So sánh hình ảnh ánh trăng

Ánh trăng trong: + Đoàn thuyền đánh cá:

" Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giǎng."​

trăng ở đây giúp gợi lên 1 không gian bao la của trời biển, trong đó trung tâm là con người. Con thuyền ở đây là 1 con thuyền to lớn, hào hùng mà rất đỗi thơ mộng, vì " có gió " làm lái", có trăng " làm buồm" và "lướt giữa mây cao với biển bằng" chính vì sự nhân hóa, cũng như sự xuất hiện của vầng trăng tạo nên 1 cảnh thật mà như ảo > nhà thơ đã thổi vào câu thơ 1 cảm hứng lãng mạn, bay bổng giữa ko gian bao la, rộng lớn con thuyền hiện lên ko hề nhỏ bé, mà lại kì vĩ, to lớn > hóa vào kích thước vũ trụ --> vẽ nên bức tranh lao động hoành tráng nơi biển khơi. "Cái đuôi em quẫy trǎng vàng choé" vàng của nước hay chính là vàng của quê hương ,

\==> thì ra biển cả, khung cảnh lao động không bí ẩn, ko ghê sợ mà trái lại nên thơ, lãng mạn, huyền ảo như trong thế giới của truyện cổ tích. Ánh trăng giúp tạo nên 1 bức tranh hài hoà, lộng lẫy giữa vẻ đẹp của con người và biển cả, bởi vì nền của bức tranh ấy được dát bạc bởi ánh vàng của trăng, ánh sáng lung linh của muôn loài cá

+ Ánh trăng của nguyễn duy:

" thình lình đèn điện tắt, đột ngột vầng trăng tròn​

sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng giúp tác giả bộc lộ cảm xúc, và thể hiện chủ đề của tác phẩm: Sự đối lập giữa phòng tối om với vầng trăng tròn > ko gian thực, thời điểm thực. Điện tắt sẽ thấy trăng. Nhưng sâu xa hơn ý nghĩa của sự đối lập nằm ở chiều sâu biểu tượng của vầng trăng tròn > trăng vẫn đầy đặn, vẫn thuỷ chung, nguyên vẹn như xưa và ánh trăng ấy đang chiếu sáng cái tối om của căn phòng hay chính là cái tối đen của con người \=> ánh trăng làm sáng lên góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên, lãng quên quá khứ trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác trước=> bài học về đạo lí làm người , ko phjari chi trong sách vở, trong những khái niệm trừu tượng mà nó ở ngay trong sự bứng thức của con người, là tiếng nói bên trong của chính lòng mình khi lương tâm lên tiếng mách bảo

+ đồng chí của chính hữu:

" đầu súng trăng treo"​

người lính có thêm vầng trăng làm bạn, trăng xuất hiện đột ngột--> người lính ko chỉ được sưởi ấm bởi tình đồng đội mà còn cso vầng trăng ở bên cạnh để làm bạn--> làm cho tâm hồn lính tràn ngập ánh trăng \=> cuộc chiến dù có gian khổ, dù có hi sinh. Nhưng cũng có những phút giây trong trẻo và mộng mơ.

Trăng là hình ảnh trong tự nhiên cũng là hình tượng đặc biệt trong các tác phẩm thơ ca. Trong rất nhiều các tác phẩm thơ ca chúng ta đã bắt gặp sự xuất hiện của hình ảnh vầng trăng. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và so sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng để thấy được điểm gặp gỡ cũng như nét đặc sắc riêng biệt trong mỗi bài thơ nhé.

Bài viết liên quan

  • Dàn ý so sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
  • Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng trong Đoàn thuyền đánh cá
  • Phân tích hình tượng đầu súng trăng treo trong Đồng chí và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng
  • Sơ đồ tư duy Ngắm trăng
  • Hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Đề bài: Em hãy So sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Ánh trăng của Nguyễn Duy.

So sánh hình ảnh ánh trăng

So sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng

Bài văn mẫu So sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng

Ánh trăng là một trong những thi liệu quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong văn học nghệ thuật và trở thành đối tượng để người nghệ sĩ bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn. Hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận), "Đồng chí" (Chính Hữu), "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) là minh chứng thể hiện rõ điều này. Qua tác phẩm của mình, mỗi một nhà thơ đều có sự sáng tạo và cách miêu tả riêng khiến ánh trăng thiên nhiên trở thành hình tượng lấp lánh, lung linh những vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo.

Dù ánh trăng được miêu tả theo những phương diện và cách thức khác biệt nhưng ở ba bài thơ trên, các tác giả đều xem ánh trăng như người bạn tâm giao gần gũi để giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Trong bài thơ "Đồng chí", trăng là người bạn đồng hành cùng người chiến sĩ giữa đêm khuya "rừng hoang sương muối. Còn trong những vần thơ của Nguyễn Duy, ánh trăng là "tri âm tri kỷ" gắn bó trong những tháng năm tuổi thơ và trong kháng chiến. Ở bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", tác giả Huy Cận đã miêu tả ánh trăng như một người bạn gần gũi gắn liền với hành trình chinh phục biển khơi của ngư dân.

