Sáng kiến dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ

Thông tin sản phẩm
  • sáng kiến kinh nghiệm mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn văn học sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2013 sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái

    • Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh:

    Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành.

    Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơimầm nonyêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu.

    Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ mầm non tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo. Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập hòm thư cha mẹ ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.

    Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.

    Muốn trẻ em hình thành được tính quan tâm đến mọi người thân xung quanh trẻ thì nhà trường và phụ huynh phải thống nhất những yêu cầu giáo dục trẻ. Giáo viên thông báo với phụ huynh những biện pháp giáo dục trẻ, yêu cầu phụ huynh theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực tiễn ở nhà để cùng phối hợp giáo dục trẻ.

    Sáng kiến dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ

    Biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi biết chia sẻ

    IV Kết quả

    1.Về phía trẻ:

    Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thu được một số kết quả đáng mừng:

    Đa số trẻ lớp tôi đã thực hiện được một số nội quy của lớp: Sau khi chơi xong trẻ biết xếp, cất đồ chơi gọn gàmg đúng nơi quy định. Khi chơi không xô đẩy, không tranh giành đồ chơi, cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm, trẻ biết nhừơng nhịn, chia sẻ đồ chơi với bạn.

    Trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm ơn khi được nhận đồ và biết xin lỗi khi có lỗi. Trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và những người xung quanh. Biết quan tâm, giúp đỡ ông bà, bố mẹ và cô giáo

    Trẻ rất vui vẻ tự tin mỗi khi đến lớp

    Trong giờ chơi trẻ không còn hiện tượng đánh nhau, tranh giành đồ chơi nữa. Trẻ chơi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, trẻ cũng biết tự phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm chơi.

    Trong giờ học trẻ tự nhắc nhau giữ gìn vở, đồ dùng của lớp, không vẽ bậy ra bàn, không xô đẩy ghế, và trẻ thi đua xem ai làm bài đẹp, xong sớm.

    Trẻ biết quan tâm, chia sẻ công việc với cô và bạn bè như: Giúp cô chia thìa, đĩa về bàn hay phơi khăn cùng cô, lấy rổ màu, những đồ dùng của trẻ khi cô yêu cầu.

    Phụ huynh nhận thức đúng tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ từ đó phối hợp với giáo viên cùng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

    Các bậc phụ huynh đã có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn, tiếng nói, phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.

    Phụ huynh phấn khởi khi thấy con mình ngày một ngoan hơn, các cháu về nhà rất ngoan, biết vâng lời và biết chia sẻ công việc cùng ông bà, bố mẹ như: Khi đi học về các cháu đều biết chào ông bà, bố mẹ những ai có mặt ở nhà, biết nhặt rau cùng mẹ, biết lấy nước mời mọi người, trong nhà có ai ốm trẻ cũng biết hỏi han và lấy thuốc, nước cho, cháu ra đường nhìn thấy người lớn biết chào hỏi lễ phép không cần bố mẹ nhắc nhở.

    Các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé mỗi ngày đến trường là một ngày vui

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    Để giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh đạt kết quả cao:

    Cô giáo phải năm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

    Nắm được hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp.

    Cô phải xây dựng tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để trẻ được chia sẻ.

    Cô giáo phải linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ thông qua các hoạt động.

    Cô biết tận dụng các tình huống xảy ra để giáo dục trẻ biết quan tâm , chia sẻ.

    Cô phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

    Cô phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục nuôi dạy trẻ trở thành những có ích cho xã hội.

    Từ những biện pháp áp dụng tôi đã rút ra được những bài học bổ ích: Bản thân cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, cô phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thỏa mái khi trẻ đến lớp. Sưu tầm tranh ảnh, thơ chuyện có nội dung giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ bạn, cô trên lớp. Dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người những công việc vừa sức mình.

    Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau.

    Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các hoạt động học, các hoạt động vui chơi, ngoài ra tôi còn được phụ huynh, đồng nghiệp tin tưởng, yêu quý

    Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Những kinh nghiệm này đã được các đồng nghiệp trong trường áp dụng đạt kết quả caonày bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo bé trong trường

    Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của phòng giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.

    Xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay

    Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoductre34tuoi