Super charge là gì

Supercharger [ động cơ siêu nạp ] và Turbocharger [ động cơ tăng áp ]. Đây là hai loại động cơ được các dân chơi xe [ độ xe ] quan tâm đến rất nhiều. Cả hai được xem là hai món đồ kỳ công nhất trên một chiếc xe độ. Khi được gắn Siêu nạp hay Tăng áp vào động cơ xe máy, nó sẽ khiến chiếc xe đó thành một con quái thú thật sự. Khi dung tích và công suất của động cơ được nâng cấp lên một cách rất đáng kể.

Bạn đang xem: Supercharger là gì

Có không ít các cuộc tranh luận giữa động cơ Turbocharger [tăng áp] và Supercharger [siêu nạp] thì loại nào mạnh hơn, chạy bền và hoàn hảo nhất. Để tìm ra câu trả lời này, nhiều người đã tiến hành “mổ xẻ” các điểm giống và khác nhau giữa hai loại động cơ trên.

Trước tiên, cần đưa ra định nghĩa về hai loại động cơ này: Supercharger là một thiết bị [giống như quạt gió hoặc máy nén khí] để làm tăng áp suất dòng khí nạp vô buồng cháy của động cơ, được vận hành nhờ lực truyền động của trục khuỷu động cơ thông qua dây đai. Turbocharger là một quạt gió ly tâm dùng để tăng áp suất dòng khí nạp cho động cơ thông qua tua-bin sử dụng dòng khí xả từ động cơ.

Tiếp theo là phân tích những điểm tương đồng và khác biệt với một số tiêu chí như sau:  

Quy trình hút nạp

Dù là bộ động cơ Supercharger [siêu nạp] hay Turbocharger [tăng áp] thì đều dựa vào nguyên lý hút nạp bằng cách nén không khí nhằm tạo ra lực đẩy đưa nhiên liệu đến bên trong xy lanh. Từ đó, sự kết hợp giữa không khí nén và nhiên liệu sẽ bổ sung cho nhau, dẫn đến mỗi kỳ nổ trong xy lanh lớn và mạnh hơn.

BMW, một trong những hãng sản xuất ô tô sử dụng động cơ Twin-Turbo.

Riêng hệ thống tăng áp có ưu điểm hơn với tỷ lệ công suất/kích thước tốt sẽ cho phép tích hợp động cơ dung tích nhỏ nhưng vẫn đảm bảo công suất cao hơn nhiều so với mức thông thường.

Sử dụng năng lượng

Một phiên bản của Audi A7 sử dụng động cơ V6 Supercharger.

Nhờ được vận hành bằng lực truyền động của trục khuỷu động cơ thông qua dây đai, hệ thống siêu nạp đòi hỏi phải sử dụng toàn bộ nguồn năng lượng sẵn có để có thể thúc đẩy sản sinh công thêm cho động cơ.

Với hệ thống tăng áp thì các ống xả thuộc được trang bị bên trong sẽ hoạt động tích cực giúp tiết kiệm và tránh lãng phí nguồn năng lượng sinh ra nên sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu, đồng thời khiến cho vòng tua máy quay nhanh và đạt hiệu quả cao.

Tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả

Do vận hành dựa trên khí thải từ ống xả của xe với tốc độ quay cực lớn, hệ thống tăng áp thường làm tiêu tốn dầu động cơ, mặc dù việc tận dụng năng lượng thừa từ động cơ và chuyển hoá kịp thời nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể cũng có thể xem hệ thống tăng áp không hoàn toàn gây tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Hệ thống siêu nạp hoạt động tiết kiệm nhiên liệu hơn nhờ hiệu suất cải thiện ngay ở tua máy thấp do thường xuyên di chuyển hoặc đòi hỏi lực kéo lớn.

Công suất

Để tăng công suất động cơ, xe sử dụng hệ thống tăng áp thường mất nhiều thời gian hơn trước khi đạt đủ áp suất bên trong. Mặc dù, cả 2 hệ thống này đều hoạt động công suất tối đa để cải thiện vòng quay tua máy nhưng còn tuỳ thuộc vào áp suất không khí ảnh hưởng ra sao đến hiệu suất động cơ ở từng hệ thống tăng áp hay siêu nạp.

Độ trễ

Động cơ V8 Supercharger của mẫu xe Ford Mustang.