Mặc dù được khai phá dựa trên những điểm tương đồng trên nhưng ở mỗi một bài thơ, các tác giả lại có những cách cảm nhận và góc nhìn khác biệt về vầng trăng. Trong bài thơ "Đồng chí", hình ảnh ánh trăng xuất hiện và trở thành biểu tượng kết tinh cao đẹp cho vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ cũng như vẻ đẹp của tình đồng chí. Trong những đêm phục kích "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", những người lính sát cánh bên nhau, giữa mặt đất và bầu trời lúc này được kết nối bởi hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "Đầu súng trăng treo". Nếu "súng" là vũ khí thể hiện sự tàn khốc và hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp thì "trăng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho hòa bình. Sự liên kết giữa hai thi liệu tưởng chừng như trái ngược nhau thông qua động từ "treo" đã gợi mở rất nhiều ý niệm về chiến tranh và hòa bình, hiện thực và lãng mạn, đồng thời phác họa thành công vẻ đẹp chiến sĩ quyện hòa cùng tâm hồn thi sĩ của những người nông dân áo lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc.

"Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là tác phẩm ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời, bài thơ cũng đánh dấu sự chuyển biến về phong cách sáng tác trong hồn thơ của tác giả. Bởi vậy, hình ảnh ánh trăng luôn xuất hiện trong mối quan hệ với sự đổi thay của cuộc sống mới, cụ thể là công cuộc chinh phục biển cả bao la của những "đoàn thuyền đánh cá": "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" hay như "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Ánh trăng được miêu tả trong sự đồng hiện với cánh buồm qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tạo nên một hình tượng kỳ vĩ về hành trình ra khơi tràn đầy niềm vui phơi phới của con người lao động; đồng thời tái hiện tư thế làm chủ thiên nhiên của ngư dân. Đặc biệt, hình ảnh ánh trăng trong bài thơ còn gợi lên vẻ đẹp của biển cả trong sự giàu có và trù phú về tài nguyên thiên nhiên qua những vần thơ: "Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe". Dưới bóng trăng lung linh huyền ảo phản chiếu dưới làn nước tạo nên sắc màu "vàng chóe", những chú cá đuôi quẫy nước mà như đang tinh nghịch nô đùa với ánh trăng. Như vậy, bằng việc sử dụng kết hợp những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, tác giả Huy Cận đã miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng để gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên và tư thế làm chủ, khúc ca lao động hùng tráng của con người trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, ánh trăng được nhắc đến nhiều lần hơn theo dòng suy tư và mạch cảm xúc từ hiện tại nhớ về quá khứ của tác giả. Trước hết, ánh trăng là người bạn thân thiết, gần gũi đối với con người:

"Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ"

Xuyên suốt những năm tháng tuổi thơ cũng như qua các cuộc chiến đấu, vầng trăng trở thành người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ gắn bó với con người. Nhưng rồi khi cuộc chiến qua đi, con người bước vào cuộc sống mới thì mối tình đẹp đẽ giữa trăng và người cũng thay đổi:

"Từ ngày về thành phố Quen ánh điện cửa gương Ánh trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường"

Ở thời điểm hiện tại với những tiện nghi hiện đại hơn và khi "ánh điện cửa gương" lên ngôi và được sử dụng phổ biến thì cũng là lúc nguồn sáng lung linh, huyền ảo của vầng trăng bị lãng quên. Chỉ đến khi ánh điện phụt tắt thì con người mới chợt nhận ra sự tồn tại của "vầng trăng tròn". Như vậy, sự thay đổi về vị thế và mối quan hệ vốn gắn bó giữa con người và thiên nhiên xuất phát từ sự đổi khác của lòng người, còn vầng trăng thì vẫn tròn đầy, vẹn nguyên nghĩa tình thủy chung, son sắt bằng thái độ "im phăng phắc". Ánh trăng dưới góc nhìn của tác giả Nguyễn Duy đã được khám phá dưới khía cạnh là biểu tượng kết tinh cho lối sống ân nghĩa thủy chung, gợi nhắc tấm lòng biết ơn, trân trọng đối với quá khứ - một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Như vậy, qua cách thức miêu tả ánh trăng trong ba bài thơ của các tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được mỗi một nhà văn, nhà thơ sẽ có con đường tìm hiểu, khám phá và tái hiện những hình tượng nghệ thuật một cách riêng biệt. Chính điều này đã dệt nên bức tranh muôn màu muôn vẻ phong phú, đa dạng của thế giới văn học nghệ thuật.

---HẾT-----

Để có những cảm nhận sâu sắc hơn về hình tượng ánh trăng cũng như nội dung của 3 bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, bên cạnh bài So sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Soạn bài Đồng chí, Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

https://thuthuat.taimienphi.vn/so-sanh-hinh-anh-trang-trong-bai-tho-dong-chi-doan-thuyen-danh-ca-anh-trang-47889n.aspx

Ánh trăng được so sánh với gì?

- Ánh trăng dát vàng, toả ra ánh sáng dịu nhẹ và quý phái. - Trăng sáng lấp lánh giống như các ngôi sao trong đêm. - Trăng sáng tỏ như cặp mắt mèo lóe lên. - Trăng sáng chói như những đốm lửa bập bùng.

Chủ đề của bài thơ ánh trăng là gì?

- Chủ đề: Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. - Chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam: truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Nhan đề bài thơ ánh trăng có ý nghĩa gì?

Nhan đề “ánh trăng” cũng thật sâu sắc, ý nghĩa bởi ánh trăng xưa còn là biểu tượng của quá khứ ân nghĩa – kỉ niệm gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và hào hùng. Cuộc sống thanh bình của “gương sáng, khuôn đình” đã khiến nhà thơ nhìn trăng như một “khách qua đường”.

Tại sao trong bài thơ đề cập đến vầng trăng mà nhấn để lai dắt là ánh trăng?

trong cả bài thơ tác giả dùng từ vầng trăng vì chỉ xem trăng như người bạn tri kĩ và vì lúc đó nhân vật trữ tình chưa nhận ra lỗi lầm của mình.