Tại sao hen về đêm

Cơn hen suyễn có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng hầu hết người bệnh đều nhận thấy các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Hen phế quản và chứng rối loạn giấc ngủ

Hen phế quản về đêm có các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Ho
  • Thở khò khè

Vì các triệu chứng này xảy ra liên tục vào ban đêm khiến cho người bệnh không thể ngủ, lâu dài dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày, dễ tức giận. Những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó có thể kiểm soát được triệu chứng hen phế quản. Hen phế quản về đêm tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong trong khi ngủ.

Tại sao hen về đêm

Hen phế quản về đêm gây suy giảm chất lượng giấc ngủ

Nguyên nhân gây hen phế quản về đêm

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến cho bệnh hen suyễn trở nặng về đêm, có thể là do các yếu tố như: 

Tăng sản xuất chất nhầy hoặc viêm xoang

Khi ngủ, đường thở có xu hướng thu hẹp lại gây cản trở đường dẫn khí. Chính tình trạng này khiến cho người bệnh hen phế quản ho dữ dội về đêm. 

Ngoài ra hốc xoang khô cũng kích hoạt các triệu hen phế quản ở những người bệnh có đường thở nhạy cảm. Viêm xoang và hen phế quản là hai chứng bệnh thường đi đôi với nhau. 

Tư thế ngủ

Nằm thẳng lưng khi ngủ cũng có thể kích phát cơn hen phế quản về đêm. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

  • Chất nhầy tích tụ trong đường thở (do hốc xoang khô hoặc chảy dịch mũi sau)
  • Thể tích máu trong phổi tăng
  • Giảm dung tích phổi
  • Tăng sức cản đường thở

Nhiệt độ ban đêm giảm 

Hít thở không khí lạnh vào ban đêm hoặc ngủ trong phòng điều hòa có thể khiến cho đường thở bị lạnh và mất độ ẩm. Đây là hiện tượng tương tự với chứng hen phế quản do tập thể dục khiến cho cơn hen bị kích phát đến mức khó có thể kiểm soát.

Trào ngược thực quản dạ dày

Người bệnh thường xuyên bị ợ chua, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi qua thanh quản có thể đối mặt với chứng viêm phế quản co thắt. Tình trạng co thắt, ho dữ dội trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh dùng thuốc điều trị hen suyễn làm giãn van giữa dạ dày và thực quản.  

Trong trường hợp axit từ dạ dày trào lên cổ họng, nó có thể chảy xuống khí quản, đường thở và phổi, dẫn đến phản ứng nghiêm trọng như:

  • Kích thích đường thở
  • Tăng sản xuất chất nhầy
  • Co thắt đường thở

Người bệnh mắc trào ngược dạ dày thực quản và hen phế quản cần sử dụng các loại thuốc thích hợp để chấm dứt cơn hen về đêm.

Tại sao hen về đêm

Trào ngược dạ dày cũng là tác nhân khiến cho cơn hen trở nên trầm trọng hơn

Pha đáp ứng muộn

Nếu người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc tác nhân gây hen phế quản, tình trạng tắc nghẽn đường thở hoặc triệu chứng hen suyễn dị ứng sẽ xảy ra ngay sau đó. Cơn hen cấp tính sẽ kết thúc trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, 50% những người đã từng gặp phản ứng tức thì chia sẻ rằng họ cũng bị tắc nghẽn đường thở giai đoạn 2, sau khoảng 3 – 8 tiếng kể từ khi tiếp xúc với chất gây hen phế quản. Đây là pha đáp ứng muộn với các phản ứng đặc trưng như:

  • Tăng tính phản ứng đường thở
  • Phát triển tình trạng viêm phế quản
  • Thời gian tắc nghẽn đường thở kéo dài hơn bình thường  

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng vào buổi tối thì dễ gặp phải tình trạng pha đáp ứng muộn hơn so với ban ngày. 