Ưu thế lớn nhất của các hệ thống siêu nạp so với tăng áp chính là không hề có độ trễ. Nói cách khác, sức mạnh tăng cường xuất hiện trên toàn dải tua máy bởi hệ thống siêu nạp vận hành dựa trên trục khuỷu động cơ, thay vì sử dụng khí thải thông qua bộ ống xả như tăng áp.

Dù là hệ thống tăng áp hay siêu nạp đều buộc những bộ phận bên trong động cơ vận hành ở áp suất và nhiệt độ cao hơn khá nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ và độ bền nói chung. Do đó khi quyết định chọn dùng hệ thống tăng hiệu suất động cơ nào, người dùng nên cân nhắc xem xét chi phí đầu tư, ưu nhược điểm của mỗi hệ thống.

Bạn cần tư vấn mua xe?

Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!

Huỳnh Hải

04/10/2019 13:28:28

Phân biệt Supercharger và Turbocharger ?

Một trong những cách năng công suất động cơ là tăng tỉ số nén,nâng cao hệ số nạp khi sử dụng Bộ siêu nạp [supercharger] hoặc tuốc bin tăng áp [turbocharger].Vậy Supercharger là gì? Turbocharger là gì? và phân biệt Supercharger và Turbocharger như thế nào?


Định nghĩa:

Supercharger là một thiết bị [giống như máy quạt gió hoặc là máy nén khí] để điều áp trong buồng lái máy bay hoặc làm tăng áp suất dòng khí nạp vô buồng cháy của động cơ.

Bộ siêu nạp [supercharger]

Turbocharger là một quạt gió ly tâm được dẫn động thông qua tuốc bin sử dụng dòng khí xả của động cơ. Và được dùng để tăng áp dòng khí nạp cho động cơ.

Tuốc bin tăng áp [turbocharger]

Turbocharger chỉ là một dạng của Supercharger-dạng sử dụng dòng khí xả để tăng áp dòng nạp. Những dạng khác của Supercharger không làm việc như vậy, nó thường được dẫn động bằng trục khuỷu của động cơ thông qua một bộ truyền đai với puly.

Bộ siêu nạp [supercharger]

Trên thực tế ta thường sai lầm khi coi tất cả Supercharger là Turbocharger. Bởi vì tất cả Turbocharger là Supercharger còn ngược lại thì không chính xác.

Không phải tất cả các loại Supercharger đều được dẫn động trực tiếp bằng động cơ trong khi đó tất cả các loại Turbocharger đều được dẫn động bởi dòng khí xả của động cơ. Do đó nó được đặt ở đường xả của động cơ [trên Ô tô bố trí ngay ống xả].

Tuốc bin tăng áp [turbocharger]

Nguyên lý làm việc của Supercharger và Turbocharger:

Bộ siêu nạp [supercharger]

Supercharger được đặt trên động cơ được dẫn động bằng trục khuỷu thông qua một bộ truyền đai với puly. Khí nạp qua Supercharger sẽ được nén lại bởi bánh công tác [ kiểu Supercharger ly tâm] hoặc một cặp cánh quạt quay [kiểu Superchar cánh quạt] hoặc là Roto đối lập [kiểu Supercharger chân ren] sau đó khí nạp sẽ được nạp vào buồng bốt. Tốc độ động cơ càng cao thì sự cung cấp khí nạp của hệ thống Supercharger tăng lên. Tốc độ tối thiểu để hệ thống Supercharger bắt đầu hoạt động là 15.000 vòng/phút [ kiểu Supercharger cánh quạt và chân vịt] 40.000 vòng/phút [kiểu Supercharger ly tâm].

Bộ siêu nạp [supercharger]

Nguyên lý hoạt động của Turbocharger cũng giống như kiểu Supercharger ly tâm. Ngoại trừ nó không được dẫn động bởi trục khuỷu. Tuốc bin được dẫn động bởi dòng khí xả của động cơ khi nó chảy qua cánh của tuốc bin nó sẽ làm quay tuốc bin tạo ra lực quán tính nén dòng khí nạp lại. Tốc độ tối thiểu để hệ thống Turbocharger bắt đầu hoạt động là từ 75.000 – 150.000 vòng/phút.

Phạm Bình Nam [Autovietnam.wordpress.com]

Video liên quan

Chủ Đề