Sàn giao dịch nông sản xuất khẩu


Thông tin FoodMap gọi vốn thành công 500.000 USD cho thấy kết nối và tiêu thụ nông sản trên nền tảng công nghệ đang là hướng đi khả thi của nhiều startup Việt Nam.

Xu hướng chung của thế giới 

FoodMap đang phát triển với tốc độ 20%/tháng về số lượng người bán, chủng loại nông sản cũng như đơn đặt hàng. Ra đời sau FoodMap ít lâu, FoodConnect cũng đã thu hút hơn 1.000 nông dân tham gia liên kết trên nền tảng công nghệ sau 3 tháng bắt đầu dự án. Thế mạnh của startup này là kết nối được với các hợp tác xã, trong đó có Liên minh hợp tác xã tỉnh Tiền Giang - nguồn cung cấp trái cây đa dạng và chất lượng.

Đầu năm nay, theo kế hoạch lẽ ra lô hàng 13 tấn cà phê đầu tiên mang thương hiệu Upta, được trồng theo chuẩn sản xuất châu Âu - GlobalGAP từ các nông trại ở huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã xuất sang Thụy Sĩ. Dịch COVID-19 bùng phát, kế hoạch xuất khẩu không thành. Chủ nhân của thương hiệu Upta tìm đến Dotata (Công ty Mộc Thiên Ân) đề nghị hỗ trợ.

Giám đốc Dotata sau khi kiểm tra lô cà phê đã chấp nhận thanh toán một phần giá trị và cam kết tìm đầu ra cho lô hàng. Thông qua mạng lưới đối tác từ Bắc vào Nam, chưa tới một tuần sau khi gửi mẫu sản phẩm để giới thiệu, Dotata đã nhận được yêu cầu nhập hàng từ 4 chủ quán kinh doanh cà phê và tiêu thụ hết 13 tấn chỉ sau hơn một tháng.

Hiện nay, không chỉ chuẩn bị đưa cà phê Upta đi Mỹ, Dotata còn gửi mẫu sản phẩm sang Singapore và Na Uy. Dotata hoạt động theo mô hình khá đơn giản, đó là liên kết giữa doanh nghiệp - nhà sản xuất - nhà khoa học, trong đó, Dotata đảm nhận khâu thương mại, kết nối nông sản Việt với thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm nông sản được phân phối bởi Dotata đều được quản lý thương hiệu, thực hiện chuỗi cung ứng khép kín, đạt chuẩn GlobalGAP và hữu cơ (organic)...

Song song với các startup, hơn một năm qua, nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Bình Phước... cũng đã ra mắt sàn giao dịch nông sản được đầu tư hàng chục tỉ đồng. Dù hiện tại khả năng thành công của mỗi sàn hầu như chưa rõ ràng nhưng lĩnh vực này được đánh giá là tiềm năng, bởi vì Việt Nam sẽ phải theo xu hướng phát triển chung của thế giới.

Chủ nhân của một sàn giao dịch đang tạm ngưng hoạt động cho biết, sàn giao dịch nông sản tương tự mô hình chợ online ở chỗ muốn tồn tại và phát triển phải có người đến họp chợ. Ở giai đoạn các sàn chạy thử, miễn phí giao dịch thì có người mua bán, nhưng đến khi thu phí như tiền thuê gian hàng, phí quản lý..., tiểu thương lại hết mặn mà. Nhiều sàn vì vậy mà chết yểu.

Hiện tại, doanh nghiệp Việt đã tham gia các sàn quốc tế để bán hàng xuất khẩu và nhiều sàn lớn trên thế giới cũng đang phát triển cho thị trường Việt Nam. Điều này giúp phát triển chợ nông sản Việt online, đồng thời, các công ty nước ngoài cũng có được cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) thông qua hành vi mua bán của người dùng. Do đó, để các sàn giao dịch nông sản Việt Nam phát triển, cần nhà đầu tư có khả năng chịu lỗ thời gian đầu, chờ được đến thời gian người dùng chấp nhận đóng phí để chợ tự sống được.

Địa phương hóa sàn giao dịch 

Trong một hội thảo tại TP.HCM, ông Tony Yin, đại diện Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc), cho rằng nông sản, trái cây là sản phẩm lợi thế của Việt Nam nhưng để bán tốt qua sàn giao dịch, cần phải có sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. “Đối với trái cây, tại Việt Nam riêng khâu vận chuyển khiến hàng hư hỏng phải bỏ đến 60%, trong khi tỉ lệ toàn cầu là 40%. Nếu Việt Nam cải thiện logistics sẽ thúc đẩy bán hàng qua mạng, tăng lợi nhuận từ việc giảm hao hụt”, ông Tony Yin cho biết.

