Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn nghĩa là gì

Chắc hẳn khi xem phim Hoa Ngữ bạn đã thường xuyên nghe được những câu danh ngôn, thành ngữ Trung Quốc rồi đúng không nào? Có lẽ, Quân tử Nhất Ngôn – Tứ Mã Nan Truy là câu nói hầu như phim cổ trang kiếm hiệp Hoa Ngữ nào cũng có. Bạn đã hiểu nghĩa của câu tục ngữ này chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

Bên cạnh đó để học tốt, bạn có thể tham khảo thêm các Phần Mềm Dịch Tiếng Trung tốt nhất hiện nay.

Trong sách “ Luận ngữ” Khổng Tử có đưa ra dấu hiệu nhận biết “ kẻ quân tử”. Người quân tử nó ra một lời có sức nặng như núi Thái Sơn. “Quân tử nhất ngôn tứ mã nan truy nghĩa là “ quân tử nói một lời, bốn ngựa khó đuổi”. Vì thế, một lời đã phát ra không thể thu lại, lời nói quân tử rất uy tín không dễ thay đổi.

Thời phong kiến thì quân tử là từ được dùng để chỉ những người biết đối nhân xử thế. Chỉ những người biết cách đối nhân xử thế. Những người có học vấn và mang nặng tư tưởng của Không Tử mà “ quân tử” dường như để chỉ những người đàn ông, phụ nữ không được nhắc đến, “ không xứng” khi được gọi như vậy. Thực tế, đến nay có lẽ quan điểm này đã được thay đổi.

“ Nhất ngôn” là một lời nói ra là không thay đổi. Vì thế, ta có thể hiểu tổng thể câu tục ngữ nghĩa là một người tử tế, một người có thể cư xử đúng mực thì lời nói là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải để hứa suông.

Quân tử nhất ngôn: 君 子 一 言/ jūn zǐ yì yán /

Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm do khổng tử đưa ra để dạy cho con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Xét về nghĩa đen thì có thể minh, đức độ như vua, quan niệm về quân tử nói chung rất nhiều nhưng cơ bản là vậy.

Nhất ngôn là một lời tức là nếu anh nói ra một lời thì giữ lấy lời, phải chính xác, phải trước sau như một. Ngược lại mà ăn nói hai lời, ăn ở hai lòng, lèm bèm, dèm pha thì hay bị gọi là “ lấy lòng kẻ tiểu nhân để đo lòng người quân tử”.

“Quân tử nhất ngôn tứ mã nan truy” là một câu thành ngữ để chỉ rằng:

  • Đối với những người quân tử là những người có hành vi khoáng đạt, nói là làm, anh hùng thường giúp đỡ những người khó khăn, người yếu thế hơn mình. Quân tử gặp chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay giúp đỡ.
  • Có những khi giúp đỡ người khác có thể làm cho họ khó khăn, nhiều khi ảnh hưởng đến bản thân nhưng họ vẫn sẵn sàng ra tay cứu giúp, không nền hà, không so đo về bản thân mình,…Đó là tính cách của người quân tử.
  • Những người quân tử đã nói thì lời nói của họ nặng tựa Thái Sơn, họ rất trọng lời nói, trọng lời hứa. Khi họ đã nói thì nó sẽ làm ngay. Chứ không phải như kẻ tiểu nhân, đầu lưỡi thì ngọt nhưng đằng sau là tìm cách hại người hoặc chỉ hứa suông không bao giờ thực hiện. Lời nói đã phát ra thì không bao giờ thay đổi. Vì thế, tứ mã nan truy là vế giải thích cho tính cách khí khái của người quân tử.

Tóm lại: Cả câu dùng để diễn tả tính cách của người quân tử, đã nói là làm, đã quyết định là không bao giờ thay đổi, họ sống luôn theo chính kiến của mình. Khác với kẻ tiểu nhân luôn tìm cách nịnh nọt, làm được lòng trên lừa dối lòng dưới.

