Tại sao dixon trở thành công ty đa quốc gia

Tiến sĩ Patrick Dixon được biết đến như một “bộ óc” quản trị có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới. Trong suốt nhiều năm nghiên cứu và hoạt động, ông đã không ngừng mở rộng và sáng tạo các mô hình quản trị mới, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới phát triển năng lực tư duy quản trị và nâng cao hiệu quả lãnh đạo.

Dixon là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu cũng nhưng các lĩnh vực phi kinh tế. Ảnh: S.T.

Chương trình hội thảo do TS Dixon chủ trì được Viện Quản trị Kinh doanh FPT [FSB], thuộc ĐH FPT tổ chức sẽ diễn ra cả ngày 30/11 tại khách sạn Deawoo, Hà Nội.

Để biết thông tin chi tiết về hội thảo và đăng ký tham dự vui lòng truy cập website: //www.fsb.edu.vn/vnls hoặc liên hệ theo số hotline: 0983 213 208, e-mail:

Patrick Dixon sinh năm 1957 tại London, Vương quốc Anh. Ông được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới như là một nhà tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó đặc biệt là lĩnh vực tương lai học.

Ông được Wall Street Journal đánh giá là nhà tương lai học hàng đầu của thế giới và đã có nhiều dự đoán chính xác về khủng hoảng tại Hy Lạp, sự đi lên của những nền kinh tế mới nổi…

Liên quan đến sự nghiệp cũng như danh tiếng của ông đã có tới hơn 500.000 trang viết ở nhiều các website khác nhau. Bên cạnh đó, Patrick cũng là tác giả của 15 cuốn sách được xếp vào danh mục các đầu sách bán chạy nhất tại Mỹ và châu Âu. Các cuốn sách của ông đã được xuất bản tổng cộng 545.000 ấn phẩm, trong đó cuốn Futurewise được dịch ra tới 27 thứ tiếng.

Xuyên suốt thời gian hoạt động truyền bá tư tưởng và dự báo xu thế phát triển của nhiều lĩnh vực, Patrick Dixon đã diễn thuyết tại hơn 50 quốc gia và đi đến đâu ông cũng mang lại cho người nghe những giá trị thực tiễn mới mẻ và giúp họ thay đổi đúng hướng để phát triển.

Những bài diễn thuyết đa dạng và sáng tạo của ông có thể được chuyển tải trực tiếp đến 4.500 người nghe trong cùng lúc, đã có những thời điểm ông diễn thuyết tại 4 quốc gia khác nhau trong vòng 1 tuần.

Theo đánh giá của tạp chí Times, “Patrick Dixon là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu cũng nhưng các lĩnh vực phi kinh tế. Ông là một người có tầm nhìn rộng và xa của một nhà chiêm tinh, có tư chất của một người có khả năng thay đổi thế giới và đặc biệt phương pháp truyền đạt của ông lại rất gần gũi và mang lại sự hứng thú cho người nghe”.

Số người theo dõi các bài diễn thuyết của ông qua mạng Internet, đài báo và các ấn phẩm lên tới hơn 475 triệu người. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình nổi tiếng như BBC, CNN, CNBC, Fox News và ITV với tư cách nhà phê bình các sự kiện toàn cầu, các vấn đề về kinh tế, khoa học và sức khỏe con người.

TS. Dixon cũng có rất nhiều các bài viết khoa học trên các tờ báo uy tín như Financial Times, Telegraph hay Times. Trang web cá nhân của ông có hơn 14 triệu người sử dụng và trao đổi thông tin với số lượng xem các video trên đó là 4 triệu lượt. Trên trang Twitter cá nhân cũng thường xuyên có hơn 41.000 người theo dõi.

Ông là người sáng lập và hiện là Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu và tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange. Dưới sự chèo lái của ông, Globalchange đã trở thành đối tác của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Ủy ban châu Âu, Chính phủ, nghị viện các nước như Ireland, Bồ Đào Nha, Kazakhstan, Hàn Quốc, Anh... các công ty đa quốc gia như Google, Microsoft, IBM, KLM, Air France, BP, ExxonMobil, World Bank, Siemens, Ford, Prudential, Aviva, Barclays, Credit Suisse, Freshfieds, HewlettPackard, Gillette, Roche, Forbes, Fortune... Đây đều là các công ty có đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của các quốc gia mà họ đặt trụ sở chính.

