Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khác nhau ở cho nào

B GIO DC V ĐO TOTRƯỜNG ĐI HỌC KHOA  , tháng năm MC LCLời nói đầu 2I. Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học 31. Phương pháp nghiên cứu khoa học 3 a. Khái niệm 3 b. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học 42. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 63. Phân loại phương pháp 7 a. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 7 b. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 9II. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể 101. Phương pháp phân tích và tổng hợp 102. Phương pháp quy nạp và diễn giải 123. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc 13a. Phương pháp lịch sử 13b. Phương pháp lôgíc 15c. Tính thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc 17Kế luận 19Tài liệu tham khảo 20LỜI NÓI ĐẦUChúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công nghệ đềuxuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng được đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Ngàynay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại.Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh củathế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lênhàng trăm lần so với vài thập niên gần đây.Về phần mình, bản thân khoa học càng cần được nghiên cứu một cách khoa học. Mộtmặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát những lý thuyết về quá trình sángtạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra được các biện pháp tổ chức, quản lý và nghiên cứu khoahọc tốt hơn làm cho bộ máy khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạohơn. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, nhà tương lai học Thierry Gaudin đã đưa ra một thông điệpkhẩn thiết: “ Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu!”.Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con người những hiểu biếtsâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cả những hiểu biết về phương pháp nhận thứcthế giới. Chính vì vậy mà phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã gắn liềnvới hoạt động có ý thức của con người, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công củahoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.Và cũng chính vì vậy mà hiện nay việc nghiên cứuphương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên cần thiết nhằm giúpcho công tác nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. Đó cũng chính làvấn đề tôi xin được trình bày trong bài viết này: “Phương pháp nghiên cứu khoa học vàphương pháp luận nghiên cứu khoa học.”I. PHƯƠNG PHP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC V PHƯƠNG PHP LUẬN NGHIÊNCỨU KHOA HỌC 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học a. Khái niệmTrước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, cácđặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoahọc là gì?Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cáchtiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học đượchiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứngminh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâmcủa phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vìchính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoahọc.Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trìnhcông nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoahọc là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượngđó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra đượcbản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòihỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sảnphẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp làcông cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tếcuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng mộtcách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chínhđối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đíchsáng tạo.Trên đây là những khái niệmvề phương pháp nghiên cứu khoa học. Để có được sự hiểubiết sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học chúng ta cần đisâu tìm hiểu những đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học.b. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ởđây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, chonên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan củaphương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiệntrong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám pháchính đối tượng.Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đốitượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặtkhách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểmcủa đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủquan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phươngpháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của conngười phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đíchnghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiêncứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiêncứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp làhình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trongmỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thốngphương pháp đặc trưng.Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thaotác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của mộthoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt độngvà sử dụng nó một cách có ý thức.Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phươngtiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khácnhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọnphương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiệnphù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nàođó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chínhxác cao.2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm gần nhaunhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm(trước hết lànhững nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xâydựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướngcho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thìphương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thếgiới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyếtcác vấn đề đã đặt ra.Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thườngmang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học( như thế giới quan) để tiếpcận và nhận thức thế giới.Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương phápđược sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học.Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triếthọc Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đạicũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toánhọc, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ đượclàm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học,chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.3. Phân loại phương phápCăn cứ vào mức độ cụ thể của phương pháp, các phương pháp nghiên cứu chung trướchết được phân chia thành hai loại: Các phương pháp tổng quát và các phương pháp nghiên cứucụ thể.Có nhiều phương pháp nghiên cứu tổng quát ( khái quát, trừu tượng) khác nhau. Căn cứvào đặc điểm của quá trình tư duy, phương pháp tổng quát được chia thành các phương phápnhư : phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, lôgic-lịch sử, hệ thống-cấu trúc…Nếu căn cứ vào cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, sự khác nhau của những lao động cụ thểtrong nghiên cứu khoa học, phương pháp tổng quát được chia thành loại phương pháp nghiêncứu thực nghiệm và loại phương pháp nghiên cứu lý thuyết.a. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệmLoại phương pháp này bao gồm các phương pháp quan sát, thí nghiệm thực nghiệm.Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ của sự vật, hiệntượng riêng lẻ xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó nhờ khả năng thụ cảm của các giácquan, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát trìu tượng hoá. Thực nghiệm, thí nghiệm là việc người nghiên cứu khoa học sử dụng các phương tiện vậtchất tác động lên đối tượng nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thiết, lý thuyết khoa học,chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết ban đầu tức là để xây dựng các giảthiết, lý thuyết khoa học mới.Thí nghiệm, thực nghiệm bao giờ cũng được tiến hành theo sự chỉ đạo của một ý tưởngkhoa học nào đấy. Như vậy để tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm phải có tri thức khoa học vàđiều kiện vật chất.Phương pháp thực nghiệm được áp dụng khá phổ biến trong các ngành khoa học tự nhiênkỹ thuật-công nghệ- là những ngành khoa học có khả năng định lượng chính xác. Trong nhữnglĩnh vực này, sự phát triển của khoa học kỹ thuật còn cho phép tạo ra những môi trường nhântạo, khác với môi trường bình thường để nghiên cứu sự vận động biến đổi của đối tượng.Các ngành khoa học xã hội là lĩnh vực khó có khả năng tiến hành các thí nghiệm khoa học, ápdụng phương pháp thử nghiệm. Song thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Mọi khái quát, trìutượng, mọi lý thuyết nếu không được thực tiễn chấp nhận đều không có chỗ đứng trong khoahọc. Ở đây quan sát, tổng kết thực tiễn người nghiên cứu khoa học có khả năng nhận thứcnhanh hơn con đường do lịch sử tự vạch ra.Trong những phạm vi nhất định, người ta cũng có thể tiến hành các thí nghiệm xã hộihọc. Ở đây cần lưu ý rằng tính toán xã hội của khoa học xã hội đòi hỏi những phương tiện, điềukiện vật chất, môi trường thử nghiệm phải là những điều kiện phổ biến ( đã có trong toàn xãhội, hoặc chắc chắn được tạo ra trong toàn xã hội).Trong phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, nhiều trường hợp người ta còn sử dung phươngpháp mô hình hoá mà đối tượng nghiên cứu không cho phép quan sát thực nghiệm trực tiếp. Cơsở để áp dụng phương pháp mô hình hoá là sự giống nhau về các đặc điểm, chức năng, tính chấtđã được xác lập vững chắc giữa các sự vật hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên xã hội, tưduy. Dựa trên cơ sở này, từ những kết quả nghiên cứu đối với mô hình người ta rút ra những kếtluận khoa học về đối tượng cần nghiên cứu.Trong nghiên cứu thực nghiệm người ta cũng còn vận dụng cả các phương pháp phân tíchtổng hợp, quy nạp-diễn giải và lôgíc-lịch sử.b. Phương pháp nghiên cứu lý thuyếtLoại phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp khái quát, trìu tượnghoá, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, v.v…Loại phương pháp lý thuyết được dùng cho tất cả các ngành khoa học. Khác với nghiên cứuthực nghiệm phải sử dụng các yếu tố, điều kiện vật chất tác động vào đối tượng nghiên cứu,trong nghiên cứu lý thuyết quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tư duy trìu tượng, sửdụng các phương tiện ngôn ngữ, chữ viết, v.v…Do vậy loại phương pháp này giữ một vị trí rấtcơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn.Điểm xuất phát của nghiên cứu thực nghiệm là quan sát thực tiễn, quan sát sự vận độngcủa đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu lý thuyết, nền tảng và điểm xuất phát của quátrình nghiên cứu là tri thức lý luận( các quan điểm, các lý thuyết). Do vậy việc nắm vững hệthống lý luận nền tảng đóng vai trò rất quyết định trong loại phương pháp này. Nắm vững lýthuyết nền là cơ sở hình thành định hướng trong nghiên cứu hình thành các trường phái khoahọc.Học thuyết Mác-Lênin là hệ thống lý luận nền tảng đối với toàn bộ khoa học xã hội ở nước ta.Người nghiên cứu khoa học xã hội do vậy phải được trang bị vững chắc lý luận Mác-Lênin làcơ sở cho toàn bộ quá trình sáng tạo phát triển tiếp theo.Tri thức khoa học là tri thức chung, tài sản chung của nhân loại. Bất cứ lý thuyết nào nếuđược thực tiễn chấp nhận, đều có hạt nhân khoa học, hợp lý của nó. Bên cạnh việc nắm vữnghọc thuyết Mác-Lênin làm điểm xuất phát, nền tảng, người nghiên cứu khoa học xã hội ở ta cònphải tiếp thu được các lý luận, học thuyết khác. Tiếp thu các lý luận, học thuyết khác vừa đểtiếp thu được những khía cạnh hợp lý, khoa học, tức là những tinh hoa trong kho tàng tri thứcnhân loại, giúp cho mình tiếp tục phát triển lý luận Mác-Lênin, vừa để nhìn thấy những khiếmkhuyết bất cập của các lý luận ấy, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin.Cần lưu ý rằng nếu không nắm vững lý luận nền tảng là học thuyết Mác-Lênin, người nghiêncứu khoa học rất khó khăn trong việc tìm ra cái đúng, cái sai của các lý luận khác. Đó là mộtnguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn trong lĩnh vực tư tưởng lý luận khi chuyển sang kinh tếthị trường mở cửa ở nước ta hiện nay.Nếu như các quy luật tự nhiên tồn tại một cách lâu dài, thì các quy luật xã hội tồn tại, vậnđộng trên những điều kiện xã hội nhất định. Thoát ly tính lịch sử cụ thể luôn là một nguy cơ dẫnphương pháp lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội rơi vào tình trạng duy tâm, siêu hình,bám giữ lấy những nguyên lý, công thức lỗi thời lạc hậu trở thành giáo điều kinh viện, kìm hãmkhoa học.Trong phương pháp lý thuyết do đặc tính của quá trình sáng tạo khoa học diễn ra thôngqua tư duy trìu tượng, suy luận, khái quát hoá, lại không được thực tiễn kiểm chứng ngay, màphải trải qua một thời gian khá dài đúng sai mới sáng tỏ. Điều đó dễ dẫn người làm khoa họcphạm vào sai lầm chủ quan duy ý chí, tự biện.Coi trọng phương pháp lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội, người làm khoa họccần chú ý kết hợp phương pháp này với phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn.Sự kết hợpnày là yếu tố bổ sung, giúp người nghiên cứu khoa học tránh được những hạn chế do phươngpháp lý thuyết đưa lại.II. MT SỐ PHƯƠNG PHP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC C THỂ1. Phương pháp phân tích và tổng hợpPhân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộphận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộctính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu mộtcách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượngđan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất củamột đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượngđể tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:+ Xác định tiêu thức để phân chia.+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trìnhphân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúngđắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trongnghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật.Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hìnhthành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợpvai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngược nhau) từ sự phântích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh địnhlượng khác nhau.Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích địnhlượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặcgiả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kếtluận rút ra từ phân tích định lượng.Trong các ngành khoa học xã hội- nhân văn, sự hạn chế độchính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổnghợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sailầm chủ quan duy ý chí.2. Phương pháp quy nạp và diễn giảiPhương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lậpngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nàođó.Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kết quy nạp thànhnhững nguyên lý chung. Cơ sở khách quan của phương pháp quy nạp là sự lặp lại của một sốhiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng. Nếunhư phương pháp phân tích-tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hình thức và nội dung thì phươngpháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Một hiện tượng bộc lộ nhiềubản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ragiải pháp. Phương pháp quy nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quyluật, rút ra từ những kết luận tổng quát đưa ra các giả thuyết.Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ những giả thuyết hay từnhững nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tượng cụ thể nhờ vậy mà có nhận thứcsâu sắc hơn từng đối tượng nghiên cứu.Phương pháp diễn giải ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương pháp đi từ cáibản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cáitrùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng.Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa họcthiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, và bằng nhữngsuy diễn lôgic để rút ra những kết luận, định lý, công thức.Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song liên hệchặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kếtquả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, pháttriển theo phương pháp diễn giải. Phương pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kếtluận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgícPhương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai mặt biểu hiện của phương pháp biệnchứng mácxít . Tính thống nhất và tính khác biệt của nó cũng bắt nguồn từ tính thống nhất vàtính khác biệt của hai phạm trù lịch sử và lôgíc.a. Phương pháp lịch sửCác đối tượng nghiên cứu( sự vật, hiện tượng) đều luôn biến đổi, phát triển theo nhữnghoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục được biểu hiện ra trong sự đa dạng, phức tạp,nhiều hình nhiều vẻ có cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Phương pháp lịch sử là phương pháp thôngqua miêu tả tái hiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự kiện kế tiếpnhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển.Hay nói cách khác,phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồngốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá của đối tượng, để phát hiện ra bản chất và quyluật của đối tượng.Do đó phương pháp lịch sử có những đặc điểm sau:¨ Nó phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt ở trongcái phổ biến. Và trên cơ sở nắm được những đặc thù cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổbiến của lịch sử.¨ Phương pháp lịch sử còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái không lặp lại bên cái lặplại. Các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, nhưng không bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ.Phương pháp lịch sử phải chú ý tìm ra cái khác trước, cái không lặp lại để thấy những nétđặc thù lịch sử. Thí dụ, cũng là khởi nghĩa nông dân, nhưng khởi nghĩa nông dân Nguyễn HữuCầu có khác khởi nghĩa nông dân Hoàng Hoa Thám về đối tượng, quy mô và hình thức đấutranh… Phương pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bước quanh co, thụt lùitạm thời…của phát triển lịch sử. Bởi vì lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ, có khi cái cũchưa đi hẳn, cái mới đã nảy sinh. Hoặc khi cái mới đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn cóđiều kiện và nhu cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. Phương pháp lịch sử phải đi sâuvào những uẩn khúc đó.Phương pháp lịch sử yêu cầu chúng ta đi sâu vào ngõ ngách của lịch sử, đi sâu vào tâmlý, tình cảm của quần chúng, hiểu lịch sử cả về điểm lẫn về diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiệntượng đến toàn bộ xã hội. Chẳng hạn như nói về cách mạng Tháng Tám, nếu chỉ nêu lên nhữngđặc điểm, quy luật và sự kiện điển hình thì chưa đủ để thấy được sắc thái đặc biệt của nó khácvới các cuộc cách mạng khác. Tâm lý của quần chúng trước ngày khởi nghĩa, tình cảm đối vớiĐảng, với cách mạng, những hành vi biểu lộ tâm lý, tình cảm đó lại là những nét mà lịch sửphải chú ý để cho sự miêu tả được sinh động, tránh khô khan, công thức, gò bó.Phương pháp lịch sử phải chú ý những tên người, tên đất, không gian, thời gian, thờigian cụ thể, nhằm dựng lại quá trình lịch sử đúng như nó diễn biến.Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều có lịch sử của mình, tức là cónguồn gốc phát sinh, có quá trình vận động phát triển và tiêu vong. Quy trình phát triển lịch sửbiểu hiện toàn bộ tính cụ thể của nó, với mọi sự thay đổi, những bước quanh co, những cái ngẫunhiên, những cái tất yếu, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, trong các hoàn cảnh khác nhau và theomột trật tự thời gian nhất định. Đi theo dấu vết của lịch sử chúng ta sẽ có bức tranh trung thựcvề bản thân đối tượng nghiên cứu.Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắmđược sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát sự vật, theo dõinhững bước quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sựphát triển. Từ cái lịch sử chúng ta sẽ phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tượng.Tức làtìm ra cái lôgíc của lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.b. Phương pháp lôgíc Nếu phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của lịch sử thì phương pháplôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thứctổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận độngcủa chúng.Do đó phương pháp lôgíc có những đặc điểm sau:Phương pháp lôgíc nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiệntượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra bảnchất của hiện tượng.Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời củalịch sử, thì phương pháp lôgíc lại có thể bỏ qua những bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bướcphát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật củanó. Như Anghen đã nói: lôgíc không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà là sựphản ánh đã được uốn nắn lại nhưng uốn nắn theo quy luật mà bản thân quá trình lịch sử đemlại.Khác với phương pháp lịch sử là phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, nắm lấy không gian,thời gian, tên người, tên đất…cụ thể, phương pháp lôgíc lại chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhânvật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù quy luật nhất định. Thí dụ, trongkhi viết Tư bản luận, Mác có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển điển hình cao nhất của lịch sửlúc đó là xã hội tư bản. Khi phát hiện ra được quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luậtthặng dư giá trị, tức là nắm được sâu sắc các giai đoạn điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm racác quy luật phát triển của các xã hội trước tư bản chủ nghĩa, mà không nhất thiết phải đi từ giaiđoạn đầu của lịch sử xã hội loài người.Nhờ những đặc điểm đó mà phương pháp lôgíc có những khả năng riêng là:Phương pháp lôgíc giúp chúng ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì, lôgíc là sự phản ánh củathế giới khách quan vào ý thức con người, mà thế giới khách quan thì không ngừng phát triển,cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà tư duy lôgícdễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát triển như thếnào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc dù là hình thức thì chưa thay đổi,nhưng chất mới đã nảy sinh.Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp lôgíc có thể giúp ta thấy đượchướng đi của lịch sử,nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới.Phương pháp lôgíc còn có ưu điểm là giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực,nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến lịch sử,nhờ đó nắm được những quy luật khách quan đó. Cụ thể hiện nay, một số xí nghiệp quốc doanhđược cổ phần hoá đã giúp công nhân có thể trở thành người vừa sản xuất, vừa làm chủ xínghiệp, lại cải thiện nhanh chóng được đời sống. Nhà nước đã chủ động tác động tới quá trìnhđó, đưa lịch sử tiến lên.Trên đây chúng ta đã tìm ra tính khác biệt của phương pháp lịch sử và phương pháplôgíc, cũng tức là vạch ra tính độc lập tương đối của hai phương pháp. Tuy nhiên giữa haiphương pháp này cũng có sự thống nhất.c. Tính thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc Trên thực tế công tác nghiên cứu theo phương pháp biện chứng mácxít, không bao giờ cóphương pháp lịch sử hay phương pháp lôgíc thuần tuý tách rời nhau, mà là trong cái này có cáikia, hai cái thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Giới hạn giữa chúng chỉ là tương đối. Cụthể, phương pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử của sự vật hiện tượng,diễn lại những bước quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quá trình phát triển hiện thực,nhưng không phải là miêu tả lịch sử đó một cách kinh nghiệm chủ nghĩa, mà là miêu tả theomột sợi dây lôgíc nhất định của sự phát triển lịch sử; không phải miêu tả lịch sử một cách mùquáng, mà là phát triển một cách có quy luật.Cũng vậy, phương pháp lôgíc tuy không nói đến những chi tiết lịch sử, những bướcđường quanh co, ngẫu nhiên của lịch sử đối tượng, nhưng không phải vì thế mà nó bỏ qua việcnghiên cứu lịch sử cụ thể của đối tượng. Phương pháp lôgíc là sự phản ánh cái chủ yếu được rútra từ trong lịch sử sự vật, và làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quá trình lịchsử.Tóm lại, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc có tính thống nhất và cũng có mụcđích thống nhất là cùng nhằm phơi bày rõ chân lý khách quan của sự phát triển lịch sử, nêntrong công tác nghiên cứu, tổng kết khoa học, chúng ta không chỉ vận dụng một phương phápriêng rẽ nào, vì thực ra chúng chỉ là hai mặt biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứngmácxít mà thôi. Tuy vậy, trong công tác nghiên cứu chúng ta vẫn cần chú ý đến tính độc lậptương đối của hai phương pháp này như đã nói ở trên.KẾT LUẬNSự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã góp phần thúc đẩycông tác nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên sôi nổi hơn và cấp thiết hơn trên phạm vi toàncầu. Việc càng ngày càng xuất hiện thêm nhiều phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học đãchứng tỏ con người ngày càng có nhiều khả năng hơn để nhận thức thế giới khách quan. Khoahọc và công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Cùng với nghiên cứukhoa học hiện đại, càng ngày phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học càngđược chú ý đến và nó còn được coi là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển khoahọc.Chúng ta đã biết khoa học càng phát triển bao nhiêu thì phương pháp, cách thức nghiêncứu càng đa dạng phong phú bấy nhiêu. Càng có nhiều phương pháp càng tăng khả năng lựachọn phương pháp của người nghiên cứu, càng làm cho việc lựa chọn phương pháp có ý nghĩaquan trọng hơn cả về mặt nhận thức khoa học lẫn hiệu quả kinh tế.Phương pháp nói chung đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học công nghệ.Phương pháp cụ thể gắn với các môn, lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Chính sự phát triển của khoahọc, kỹ thuật ngày càng nảy sinh nhiều phương pháp cụ thể khác nhau để nghiên cứu cùng mộtđối tượng. Do vậy sẽ là sai lầm nếu quá nhấn mạnh một phương pháp đặc thù, cụ thể nào đótrong nghiên cứu.Vì vậy chúng ta phải có một cái nhìn khách quan về các phương pháp nghiêncứu khoa học cũng như phải có một phương pháp luận đúng đắn, để từ đó biết áp dụng mộtcách khoa học và chính xác các phương pháp nghiên cứu khoa học vào mỗi đối tượng khácnhau và để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu khác nhau.TI LIỆU THAM KHẢO1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,2003).2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Bộ môn khoa học luận, Đề cương bài giảng môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.3. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục( Nhà xuất bản giáo dục, 1997).4. Văn Tạo, Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc( Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia- Viện Sử học, 1995).