Xem thêm

Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy một lời nói ra bốn ngựa khó đuổi. Điển hình:

  • Không nói những lời tức giận: Kiểm soát được lời nói lúc nóng giận thường khó nghe, đôi khi làm tổn thương người khác.
  • Không nói những lời chán nản, thối chí: Cuộc sống đôi khi cần những lời cổ vũ động viên hơn là những lời làm nhụt chí.
  • Không nói những lời oán trách: Những lời bất mãn thường gây ra nhiều bất hòa, thị phi, thâm chí cả người trong gia đình cũng không tránh khỏi.
  • Không nói những lời tổn thương: Lời tổn thương người khác có thể làm người khác tổn thương nhất thời nhưng thực ra lại hại chính mình.
  • Không nói những lời khoe khoang: Khoe khoang thực tế chẳng được lợi ích lâu dài, trái lại còn làm mình tổn thương, người nghe cũng không thấy đồng tình.
  • Không nói những lời ngông cuồng: Nói nhiều lời ngông cuồng, thường xuyên sẽ gặp hối hận. Người hành sự ngôn cuồng, họa phúc tự phải gánh.
  • Không tiết lộ những chuyện riêng tư của người khác: Sống trên đời có rất nhiều chuyện bí mật, từ gia đình cho đến quốc gia đại sự, người có bí mật của người, công việc

KẾT LUẬN

Quân tử nhất ngôn dùng để diễn tả tính cách của người quân tử, đã nói là làm, đã quyết định là không bao giờ thay đổi, họ sống luôn luôn có chứng kiến của mình. Chắc tới đây bạn đã hiểu được ngữ nghĩa của danh ngôn này rồi đúng không nào? Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Bài làm

Dễ dàng nhận thấy được rằng, chính trong một con người tồn tại trong xã hội không bao giờ có thể tách biệt mà luôn phải hoà nhập với cộng đồng. Và khi đã là một người được coi trọng, luôn luôn giữ chữ tín, nói một là một hai là hai. Nói là phải làm thì đúng như ông cha ta cũng đã từng có câu như để khuyên dạy con cháu đó chính là câu: “Quân tử nhất ngôn”.

Trước hết, ta phải hiểu ý của câu nói “Quân tử nhất ngôn” có nghĩa là gì? Như ta đã biết được chính trong xã hội phong kiến thì “quân tử” là từ được dùng để chỉ những người biết cách đối nhân xử thế. Chỉ những người có học vấn và còn do mang nặng tư tưởng của Khổng Tử mà “quân tử” ở đây dường như là để chỉ là những người đàn ông, phụ nữ không được nhắc đến và “không xứng” khi được gọi như vậy, nhưng thực tế cho đến nay có lẽ quan niệm này đã thay đổi. “Nhất ngôn” đó chính là một lời không thay đổi. Do vậy, ta có thể hiểu tổng thể câu tục ngữ này có nghĩa đó chính là một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.

Ta như đã biết được rằng chính cộng đồng là một quần thể người khổng lồ và mỗi cá thể không sống một cuộc đời độc lập mà chúng ta dường như cũng phải có mối quan hệ với những người khác. Thực sự thì ta như biết được ít nhiều thì một người cũng đã từng phải hứa hẹn một điều gì đó với người khác như hứa cùng đi chơi, hứa cùng làm bài tập, hứa cho vay hay trả tiền, … Và cho dù là khác nhau về tính chất xong tất cả mọi lời hứa hẹn đều có điểm chung đó chính là người hứa phải thực hiện nghiêm túc lời hứa đó của mình. Thực sự để là người “quân tử” trong mọi thời đại đã khó thì để giữ lời hứa, nói một lời mà không sai trái cũng thật là khó biết bao nhiêu. Ta như hiểu rằng chính người không giữ lời hứa sẽ mất uy tín và tình cảm từ mọi người xung quanh bởi chẳng một ai lại có thể có thiện cảm với người năm lần bảy lượt thất hứa hoài mà không làm được.