Khi đã đi vào chuyên nghiệp, ngoài chức năng kết nối, sàn giao dịch nông sản còn là nơi tập trung nguồn lực tài chính của xã hội cho ngành nông nghiệp. Vì vậy, các sàn giao dịch nông sản mở ra là cần thiết, ngay cả Singapore thời điểm mới đạt 3 triệu dân đã có sàn thủy sản, sàn thịt heo...

Sự chậm trễ của Việt Nam trong lĩnh vực này có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thiếu năng lực để xây dựng các sàn giao dịch hàng hóa phù hợp với đặc trưng sản xuất trong nước. Sau 10 năm hoạt động không hiệu quả, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã chính thức khai tử sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột. Thực tế, không riêng gì tình trạng chết yểu của sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, nhiều sàn giao dịch nông sản khác cũng phải tạm ngừng giao dịch dù có ngân hàng hỗ trợ, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, kho chứa hàng, cảng và nhiều công trình phụ trợ khác.

Nếu nhìn vào Ethiopia sẽ thấy trước năm 2008, thực trạng sản xuất và mua bán cà phê nước này manh mún y như Việt Nam. Tuy nhiên sàn giao dịch cà phê Ethiopia (ECX) đã nhanh chóng thành công, trong khi các nước xung quanh Ethiopia cũng xây dựng sàn giao dịch và hầu hết đều thất bại giống Việt Nam.

Nguyên nhân chính là sàn giao dịch cà phê Ethiopia hoàn toàn được nước này tự xây dựng, chính quyền không lấy bất cứ nguồn lực nào từ bên ngoài. Bản chất tự tạo dựng này là yếu tố quan trọng cho sự thành công của ECX. Nghiên cứu của Ecobank châu Phi cho rằng Ethiopia đã địa phương hóa thành công sàn giao dịch của mình khi đặt các nhà kho và chuỗi cung ứng ở trung tâm chiến lược phát triển. Theo nhận định của Ecobank, mỗi mô hình sàn giao dịch chỉ thích ứng với điều kiện cụ thể của riêng nó, nếu áp dụng cùng một mô hình cho những địa phương khác nhau thì rất khó thành công.

Đa số các nước, trong đó có Việt Nam muốn nhập khẩu một mô hình sàn giao dịch từ Mỹ hoặc châu Âu rồi áp dụng rập khuôn, chứ chưa chú trọng sáng tạo và địa phương hóa cho phù hợp với quốc gia mình như Ethiopia đã làm


Thứ tư, 01/07/2020 - 07:15 AM

Làm thế nào để biến thế mạnh của nông sản và hàng tiêu dùng của Việt Nam thực sự có nội lực mà không còn cần phải “giải cứu”, không phải lệ thuộc vào một thị trường mà quay lại phục vụ thật tốt chính thị trường nội địa Việt Nam? Chương trình kích cầu tiêu dùng 2020 được Sở Công Thương TP.HCM tổ chức trên địa bàn thành phố là một trong những giải pháp tuy không sớm nhưng vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chương trình là nền tảng để cả nước cùng chung tay xây dựng một nơi như một "sàn giao dịch" để quy tụ, buôn bán trao đổi nông đặc sản; giúp khách hàng được "mua tận gốc", còn nông dân thì "bán tận ngọn".

Được biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.HCM, Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ An Khang Land (Công ty An Khang Land) là đơn vị đồng hành cùng Sở Công Thương TP.HCM tổ chức chương trình “Kích cầu tiêu dùng năm 2020” được tổ chức trong trong 4 ngày (2-5/7/2020) tại khuôn viên rộng 10.000m2 của Công ty An Khang Land, số 19, đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Sàn giao dịch nông sản xuất khẩu
Mô hình 63 khu nông đặc sản của cả nước sẽ được hội tụ tại số 19, đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Tấn Phúc.

Công ty An Khang Land cho biết: Các doanh nghiệp đăng ký trưng bày sản phẩm tại Chương trình Khu Nông sản - Đặc sản Việt trước ngày 5/7/2020 sẽ được ưu tiên bố trí mặt bằng kinh doanh và chính sách ưu đãi đặc biệt: miễn phí mặt bằng tối đa 6 tháng.

Mục đích của chương trình này nhằm tổ chức kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp xúc, đàm phán trực tiếp với nhau trong khu vực kết nối, giữa đơn vị sản xuất và nhà phân phối, giữa đơn vị sản xuất và đơn vị xuất nhập khẩu. Chương trình Kích cầu tiêu dùng năm 2020 của TP.HCM được biết là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng trên 700 gian hàng, 500 doanh nghiệp tham gia đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước.