Patrick Dixon cũng đã được mời giảng cho các chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại 7 trường đại học tại Anh và Mỹ. Song song việc điều hành Globalchange, ông cũng là Giám đốc chiến lược của Acromas - tập đoàn sở hữu 2 công ty lớn là Automobile Association và Saga Group.

Một số các chủ đề mà Patrick Dixon đã chia sẻ được phần đông các công ty rất chú ý là tư duy chiến lược của nhà lãnh đạo, xu thế thay đổi của nền kinh tế vĩ mô, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, thay đổi phong cách sống, sự trung thành của khách hàng, quản trị quan hệ, sự dịch chuyển nhân khẩu học, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu y học, sự di truyền và công nghệ sinh học, công nghệ Nano, các thị trường mới nổi, quản trị rủi ro, lãnh đạo nhạy bén, quản trị sự thay đổi, công nghệ xanh, trách nhiệm chéo và cả về vấn để năng lượng mới.

Bài diễn thuyết mới nhất của ông về các xu thế toàn cầu, chiến lược phát triển, và phương pháp lãnh đạo tại Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới lãnh đạo nước này. Trong bài diễn thuyết này, Patrick Dixon có đưa ra một quan điểm: “Dù bạn là ai, bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào và trình độ học vấn của bạn tới đâu thì vấn đề cốt lõi để phát triển của công ty bạn cũng như môi trường hoạt động của nó chỉ gói gọn trong một từ là Tương lai”.

Với tư cách là một “Futurist”, TS. Patrict Dixon mang đến những dự đoán sống động về hướng phát triển tối ưu cho các công ty bằng việc đưa cho họ kịch bản “Hành trình tới tương lai”, theo cách nói của ông thì đó là một sự “đắm chìm” trong tương lai của bạn và công ty bạn.

Theo ông giải thích, kịch bản “Hành trình tới tương lai” sẽ là một trải nghiệm duy nhất mang lại cho người nghe một sự thay đổi trong tư duy về việc bạn sẽ cảm thấy và nghĩ gì về ngày mai.

Cho dù là nói trước 5 người trong 1 ngày hay là 5.000 người mỗi tuần thì Patrick Dixon cũng đều muốn nói về tương lai của bất cứ lĩnh lực gì bạn muốn nghe, từ tương lai của con người, tương lai của các mô hình kinh doanh, tương lai công nghệ, tương lại của đồng tiền, tương lai của các hình thức giải trí, tương lai của việc giao tiếp, tương lai của sức khỏe, tương lai của ngành marketing hay tương lai của quản trị học...

Chính vì vậy, Patrick Dixon luôn được đánh giá cao bởi tư tưởng phát triển bền vững, tư duy “future-thinking”; tạo giá trị cảm xúc trong sản phẩm dịch vụ, định vị thương hiệu và kết nối với khách hàng.

Nhiều năm liền, ông được Thinkers50 xếp cùng nhóm với các tên tuổi lớn khác như Michael Porter, Phillip Kotler hay Bill Gate trong danh sách những nhà tư tưởng quản trị xuất sắc nhất thế giới.

Thu Thủy

Khi thị trường trong nước trở nên bão hòa thì việc trở thành một công ty đa quốc gia sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển tài chính. Không có một cách cụ thể nào để trở thành một công ty đa quốc gia, nhưng thường các doanh nghiệp sẽ áp dụng bốn chiến lược sau để đạt được mục tiêu này.



Xuất khẩu

Các công ty có thể trở thành những công ty đa quốc gia bằng cách xuất khẩu hàng hoá của mình đến các nước khác. Chiến lược này ít có nguy cơ thất bại vì công ty không cần thiết phải đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, nó không mang lại nhiều lợi nhuận bằng chiến lược quốc tế hóa.