Qủa thực ta như biết được rằng chính việc mà chúng ta cứ giữ lời hứa hay giữ chữ tín còn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Không thể phủ nhận được rằng chính việc giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta tạo dựng lòng tin và uy tín đối với người khác. Đồng thời qua đó giúp quan hệ giữa cả hai thân thiết và duy trì lâu dài.

Ta như thấy được bản thân chúng ta là một người học sinh còn trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng rèn cho mình phẩm chất biết giữ chữ tín bằng cách không thất hứa từ những việc nhỏ nhất. Thế rồi khi mà chúng ta lại hứa với mẹ sẽ dọn nhà em sẽ hoàn thành ngay. Khi chúng ta hứa sẽ sang học cùng bạn nếu không có việc bận đột xuất em sẽ không thất hứa, khi hứa với cô giáo sẽ hoàn thành xong bài tập em sẽ không trễ và thất hứa…. Em cũng thiết nghĩ rằng sẽ có những lời hứa dễ dàng thực hiện xong cũng có một vài việc sẽ khó khăn hơn. Nhưng em cũng hiểu được rằng chúng ta cũng như chỉ cần kiên trì đến cùng chúng ta có thể thực hiện mọi điều mà mình đã hứa. Và em như hiểu được việc hoàn thành lời hứa với người khác ấy sẽ giúp chúng ta được tin tưởng, đồng thời cũng như sẽ được yêu mến hơn và khi người khác có chuyện vui hay buồn gì cũng sẽ nhớ đến chúng ta. Thực sự ta như biết được rằng chính cái cảm giác được mọi người tin yêu nó hạnh phúc lắm chứ.

Con người chúng ta hãy cố gắng để làm đúng lời hứa, giữ chữ tín là một phẩm chất đáng quý. Thực sự khi mà tất cả mọi người cần cố gắng rèn luyện để bản thân có được phẩm chất ấy, đặc biệt đó chính là việc khi mà tất cả chúng ta hứa hẹn với một ai đó thì không được thất hứa và phải luôn tâm niệm lời dạy đúng đắn của ông cha ta đã khuyên nhủ đó chính là “Quân tử nhất ngôn”.

Minh Nguyệt

Chưa biết thực hư thế nào nhưng Facebook đã tràn ngập thông tin về ông Đoàn Ngọc Hải, người từng dũng cảm viết đơn xin từ chức Phó Chủ tịch Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vì không dẹp được vỉa hè, nay ông lại xin rút đơn từ chức. Người ta lại một lần nữa bất ngờ, như cái ngày mà ông xin từ chức. 

Ông Hải rút đơn xin từ chức rồi sao?

Nghe thì có vẻ khó tin, cũng chưa có gì xác thực nhưng thông tin trên đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook. Phải chăng, dư luận đã quá kì vọng vào ông Hải, đặt niềm tin tuyệt đối cho một con người dũng cảm duy nhất còn sót lại “dám nói, dám làm”.

Nói đi nói lại mới là khôn?

Xin đừng vội đặt những suy nghĩ đơn giản theo kiểu ở Việt Nam chẳng có ai có thể từ bỏ chức vị của mình nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Rằng ông Hải rút đơn xin từ chức chỉ là để cố gắng giữ ghế, giữ thêm những lợi ích nào đó.

Nghĩ ở một phương diện khác, hãy tự hỏi nếu ông Hải từ chức thì ông ấy sẽ nhận được gì. Chắc là một cuộc sống an nhàn không cần phải đi dẹp từng người bán hàng, dẹp từng trụ bê tông xây thừa thãi, kiểm tra từng chung cư không có hệ thống phòng cháy,… Đương nhiên là cũng sẽ không có lương của nhà nước, và cũng chẳng còn quyền lực rồi nhé. Từ chức như vậy nghĩ thì chẳng khác nào như những vị ẩn sĩ ngày xưa kiểu “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao”. Nghe cũng có vẻ hấp dẫn, nhưng hình như là chưa có khôn.

