Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp

Tổng hợp các đề tài sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ hay nhất trong giảng dạy dành cho giáo viên thảm khảo.


Page 2

Tổng hợp các đề tài sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ hay nhất trong giảng dạy dành cho giáo viên thảm khảo.

  

Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp

Dưới đây là link download Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ cấp THPT (SKKN môn Công nghệ lớp 10, 11, 12), sẽ thường xuyên cập nhật các bộ tài liệu mới trên site:

Hãy thường xuyên ghé qua site để tham khảo những tài liệu mới nhất. 

Ok

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp

Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp
10
Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp
236 KB
Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp
0
Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp
84

Sáng kiến kinh nghiệm môn Công nghệ nông nghiệp

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

PHẦN MỞ ĐẦU Lý Nhân được tỉnh Hà Nam xác định là huyện sản xuất nông nghiệp; trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực. Diện tích sản xuất nông nghiệp hiện nay duy trì gần 9.870ha (trong đó trồng lúa là 6.353ha, trồng màu là 2.013ha và diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.502,4ha). Năm 2015: giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt 1.760 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010); sản lượng lương thực có hạt đạt 97.448 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 22.900 tấn (trong đó thịt lợn hơi đạt : 18.350 tấn); giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị canh tác đạt 95 triệu đồng/ha. Trên địa bàn huyện đã được quy hoạch và đang triển khai thực hiện 02 Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích trên 350ha (khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Nhân Khang diện tích 118,37ha và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 2 xã Xuân Khê - Nhân Bình diện tích 239,96ha). Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế là: Ruộng đất nông nghiệp tuy đã được dồn đổi nhưng bình quân diện tích theo khẩu và hộ thấp nên quy mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất cao vì vậy tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm; thu nhập của người dân nông thôn còn thấp. Tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế, ngại đổi mới;... Để góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và thu hút các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn tôi đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”. 1 PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng công nghiệp hóa nông nghiệp của huyện Lý Nhân 1. Kết quả thực hiện 1.1. Trồng trọt Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất Tổ chức sản xuất các loại cây trồng theo hướng tập trung thâm canh tăng vụ, cơ cấu cây trồng từng bước được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Cây lúa: Giữ ổn định diện tích đất lúa cả năm là 12.000 ha và đã hình thành vùng đầu tư thâm canh lúa chất lượng hàng hóa đạt trên 30% diện tích. Cây ngô: Là cây lương thực thứ hai của huyện, giữ ổn định diện tích 4.000 ha, gieo trồng chủ yếu bằng các giống ngô lai với bộ giống phong phú phù hợp với điều kiện canh tác và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Bên cạnh đó diện tích trồng ngô nếp cũng đang được mở rộng trong vài năm gần đây. Một số loại cây trồng khác như: Cây lạc, Khoai tây, Dưa chuột, Bí xanh, bí đỏ, rau đậu các loại được gieo trồng bằng các giống mới; Cây ăn quả từng bước được chuyển đổi sang các cây trồng đặc sản có giá trị cao như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, chuối tiêu hồng, chuối ngự Đại Hoàng, bưởi Diễn... Các tiến bộ kỹ thuật mới về phân bón và bảo vệ thực vật được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất: Bón phân cân đối, sử dụng phân bón đa yếu tố NPK trên 50% diện tích, phân bón lá, vi trung lượng: 20% diện tích và diện tích cây hàng năm hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng Vụ Xuân: 100 % diện tích là Xuân muộn, tỷ lệ lúa lai, lúa gieo thẳng trên 50% diện tích; lúa chất lượng trên 35% diện tích. Chuyển đổi chân dược mạ, chân ruộng cao thường xuyên khó khăn về nước sang trồng cây màu, trồng ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao. Vụ Mùa: Tỷ lệ lúa Mùa sớm trên 65% diện tích, 34% diện tích trà Mùa trung, 1% diện tích Mùa muộn; tỷ lệ lúa chất lượng trên 40% diện tích, lúa lai 18% diện tích bằng các giống có năng suất ổn định, thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và kháng bệnh bạc lá. Vụ Đông: Duy trì 4.000 - 4.500 ha, trong đó vụ Đông trên đất 2 vụ lúa trên 2.600 ha, cây trồng vụ Đông hàng hóa từ 1.300 - 1.500 ha; giá trị sản xuất vụ Đông chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Phát triển đa dạng và phong phú các cây trồng vụ Đông theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng theo nhu cầu thị trường. 