Đăng ký giấy phép

Đăng ký giấy phép là một chiến lược ít rủi ro khi trở thành một công ty đa quốc gia. Khi có giấy phép là một công ty đa quốc gia thì công ty đó được quyền bán bản quyền tên gọi, biểu tượng hoặc sản phẩm cho bên thứ ba sẽ hoạt động kinh doanh tại quốc gia đó.

Liên doanh

Những công ty muốn trở thành một công ty đa quốc gia, muốn có lợi nhuận cao hơn và không phải chịu nhiều rủi ro thì nên cân nhắc đến việc liên doanh. Liên doanh là sự hợp tác giữa hai công ty, thường là giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài. Điều này cho phép một công ty có thể chia sẻ cả lợi nhuận và rủi ro với những công ty đối tác. Ngoài ra, khi liên doanh, các công ty có thể trao đổi thông tin hiệu quả hơn. Ví dụ, công ty trong nước sẽ cung cấp thông tin về thị trường trong nước còn công ty nước ngoài sẽ cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh quốc tế.

Thành lập công ty con

Một công ty con sẽ mang lại lợi nhuận tiềm năng rất lớn nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro. Việc thành lập công ty con có nghĩa là đang mở ra một công ty mới mới ở nước ngoài mà công ty mẹ có quyền sở hữu hoàn toàn. Chính vì được toàn quyền sở hữu nên công ty mẹ sẽ hưởng mọi lợi ích từ công ty con nếu như việc quốc tế hóa thành công. Tuy nhiên, nếu công ty con thất bại thì công ty mẹ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Trần Đình Phú
Theo ehow.com

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các công ty đa quốc gia, hoặc công ty xuyên quốc gia [transnational corporations], là những công ty có hoạt động diễn ra tại hai quốc gia trở lên. Các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thương mại thế giới, trong đó phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm khoảng một phần ba tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân bổ của các công ty đa quốc gia không đồng đều, với phần lớn trong tổng số hơn 63.000 công ty đa quốc gia trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu hoặc Nhật Bản.

Sự xuất hiện các công ty đa quốc gia không phải là một hiện tượng mới mẻ. Ví dụ những công ty như Công ty Đông Ấn Anh Quốc hay Đông Ấn Hà Lan bắt đầu hoạt động trên phạm vi quốc tế trong thời kỳ diễn ra làn sóng thực dân hóa đầu tiên cách đây hơn 300 năm. Tuy nhiên bản chất của các công ty đa quốc gia đã thay đổi rất nhiều trong những thế kỷ qua. Cuộc Cách mạng công nghiệp và công nghệ thông tin cùng các biện pháp quản lý mới đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Đặc biệt với quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai cùng sự mở rộng thương mại tự do, các công ty đa quốc gia đã khuếch trương mạnh mẽ về số lượng và quy mô hoạt động.

Với tác động của toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, các công ty đa quốc gia đã có nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm những địa điểm hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, các công ty này đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia, tận dụng các chính sách ưu đãi, qua đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia cũng là chỉ dấu cho thấy một sự thay đổi quan trọng trong nền chính trị thế giới đang diễn ra. Theo đó, khi quyền năng trong việc áp đặt các hàng rào thuế quan giảm sút, vai trò của các nhà nước trong việc điều phối nền thương mại toàn cầu cũng không còn mạnh mẽ như trước đây. Trong nền thương mại toàn cầu ngày càng tự do ngày nay, chính các công ty đa quốc gia, những tác nhân chủ chốt tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế, là những người nắm giữ quyền lực trong việc xác lập các quy tắc thương mại toàn cầu.

Quyền lực của các công ty đa quốc gia còn thể hiện ở chỗ chúng rất khó kiểm soát. Do hoạt động xuyên biên giới, các quy định pháp luật ở cấp độ quốc gia thường không đủ để điều chỉnh hành vi của các công ty đa quốc gia. Vấn đề này còn nảy sinh từ thực tế rằng việc điều phối pháp luật ở cấp độ quốc tế còn rất yếu và rất khó đảm bảo thực thi. Chính vì vậy mặc dù các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn cầu, việc các công ty này có thể chuyển hoạt động sang các quốc gia khác khi gặp phải các rào cản quản lý ở nước sở tại khiến cho các quốc gia đơn lẻ hầu như không thể kiểm soát được hoạt động và hành vi của các công ty đa quốc gia.