Sàn giao dịch nông sản xuất khẩu
Nông đặc sản của mỗi tỉnh, thành sẽ được quy hoạch vào từng gian hàng rất nổi bật. Ảnh: Tấn Phúc.

Ban tổ chức sẽ tổ chức 2 khu gian hàng bao gồm Khu gian hàng doanh nghiệp TP.HCM để trưng bày sản phẩm chủ lực, sản phẩm bình ổn thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp uy tín do các Hội ngành nghề TP.HCM giới thiệu. Còn lại là Khu vực gian hàng địa phương trưng bày đặc sản vùng miền, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản, thực phẩm đạt chuẩn an toàn, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của các địa phương khác.

Trong 4 ngày của chương trình, nhiều hoạt động kích cầu sẽ được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất triển khai thông qua hoạt động khuyến mại, giảm giá. Doanh nghiệp được tổ chức khuyến mại tập trung, giá trị khuyến mại được vượt mức 50% giá trị hàng hóa trong thời gian tham gia chương trình.

Nông dân có "sân chơi riêng" 

Nằm trong Chương trình Kích cầu tiêu dùng năm 2020, trên tinh thần cùng chia sẻ khó khăn nhằm hỗ trợ người nông dân, nhà vườn, hộ kinh doanh, doanh nghiệp của 63 tỉnh, thành bằng cách tạo "sân chơi", có cơ hội tiêu thụ hàng hóa, phát triển thị trường, phục hồi hoạt động kinh tế sau đại dịch Covid-19. Chương trình Khu Nông sản - Đặc sản Việt mà Công ty An Khang Land đã phối hợp triển khai mong muốn trở thành một điểm kích cầu kết nối, trưng bày, triển lãm, bán và giới thiệu nông đặc sản của cả nước đầu tiên tại TP.HCM. Theo đó, các doanh nghiệp, người nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất quy mô lớn nông đặc sản của cả nước đều có thể đăng ký tham gia trưng bày, kinh doanh. Đây cũng là "sân chơi" cho hơn 60 triệu nông dân cả nước, cũng như qua đây người nông dân không còn phải "giải cứu" nông sản nữa. 

Sàn giao dịch nông sản xuất khẩu
Sàn giao dịch nông đặc sản sẽ là cơ hội tuyệt vời cho người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận có thể dễ dàng mua được thực phẩm sạch, đặc sản của cả nước mà không phải đi xa. Ảnh: Tấn Phúc.

Mục tiêu trở thành sàn giao dịch cho ngành Nông nghiệp Việt Nam, Khu Nông sản, Đặc sản Việt quy tụ hàng hóa, sản phẩm nông sản, đặc sản mang văn hóa đặc trưng vùng miền của các tỉnh thành trên cả nước, cung cấp và trực tiếp phục vụ người tiêu dùng Việt được dùng “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Qua đây cũng mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa đồng thời giới thiệu quảng bá đến khách du lịch, làm nền tảng để phát triển các thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế đất nước.

Doanh nghiệp - Gian hàng khi tham gia trưng bày sản phẩm tại Chương trình, đăng ký trước ngày 5/7/2020 tại Khu Nông sản - Đặc sản Việt sẽ được ưu tiên bố trí mặt bằng kinh doanh và chính sách ưu đãi đặc biệt miễn phí mặt bằng tối đa 6 tháng.

Sàn giao dịch nông sản xuất khẩu
Công ty An Khang Land đã quyết định miễn phí tới 6 tháng cho các doanh nghiệp tham gia chương trình trưng bày, giao dịch nông đặc sản tại "Sàn giao dịch". Ảnh: Tấn Phúc.

Cùng với chính sách ưu đãi miễn phí mặt bằng cho các gian hàng, Công ty An Khang Land còn tạo nên một không gian văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực đa dạng với nhiều phân khu chức năng như: Khu phố cổ Hà Nội, Khu phố cổ Hội An, Khu phố Huế, Sài Gòn xưa, Khu Lễ hội Ánh sáng Hàn Quốc, Khu đường hoa Sài Gòn xưa mang đậm chất Nam Bộ…

Ngoài ra, An Khang Land hỗ trợ chi phí tổ chức các hoạt động quảng bá, tổ chức sự kiện, truyền thông xuyên suốt nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách hàng tại TP.HCM, các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…) và khách du lịch (Hàn, Nhật…).