Hormones

Epinephrine là một dạng hóc môn có sức ảnh hưởng quan trọng đến các ống phế quản: 

  • Hóc môn này có nhiệm vụ giữ cho các cơ ở thành phế quản được thư giãn nên đường thở sẽ được mở rộng 
  • Epinephrine cũng ngăn chặn việc giải phóng các chất khác, chẳng hạn như histamin – chất gây tiết chất nhầy và co thắt phế quản

Nồng độ epinephrine và lưu lượng đỉnh giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng 4 giờ sáng, trong khi đó histamine lại có xu hướng đạt đỉnh vào thời điểm này. Chính sự suy giảm về epinephrine khiến cho các triệu chứng hen phế quản trở nên nghiêm trọng hơn về đêm.

Điều trị chứng hen phế quản về đêm

Việc điều trị hen phế quản ban đêm cũng sử dụng phác đồ tương tự với chứng hen phế quản thông thường:

  • Thuốc hít steroid để giảm viêm và ngăn chặn các triệu chứng có thể xảy ra
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng dài để ngăn ngừa co thắt phế quản
  • Thuốc giảm tiết axit trong dạ dày cho người bệnh bị trào ngược và hen phế quản 

Tại sao hen về đêm

Người bệnh hen phế quản nên đi khám để được kê thuốc điều trị phù hợp

Chứng hen phế quản ban đêm có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào khi người bệnh đang ngủ, hãy chắc chắn rằng có đủ thuốc để có thể dùng bất cứ khi  nào. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng lưu lượng đỉnh kế để kiểm soát chức năng phổi, theo dõi và đánh giá những triệu chứng hô hấp. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen phế quản vê đêm trở nặng, người bệnh cần đến báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn hen suyễn

Sử dụng thuốc hít hen suyễn như thế nào mới đúng cách?

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bạn cần phải tránh

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Nên làm gì để điều trị?

Thuốc hít trị hen suyễn có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ

Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Hỏi: Tại sao cơn hen suyễn thường xảy ra ban đêm? Cháu là một sinh viên Y khoa, muốn biết ngọn ngành lý do tại sao như vậy?

thuhuong…@gmail.com

Trả lời :

Cơn hen suyễn thường xảy ra từ lúc nửa đêm đến 8 giờ sáng. Cho đến nay, lý do tại sao như vậy vẫn chưa rõ. Nhưng các giải thích có thể được chấp nhận là:

Tại sao hen về đêm

  • Nồng độ cortisol và adrenaline giảm trong đêm. Hai chất này có vai trò trong việc làm giãn phế quản.
  • Trong đêm ngủ, khả năng tiếp xúc với dị ứng nguyên trong nhà là lớn nhất: mạt nhà, dị ứng nguyên từ chó mèo.
  • Tư thế nằm ngữa khi ngủ dễ gây tắc nghẽn phế quản ở bệnh nhân bị hen suyễn.
  • Trào ngược dịch vị vào thực quản khi ngủ.
  • Khi ngủ, dịch tiết do viêm xoang hay hội chứng mũi sau dễ chảy vào đường hô hấp dưới gây kích hoạt cơn hen.

Đọc thêm : Cách nào hạn chế cơn hen?

Theo Hen suyễn

Một tỉ lệ lớn bệnh nhân hen thường có cơn khó thở về đêm 1 hoặc 2 lần mỗi tháng. Một số người chỉ có cơn khó thở vào ban đêm, còn ban ngày chức năng hô hấp của họ gần như bình thường. Nguyên nhân một phần là do sự đáp ứng thái quá đối với thay đổi về lưu lượng thông khí bình thường cho mỗi chu kì 24h

Tình trạng co thắt phế quản nặng nhất là trong khoảng thời gian từ 18h đến 4h sáng (do đó tỉ lệ tử vong và bệnh tật do hen suyễn cao nhất trong khoảng thời gian này). Các bệnh nhân này có thể có giảm đáng kể lượng cortisol trong máu hoặc tăng trương lực phế vị (vagal tone) vào ban đêm. Các nghiên cứu cũng cho thấy có tăng tình trạng viêm ở những bệnh nhân có cơn hen vào ban đêm so với nhóm đối chứng và với các bệnh nhân có cơn hen vào ban ngày.