Thực tế này cũng được thể hiện sống động trong các tranh luận xung quanh các công ty đa quốc gia với những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối vai trò và ảnh hưởng của các công ty này.

Một mặt, các nhà chỉ trích cho rằng các công ty đa quốc gia là những kẻ bóc lột các nước kém phát triển, xâm hại quyền con người, gây ô nhiễm môi trường, và trong nhiều trường hợp còn tham gia các hoạt động phạm pháp, thậm chí liên quan đến các âm mưu lật đổ chính quyền nước sở tại. Ví dụ, có nhiều bằng chứng cho thấy vào những năm 1970, công ty ITT và Anaconda Copper với sự trợ giúp của Cục Tình báo Trung ương Mỹ [CIA] đã dính líu vào việc lật đổ chính quyền dân cử của bác sĩ Salvador Allende tại Chile nhằm thu hồi lại các tài sản đã bị quốc hữu hóa. Công ty dầu lửa Shell cũng là một trong số ít các công ty đa quốc gia vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ở Nam Phi thời kỳ chế độ apartheid bất chấp sự phản đối và lời kêu gọi công ty này chấm dứt hoạt động ở đây của cộng đồng quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Các công ty đa quốc gia cũng bị cáo buộc là làm thất thoát nguồn thu ngân sách của các quốc gia thông qua hình thức chuyển giá nội bộ, một biện pháp nhằm trốn thuế rất tinh vi mà chính quyền các quốc gia rất khó kiểm soát. Ở Việt Nam, việc công ty Vedan của Đài Loan gây ô nhiễm môi trường trên quy mô lớn và kéo dài ở khu vực sông Thị Vải [Đồng Nai] là một ví dụ khác về các mặt trái của các công ty đa quốc gia.

Ngược lại, những người ủng hộ các công ty đa quốc gia cũng ca ngợi những công ty này là các cỗ máy cung cấp động lực phát triển kinh tế cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, thông qua nguồn vốn, công nghệ hay kỹ năng quản lý mà các công ty này mang đến cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thông qua các nhà máy và các dự án ở các nước đang phát triển, các công ty đa quốc gia được cho là góp phần tạo ra công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập quốc nội, cũng như góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý của các nước đang phát triển. Thông qua hoạt động của mình, các công ty đa quốc gia cũng có thể giúp các quốc gia thay đổi cơ cấu nền kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và qua đó hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Trên bình diện quốc tế, các công ty đa quốc gia cũng được ca ngợi là những người tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, là một lực lượng giúp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quan hệ quốc tế và là một trong những nguồn hi vọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở các nước thuộc Thế giới thứ ba.

Bất chấp những tranh cãi xung quanh vai trò và tác động tích cực hay tiêu cực của các công ty đa quốc gia, một điều rõ ràng có thể nhận thấy chính là việc các quốc gia đang cạnh tranh gay gắt lẫn nhau nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Chính vì thế các quốc gia rất miễn cưỡng trong việc áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các công ty này. Không những vậy, các quốc gia còn đưa ra các chính sách ưu đãi, thậm chí chấp nhận điều chỉnh pháp luật hay các tiêu chuẩn về môi trường, kỹ thuật… nhằm thu hút các công ty đa quốc gia đến đầu tư. Đây cũng là lý do tờ tạp chí The Economist của Anh từng ví các công ty đa quốc gia như những “con quái vật được yêu thích” của tất cả các quốc gia, ai cũng biết những hạn chế và tác động tiêu cực của chúng nhưng ai cũng muốn đón chào và khai thác những lợi ích mà chúng mang lại.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp [chủ biên], Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, [TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013].

Video liên quan

Chủ Đề