trình độ Đề xuất mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo ở các cấp trình độ, phục vụ cho việc xây dựng chiến lược dạy nghề và quy hoạch mạng lưới trường nghề 2010

Nghiên cứu khoa học trong giáo dục nghề nghiệp