Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng xây dựng năm 2024

Cần phải có thêm án lệ xác định lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng xây dựng để thống nhất cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp

(ĐTCK) Nếu đối với hợp đồng kinh doanh thương mại có công thức chung tính lãi suất chậm thanh toán và được nâng thành án lệ (số 09), thì việc tính lãi suất trong hợp đồng xây dựng vẫn có những cách hiểu và vận dụng khác nhau.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp giao kết hợp đồng xây dựng thường chú trọng vào yếu tố yêu cầu kỹ thuật, điều kiện nghiệm thu, bảo hành công trình, bảo hiểm… mà quên mất việc thỏa thuận lãi suất chậm thanh toán. Điều này có thể gây ra những thiệt thòi không đáng có trong bối cảnh tình trạng dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư chây ỳ trả nợ và nhà thầu bị giữ lại 10% giá trị hợp đồng trong thời gian bảo hành công trình.

Mặt khác, qua thực tiễn xét xử tại tòa án, cách tính lãi suất trong hợp đồng xây dựng hiện vẫn chưa thống nhất. Có bản án vẫn áp dụng cách tính lãi suất theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự, nơi lại áp dụng cách tính lãi theo ngân hàng thương mại mà bên nhận thầu mở tài khoản theo luật chuyên ngành (Nghị định 48/2010/NĐ-CP). Trong đó, cách tính lãi thứ 2 được sử dụng phổ biến hơn. Điển hình như bản án tranh chấp hợp đồng xây dựng giữa Công ty TNHH MTV Xây lắp hóa chất (CCIC) và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển Đại Thành.

Năm 2010, CCIC là một trong những doanh nghiệp trúng thầu dự án nhà máy may sản phẩm dệt kim chất lượng cao do Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân là chủ đầu tư. CCIC ủy quyền cho chi nhánh thực hiện hợp đồng. Đầu năm 2011, Chi nhánh CCIC ký hợp đồng với Công ty Đại Thành trị giá 8,28 tỷ đồng để thi công xây dựng trần tôn lạnh, sơn bả, cửa kính khung nhôm các loại, hệ thống cấp điện cho dây chuyền may, cấp nước, chống nóng mái khu văn phòng chống thấm, chống hắt mái xưởng may 1. Quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên thực hiện 4 lần nghiệm thu và đối chiếu công nợ.

Đến tháng 10/2011, công trình nhà máy may chính thức đưa vào sử dụng. Năm 2014, Công ty Đại Thành và Chi nhánh CCIC tổng hợp giá trị quyết toán sau kiểm toán là 8,23 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chi nhánh CCIC mới chỉ thanh toán được 6,8 tỷ đồng, còn nợ 1,39 tỷ đồng. Sau nhiều lần đôn đốc bất thành, Chi nhánh CCIC vẫn chây ỳ trả nợ, buộc Công ty Đại Thành khởi kiện ra tòa án.

Ngoài tiền nợ gốc, Công ty Đại Thành yêu cầu đối tác phải trả lãi suất nợ quá hạn từ ngày chốt công nợ (ngày 1/11/2014) đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm (28/7/2017). Tổng số tiền gốc và lãi là hơn 1,9 tỷ đồng. Cấp sơ thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Đại Thành. Không đồng tình với phần tính lãi suất nợ quá hạn, Chi nhánh CCIC kháng cáo lên cấp phúc thẩm Tòa án nhân dân TP.Hà Nội.

Công ty cho rằng, các bên không thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng. Trường hợp công ty chưa thanh toán hết nợ gốc thì đồng nghĩa không phải trả tiền lãi suất. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xác định, vụ việc này là tranh chấp hợp đồng xây dựng, không phải tranh chấp dân sự nên phải áp dụng Luật Xây dựng và các văn bản liên quan để giải quyết vụ án.

Theo Khoản 3, Điều 81 - Luật Xây dựng, người có trách nhiệm thanh toán, quyết toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc của mình và phải bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc thanh toán, quyết toán chậm hoặc sai so với quy định. Điểm c, Khoản 1, Điều 27 - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định quyền của bên nhận thầu thi công xây dựng.