2 Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất: Làm đất trên 100% diện tích ứng dụng cơ giới hóa; gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng; trên 50% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy,… Liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm: * Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo Cây lúa là cây trồng chủ lực của huyện với diện tích gieo trồng hàng năm 12.000 ha, sản lượng trên 78 nghìn tấn. Năm 2015 toàn huyện duy trì và xây dựng được 4 cánh đồng mẫu với diện tích trên 126 ha, hình thành mô hình liên kết với các doanh nghiệp cung ứng giống lúa, phân bón các loại. Năng suất lúa trong cánh đồng mẫu bình quân cao hơn so với đại trà khoảng 5%, sản phẩm bán ra cao hơn so với ngoài mô hình trung bình là 10%. * Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây hàng hóa xuất khẩu Cây dưa chuột bao tử là cây trồng hàng hóa xuất khẩu chủ lực, diện tích gieo trồng hàng năm từ 320 - 350 ha. Sản lượng từ 960 – 1.050 tấn, đáp ứng cho các nhà máy chế biến tiêu thụ dưa trên địa bàn huyện. Hiện nay,trên địa bàn huyện có 5 công ty thu mua, chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra còn một số cây trồng khác như: cà chua bi, ngô ngọt, ngô nếp… đang được phát triển theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi. * Hình thành một số cơ sở sản xuất, chế biến nấm Thực hiện Đề án phát triển sản xuất nấm ăn tỉnh Hà Nam giai đoạn 20122015 trên địa bàn huyện đã có gần 150 hộ nông dân sản xuất nấm các loại, trong đó có trên 10 hộ đã xây dựng lò sản xuất bịch giống nấm, đây là hạt nhân để phát triển mở rộng. 1.2. Chăn nuôi Đối với chăn nuôi lợn Tổng đàn lợn thịt, lợn nái hiện có trên địa bàn: 121.031 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015: 15.706,8 tấn. Chăn nuôi trang trại: Toàn huyện hiện có 73 trang trại chăn nuôi lợn, Tổng đàn lợn nuôi theo hình thức trang trại và công nghiệp khoảng 11.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 1.756 tấn. Chăn nuôi gia trại, nông hộ: Toàn huyện có khoảng 907 hộ chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại, nông hộ, thường xuyên chăn nuôi từ 5 con đến dưới 100 con/lứa. Tổng đàn lợn nuôi theo hình thức gia trại, nông hộ khoảng 110.031 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 13.950,8 tấn. Đối với chăn nuôi gia cầm Tổng đàn gia cầm hiện có trên địa bàn: 1.029.400 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 2.422,2 tấn. Chăn nuôi trang trại: Toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp, tập trung, quy mô nuôi từ 5.000 – 40.000 con/lứa. Người chăn nuôi đầu 3 tư chuồng trại công nghiệp hiện đại và các trang thiết bị máy móc, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Tổng đàn gà tại các trang trại công nghiệp khoảng 187.300 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 923 tấn. Chăn nuôi gia trại: Toàn huyện hiện có 36 gia trại chăn nuôi gia cầm quy mô nuôi từ 1.000 - 5.000 con/lứa. Tổng đàn gia cầm nuôi theo hình thức gia trại 76.335 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 229 tấn. Chăn nuôi nông hộ: Tổng đàn gia cầm nuôi theo hình thức nông hộ vẫn chiếm khoảng trên 700 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên 1.200 tấn. Đối với chăn nuôi bò sữa Hiện nay toàn huyện có 22 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng đàn 478 con. Sản lượng sữa tươi khoảng 1.095 tấn/năm. Hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa khác cũng áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa một số công đoạn như vắt sữa, thái cỏ, vệ sinh chuồng trại. Chăn nuôi trâu, bò thịt Tổng đàn trâu, bò năm 2015 toàn huyện là 8.149 con, trong đó đàn trâu có 617 con, đàn bò 7.532 con. Tổng sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng năm 2015 là 565,9 tấn. Đàn trâu, bò có xu hướng giảm là do nhu cầu về sức k o không còn, diện tích chăn thả tự nhiên bị thu h p…trâu, bò thịt chăn nuôi theo hình thức nông hộ. Chủ yếu chăn thả tự nhiên và tận dụng phụ phẩm như thân cây ngô, rau màu... làm thức ăn chăn nuôi. Các cơ sở giết mổ Hiện trên địa bàn huyện chưa có cơ sở giết mổ tập trung. Việc giết mổ hoàn toàn thủ công, quy mô nhỏ. Sản phẩm sau giết mổ được đưa đi tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn tỉnh. 1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp Mô hình liên kết 4 nhà, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Các HTX NN đã được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 phù hợp với cơ chế quản lý mới và tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy, các Hợp tác xã chủ yếu chỉ tổ chức thực hiện được các dịch vụ thiết yếu, các dịch vụ sau thu hoạch như bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân thực hiện còn hạn chế. 2. Những tồn tại, hạn chế Sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán theo quy mô nông hộ là chủ yếu, phát triển thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng chậm; công tác xây dựng thương hiệu nông sản chưa được quan tâm. Cơ giới hóa trong các khâu gieo trồng, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; ngành nghề, dịch vụ nông thôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, chủ yếu chưa qua đào tạo. 4 Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản còn thấp. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lỏng lẻo, đầu ra cho sản phẩm không ổn định... Rủi ro về dịch bệnh cao, khả năng chống chịu với dịch bệnh còn yếu k m do sản xuất quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình do đó gây khó khăn trong việc phòng ngừa dịch bệnh. Đa số các hộ chăn nuôi tự bán sản phẩm, không qua hợp đồng tiêu thụ, không có liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ. Việc ứng dụng công nghiệp hóa trong chăn nuôi có xu hướng tăng dần nhưng còn chậm, chưa có ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn hạn chế, có rất ít trang trại sử dụng camera, gắn chíp theo dõi, quản lý đàn vật nuôi. Việc gắn thẻ tai theo dõi, quản lý đàn vật nuôi bố m chưa đồng bộ, mới áp dụng được trên đàn bò sữa, một số lợn đực giống, lợn nái ngoại. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng quy hoạch vùng sản xuất thấp, thiếu sự liên kết, thống nhất giữa các loại quy hoạch, chưa gắn chặt chẽ với nguồn lực thực hiện. Các cơ sở bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, cơ sở giết mổ tập trung đưa được phát triển trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; ruộng đất còn manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa. 3. Nguyên nhân Nhận thức của các hộ dân về sản xuất hàng hóa quy mô lớn còn hạn chế, còn mang nặng tư tưởng tư hữu về ruộng đất, ngại đổi mới. Quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp còn bất cập, chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, do đó chưa đáp ứng tính đồng bộ và lâu dài trong xây dựng chính sách; một số quy hoạch mặc dù mới được phê duyệt nhưng cần được bổ sung, điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế. Việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn yếu và lúng túng. Việc nghiên cứu và đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp vào áp dụng còn nhiều hạn chế. Nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn rất lớn, đặc biệt là vốn để thực hiện các đề án, dự án theo quy hoạch đã được duyệt còn hạn chế, chưa tương xứng với mức đóng góp của nông nghiệp, nông thôn. 5 Quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều lúng túng; ngành nghề, dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, các mô hình sản xuất hiệu quả cao chưa được nhân rộng, chưa thực sự là những nhân tố thúc đẩy nông nghiệp phát triển, các thành phần kinh tế khác chưa quan tâm đầu tư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong tổ chức quản lý và đầu tư các cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn như: công trình thủy lợi, giao thông nông thôn thiếu đồng bộ… II. Nội dung sáng kiến 1. Bản chất của sáng kiến Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho ph p phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu đ p, công bằng, dân chủ văn minh và xã hội chủ nghĩa. Để góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm và thích ứng với biến đổi khí hậu tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau: Công tác tuyên truyền Chú trọng công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp. Quy hoạch Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản và các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường. Hoàn chỉnh nội dung quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng đáp ứng mục đích, yêu cầu, xây dựng thành công mô hình sản xuất mang tính hạt nhân tạo tác động tích cực trong chuyển đổi hình thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, qua đó góp phần hỗ trợ đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bền vững đối với ngành nông nghiệp của huyện. Căn cứ vào định hướng phát triển của huyện để quy hoạch lại các vùng, các tiểu vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm với quy mô, chủng loại và chất lượng phù hợp với thị trường; trong đó lưu ý các nông sản hàng hóa có khối 6 lượng lớn như: lúa, ngô, rau, củ quả; sản phẩm chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp. Quy hoạch sản xuất phải gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm cũng như quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; trong đó lưu ý bố trí hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng sản xuất hàng hóa tập trung và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, thủy sản và sản phẩm làng nghề, dịch vụ ở nông thôn, các ngành, các cấp cần có cơ chế và chính sách phù hợp về hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa cho người sản xuất và các tổ chức dịch vụ để đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và nông dân. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ Tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển giao vào sản xuất nông nghiệp, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển nhanh nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công ở khu vực nông thôn với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, cùng với sự huy động vốn các doanh nghiệp, các tổ chức. Đưa nhanh, đồng bộ cơ giới hóa vào tất cả các khâu trong sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch và chuồng trại, nuôi trồng thủy sản, chăm sóc, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản. Đưa nhanh những giống gia súc, gia cầm, thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Ưu tiên phát triển các đối tượng nuôi đặc sản, có lợi thế như như gà Móng, gà lông màu, vịt trời, vịt cỏ, vịt bầu, ngan, ngỗng,...để tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Nhập khẩu trực tiếp một số giống chất lượng cao trong nước chưa chủ động sản xuất được hoặc cung ứng chưa đủ như giống bò sữa, bò thịt từ Úc... Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi, NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và kiểm soát dịch bệnh. Thực hiện tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất hành hóa quy mô lớn Đẩy nhanh tiến độ thực hiện tích tụ ruộng đất với hình thức chủ yếu là chính quyền cấp huyện, cấp xã đứng ra thuê quyền sử dụng đất của các hộ dân với thời gian ít nhất là 20 năm để cho Doanh nghiệp thuê đất đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích tổ chức cá nhân tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, ứng dụng công nghệ cao mà cốt lõi là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh để phát triển ra các vùng có lợi thế. 7 Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ nông nghiệp có hiệu quả ở nông thôn Phát triển kinh tế trang trại: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, đẩy nhanh sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, chất lượng cao, mẫu mã đồng đều trên cơ sở đưa máy móc, kỹ thuật xuống đồng ruộng. Khuyến khích các trang trại ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt lĩnh vực giống, kỹ thuật thâm canh, xử lý môi trường, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, có năng lực cạnh tranh. Phát triển mạnh kinh tế trang trại làm hạt nhân để đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác. Phát triển kinh tế hợp tác: Đổi mới toàn diện phương thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó ưu tiên phát triển hợp tác sản xuất, hợp tác dịch vụ, hợp tác tiêu thụ nông sản hàng hoá và hợp tác liên hoàn các khâu của quá trình sản xuất đến tiêu thụ nông sản hàng hoá. Phát triển các mô hình liên kết Tiến hành tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn. Thực hiện tốt liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, giữa nông dân với các thành phần kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký hợp đồng với nông dân, phát huy và nhân rộng liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm hàng hóa, tạo mối gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất hàng hóa giá trị kinh tế cao. 2. Ưu, nhược điểm của sáng kiến Ưu điểm Sáng kiến đã đưa ra được giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhược điểm Sáng kiến đã đưa ra được giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, tuy nhiên đây là các giải pháp chung, để thực hiện được tất cả các giải pháp đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải có nguồn lực nhất định mới có thể thực hiện được. 8 III. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến “Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam” có thể áp dụng rộng rãi đối với tất cả các địa phương sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong quá trình áp dụng sáng kiến cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương cụ thể để có thể thực hiện cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. PHẦN KẾT LUẬN Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên 9 cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đ p, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Trong thời gian qua, huyện Lý Nhân đã chỉ đạo đẩy mạnh đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thông qua việc đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như các giống lúa chất lượng cao, các cây trồng vụ Đông có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất đại trà với sản lượng, chất lượng cao, góp phần gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả phấn khởi.. Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, song việc ứng dụng khoa học công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn là do ruộng đất canh tác manh mún, không tập trung nên công tác ứng dụng khoa học công nghệ đem lại hiệu quả chưa cao và gặp không ít khó khăn. Do đó yêu cầu tiếp tục tìm các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện là vấn đề luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Lý Nhân, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Người viết sáng kiến Nguyễn Thành Thăng 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.