Tự nhiên bây giờ dư luận cả nước đều biết đến ông Hải rồi, ai ai cũng biết đến quyết tâm dọn dẹp vỉa hè của ông ấy, ai cũng biết ông có khí chất dám nói, dám làm,… Nhiều người ủng hộ lắm chứ, từ chức rồi người ta cũng sẽ lãng quên một người như vậy rồi sao?

Cũng cần nhìn vào thời gian mà thành phố Hồ Chí Minh xử lý đơn xin từ chức của ông Hải. Chắc cũng lâu lắm rồi, sau bao lần báo chí đưa tin thì thành phố vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức về vụ việc này. Phải chăng, chính quyền thành phố đang muốn giữ cho bằng được ông Hải ở lại nên mới chần chừ, không dứt khoát xử lý đơn xin từ chức của ông ấy?

Xâu chuỗi tất cả những dữ kiện này lại, không biết dư luận tác động, chính quyền thành phố tác động, hay cá nhân ông Hải tự thay đổi, việc ông ấy xin rút đơn từ chức [nếu là sự thực] sẽ thật sự là điều “khôn” chứ chẳng có dại. Đã có tiếng rồi, bây giờ ở lại vị trí cũ kiểu gì chẳng có cơ hội được “miếng”.

“Miếng” gì ở đây!

Đơn giản là thế này, một ông Hải cương trực dám nói dám làm, quyết tâm “diệt” sạch bằng được những cái chướng tai gai mắt ở Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Mà theo ông cũng như sự phản ánh của dư luận, có sự đứng phía sau của những cán bộ nào đó. Ấy thế thì, ông Hải mà nghỉ việc thì chẳng phải những người phía sau kia vui lắm hay sao? Họ sẽ tiếp tục chia cho nhau “những miếng bánh” từ vỉa hè, từ chung cư không có phòng cháy, từ những nhà hàng ăn chơi thuốc, mại dâm,… Ôi thôi, nghĩ đến cái cảnh này thì còn sợ hơn cái cảnh có một ông Đoàn Ngọc Hải dám nuốt lời, dám rút đơn xin từ chức để tiếp tục đấu tranh với cái sai. Xin thưa là thành phố Hồ Chí Minh lúc này cần rất nhiều ông Đoàn Ngọc Hải, chứ không chỉ riêng một mình ông Hải này. Giữ được một ông Hải xem ra cũng là điều may mắn.

Như thế là cái miếng mà ông Hải sẽ giành giật lại là giành giật cho số đông người dân đang kỳ vọng vào ông như tôi đây, chứ không phải như những cá nhân khác là giành miếng về cho bản thân mình.

Có tư duy một chút đi, chẳng ai ngu gì mà tự để người đời gọi là “quân tử nuốt lời” đâu. Với tôi, ông Hải lại một lần nữa dũng cảm hơn người thường bởi ông có thể để một bộ phận người nào đó hiểu sai ông là kẻ “nuốt lời, nói đi nói lại”, nói được không làm được, và từ đó giành lấy cơ hội có thể tiếp tục đấu tranh với cái sai, cái không đúng.

Sau cùng, lời nói chẳng mất tiền mua, nhìn vào ông Hải xin thua nhiều lần. Thời gian, hành động và kết quả của ông Hải làm được mới là thứ để chúng ta quan tâm nhiều nhất chứ không phải là lời nói thoáng qua trên mạng xã hội, của tin đồn, của ai đó,… Đừng quên rằng, cán bộ thì cũng do dân mà ra, có dân mới tồn tại. Nhân dân cũng phải quyết định được có cho phép ai tồn tại trong bộ máy nhà nước hay không cơ chứ. Chờ xem ông Hải có làm được những gì đã nói, đã quyết tâm làm hay không rồi hãy phán quyết ông ấy nên nghỉ hay nên đi làm…

Video liên quan

Chủ Đề