Theo đó, bên nhận thầu được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.

Tại Điểm d, Điều 42 - Nghị định 48 cũng nêu rõ, bên giao thầu chậm thanh toán phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất quá hạn áp dụng cho ngày đầu tiên chậm thanh toán do ngân hàng thương mại mà bên nhận thầu mở tài khoản.

Bản án ngày 14/3/2018, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội xác định, CCIC chậm thanh toán nên phải bồi thường cho Công ty Đại Thành theo lãi suất ngân hàng thương mại mà Công ty Đại Thành mở tài khoản là 10,5%/năm. Do đó, tòa án tuyên chấp nhận yêu cầu buộc CCIC phải thanh toán cho Công ty Đại Thành 1,9 tỷ đồng.

Tính đến ngày 29/12/2017, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 16 án lệ về các lĩnh vực hành chính, hình sự, kinh doanh thương mại… và đặc biệt trong đó có án lệ về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường đối với hợp đồng mua bán hàng hóa. Khá nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải có thêm án lệ xác định lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng xây dựng để thống nhất cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

Trong trường hợp chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, có một số cách giải quyết phổ biến. Ban đầu, bên nhận thầu có thể thương lượng trực tiếp với chủ đầu tư để đạt được thoả thuận về thanh toán và làm rõ nguyên nhân của sự chậm trễ. Nếu không thể giải quyết được, bên nhận thầu có quyền thực hiện các biện pháp pháp lý, như áp dụng các điều khoản phạt trong hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc thậm chí là chấm dứt hợp đồng nếu vi phạm nghiêm trọng. Quyết định lựa chọn giữa thương lượng và biện pháp pháp lý thường phụ thuộc vào tình hình cụ thể và mức độ hợp tác giữa các bên liên quan.

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Chủ đầu tư là gì?

Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu hoặc được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Trong lĩnh vực xây dựng, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Đối với đầu tư công, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công. Thông thường, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, giám sát dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Chính vì vậy, khi chủ đầu tư vi phạm trong các dự án thì sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tương ứng.

1.2. Nhà thầu là gì?

Nhà thầu là một tổ chức hoặc đơn vị có đầy đủ năng lực để thực hiện gói thầu cho chủ đầu tư. Họ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc, dự án liên quan đến phần yêu cầu hoặc công việc được mời thầu. Nhà thầu thường chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và chi phí của công trình mà họ đảm nhận.

Xem thêm bài viết: Làm gì khi chủ đầu tư không trả lại tiền đặt cọc mua bất động sản

2. Thời hạn thanh toán của chủ đầu tư với nhà thầu

Theo Điều 19 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, quy định về thời hạn thanh toán như sau:

Thời hạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy mô và tính chất của từng hợp đồng. Thời hạn này không được kéo dài quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Quy định chi tiết như sau:

  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ từ bên nhận thầu, bên giao thầu phải hoàn thành thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước;
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ từ bên giao thầu, ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước phục vụ thanh toán phải chuyển đủ giá trị thanh toán cho bên nhận thầu;
  • Đối với các hợp đồng xây dựng thuộc dự án có sử dụng vốn ODA, vốn vay của tổ chức tín dụng nước ngoài, thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế. Thỏa thuận thời hạn thanh toán phải căn cứ vào quy định của Điều ước quốc tế và quy trình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chủ đầu tư cần hoàn thành thủ tục thanh toán trong thời hạn 7 ngày và đảm bảo rằng ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển thanh toán đầy đủ giá trị cho nhà thầu trong thời gian tương ứng.

Xem thêm bài viết: Làm gì khi chủ đầu tư không hoàn trả tiền đặt cọc như thỏa thuận?

Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng xây dựng năm 2024
Thời hạn thanh toán của chủ đầu tư với nhà thầu

3. Cần làm gì khi chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu?

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu thường gặp tranh chấp vì "chủ đầu tư chậm thanh toán". Hợp đồng thường quy định thanh toán dựa trên tiến độ công việc thực tế, nhưng có trường hợp chủ đầu tư thanh toán chậm hoặc nhà thầu không đúng tiến độ.

Khi tranh chấp xảy ra, có các lựa chọn giải quyết như thương lượng trực tiếp hoặc sử dụng cơ quan tài phán như tòa án hoặc trọng tài thương mại. Thủ tục khởi kiện khi chủ đầu tư không thanh toán tiền cho nhà thầu bao gồm:

  • Thương lượng trực tiếp: Các bên có thể tự thương lượng, thỏa thuận về việc thanh toán theo hợp đồng, tiết kiệm thời gian và chi phí;
  • Tòa án hoặc trọng tài: Nếu không thể đạt được thỏa thuận, có thể chọn đưa tranh chấp lên tòa án hoặc trọng tài thương mại. Thẩm quyền của tòa án được xác định theo quy định của Điều 30, 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
  • Thủ tục khởi kiện:
    • Nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền;
    • Tòa án xem xét thụ lý và xử lý sơ thẩm;
    • Nếu cần, tòa án có thể xử lý phúc thẩm.

Quy trình này giúp giải quyết tranh chấp một cách công bằng và đảm bảo quyền lợi của cả chủ đầu tư và nhà thầu.

Xem thêm bài viết: Khởi kiện chủ đầu tư chậm bàn giao nhà chung cư

Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng xây dựng năm 2024
Cần làm gì khi chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu

4. Giải đáp thắc mắc của bạn đọc

Câu hỏi: Chủ đầu tư vi phạm các điều khoản về thanh toán trong hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư, chúng tôi cần phải làm gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014 (được thay thế bởi điểm c Khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) và Điều 43 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, khi chủ đầu tư vi phạm điều khoản thanh toán, có các biện pháp xử lý như sau:

  • Thưởng, phạt hợp đồng: Các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về mức thưởng hoặc phạt hợp đồng;
  • Mức phạt hợp đồng: Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn ODA, mức phạt không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Bên vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia và bên thứ ba (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Bồi thường cho bên nhận thầu: Bên giao thầu phải bồi thường khi:
    • Công việc bị gián đoạn, chậm tiến độ, gặp rủi ro do nguyên nhân của bên giao thầu;
    • Cung cấp tài liệu, điều kiện không đúng thỏa thuận, làm bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
    • Chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng: Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán. Bên nhận thầu cũng có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp như bên giao thầu không thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định;
  • Lãi suất quá hạn: Nếu thanh toán không đúng thời hạn, chủ đầu tư phải bồi thường lãi suất quá hạn theo quy định từ ngày chậm thanh toán đến khi thanh toán đầy đủ;
  • Chấm dứt hợp đồng và tạm dừng công việc: Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể chấm dứt hợp đồng xây dựng hoặc tạm dừng công việc và đòi bồi thường thiệt hại từ bên giao thầu.

Quy trình này giúp bảo vệ quyền lợi của bên nhận thầu và đảm bảo tính công bằng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng.

Phát chậm thanh toán hợp đồng tối đa bao nhiêu?

Như vậy, mức phạt do vi phạm hợp đồng thương mại tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền trong hợp đồng thương mại thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Lãi phạt chậm thanh toán là bao nhiêu?

Đối với trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thoả thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/ năm. Nếu các bên không có thoả thuận, thì áp dụng mức lãi suất 10%/ năm.

Phát trả chậm hợp đồng bao nhiêu phần trăm?

Chế tài phạt chậm thanh toán tiền theo thỏa thuận hợp đồng Đối với hợp đồng thương mại như hợp đồng mua bán hàng hóa thì mức phạt hợp đồng không quá 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. ✔ Hai là tiền phạt chậm thanh toán tiền với mức lãi suất chậm trả áp dụng dựa theo thời gian chậm trả và số tiền chậm trả.

Phạt vi phạm là gì?

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.