Ptbd của bài Bức tranh em gái tôi

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.

Ptbd của bài Bức tranh em gái tôi

I. Tác giả

Ptbd của bài Bức tranh em gái tôi

- Tên: Tạ Duy Anh sinh năm 1959

- Quê quán: Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Sự nghiệp văn học:

+ Ông là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới

+ Ông trở thành thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993. Hiện nay ông là Biên tập viên của Hội nhà văn Việt Nam

- Tác phẩm chính

+ Bến thời gian, Bố cục hoàn hảo, Ngày hội cuối cùng, Đi tìm nhân vật (tiểu thuyết), Dưới bàn tay vô hình,...

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Truyện ngắn in trong Bức tranh của em gái tôi, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.

Ptbd của bài Bức tranh em gái tôi

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt:

- Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

6. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện

- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh

- Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái

7. Giá trị nội dung:

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

8. Giá trị nghệ thuật:

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Nhân vật người anh trai

- Từ trước cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường

- Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước

- Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình

- Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: ngạc nhiên, hãnh diện rồi xấu hổ

=> Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sữa chữa nó

2. Nhân vật người em gái – Kiều Phương

- Say mê hội họa: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, vẽ đẹp

- Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động

- Độ lượng, nhân hậu

=> Giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng.

Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    văn bản bức tranh của em gái tôi đc viết theo phương thức biểu đạt nao

    Các câu hỏi tương tự

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    thể loại, phương thức biểu đạt, sự việc chính của bài bức tranh của em gái tôi gúp mình đi mình cho một tick

    Các câu hỏi tương tự

    Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi

    Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

    A. Người em gái

    B. Người em gái, anh trai

    C. Bé Quỳnh

    D. Người anh trai

    Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

    A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

    B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

    C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

    D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

    Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

    A. Miêu tả

    B. Tự sự

    C. Biểu cảm

    D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

    Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

    A. Lời người anh, ngôi thứ nhất

    B. Lời người em, ngôi thứ hai

    C. Lời tác giả, ngôi thứ ba

    D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

    Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

    A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

    B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

    C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

    D. Ngăn cản không cho em nghịch

    Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

    A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

    B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

    C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

    D. Vui mừng vì em có tài

    Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

    A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ

    B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

    C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,

    D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

    Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

    A. Em gái mình vẽ không đẹp

    B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

    C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

    D. Em gái vẽ sai về mình

    Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

    A. Hồn nhiên, hiếu động

    B. Tài hội họa hiếm có

    C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

    D. Không quan tâm đến anh

    Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

    A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

    B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

    C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

    D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người

    -         Nắm được tác giả, thể loại, đặc điểm của thể loại, người kể chuyện, ngôi kể, phương thức biểu đạt, nhân vật, sự việc, chi tiết ….trong văn bản

    dế mèn phiêu lưu kí

    lao xao ngày hè

    giọt sương đêm

       II. Phần tri thức và thực hành tiếng Việt:

    1.     Tri thức tiếng việt:

    -         Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ, vị ngữ

    -         So sánh

    2.     Thực hành:

    -         Biết phân tích cấu tạo câu : chủ ngữ, vị ngữ

    -         Biết mở rộng chủ ngữ thành một một cụm danh từ, mở rộng vị ngữ thành một cụm động từ, tính từ

    -         Nhận diện phép so sánh và nêu tác dụng

    III.           Phần viết:

    1/ Viết ngắn

    1.     Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn

    2.     Qua văn bản “Giọt sương đêm”, nêu suy nghĩ của mình về thái độ và cách ứng xử với quê hương, với nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên bằng một đoạn văn

    3.     Chia sẻ với bạn ấn tượng và cảm xúc của em sau khi đọc “Lao xao ngày hè” của Duy Khán bằng một đoạn văn