1, Định nghĩa:

Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến có thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản

Trong hen phế quản có sự xuất hiện của nhiều bạch cầu ái toan ở lớp dưới niêm mạc của các tiểu phế quản. Các tế bào này chưa đầy: histamine, prostagladine, leukotrient… Khi các bạch cầu này nhận thấy sự xuất hiện của các tác nhân môi trường như khói thuốc, bụi… chúng sẽ vỡ ra và giải phóng các chất bên trong tế bào dẫn đến sự phá hủy các mô xung quanh gây ra phản ứng viêm

Hệ quả của quá trình này là sự co thắt cơ trơn ở tiểu phế quản và sự tăng tiết nhầy vào bên trong lòng phế quản gây ra cơn khó thở ở bệnh nhân bị hen phế quản

2, Vì sao cơn hen phế quản thường xảy ra về đêm?

a, Do ban đêm nhiệt độ môi trường giảm

Cơ trơn phế quản cũng chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ của cơ thể. Khi thân nhiệt cao, cơ trơn phế quản có xu hướng giãn ra, và ngược lại

Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường giảm xuống -> cơ thể mất đi một lượng nhiệt đi ra ngoài môi trường -> thân nhiệt giảm -> cơ trơn phế quản dễ co thắt hơn -> dễ rơi vào cơn hen phế quản

b, Do giảm nồng độ cortisol

Cortisol là một hormon vỏ thượng thận, có tác dụng kháng viêm (Cơ chế kháng viêm của cortisol đã được page trình bày trong một bài trước đó) giúp giảm tình trạng viêm của phế quản. Nồng độ cortisol được vỏ thượng thận tiết ra không đều trong ngày, thường được tiết ra nhiều nhất vào khoảng 8-9 giờ sáng và giảm dần khi về chiều, đến giữa đêm thì lượng cortisol tiết ra gần như bằng 0.

Chính vì về đêm cortisol được tiết ra rất ít nên khả năng kháng viêm ở các tiểu phế quản giảm đi -> dễ rơi vào cơn hen phế quản

c, Do hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh vào ban đêm

Giống như nhiều bộ phận khác của cơ thể, cơ trơn phế quản cũng chịu sự chi phối của cả hệ giao cảm và phó giao cảm. Vào ban ngày, khi cơ thể hoạt động nhiều -> hệ giao cảm chiếm ưu thế hơn so với phó giao cảm -> giãn cơ trơn tiểu phế quản. Tuy nhiên, vào buổi tối hệ phó giao cảm lại hoạt động mạnh mẽ hơn -> co thắt cơ trơn tiểu phế quản -> dễ rơi vào cơn hen phế quản

* Một số nguyên nhân khác cũng được cho là có thể gây khởi phát các cơn hen vào ban đêm, bao gồm:

  • Tư thế nằm ngủ
  • Tăng sản xuất chất nhầy
  • Giảm tiết hormone epinephrine, một loại hormone giúp giãn đường thở
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực phản (GERD)
  • Căng thẳng, lo âu
  • Các tình trạng khác liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hít phải nhiều không khí lạnh hơn do ngủ trong điều hòa
  • Bèo phì, thừa cân

Tại sao hen về đêm

3,  Hen suyễn xảy ra về đêm là một vấn đề lâm sàng quan trọng cần được tích cực can thiệp

+ Cần dùng máy đo lưu lượng đỉnh (peak flow meters) để có những đánh giá khách quan về tình trạng khó thở và can thiệp kịp thời.

+ Ngưng thở lúc ngủ (sleep apnea), trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng và viêm mũi xoang cần được phát hiện và xử lý vì chúng sẽ là những tác nhân kích thích khởi phát cơn hen lúc nằm.

- Thuốc men cần được sử dụng phù hợp với giờ giấc xuất hiện cơn hen suyễn và nên chú ý sử dụng các thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài LABA (hít hoặc uống), một thuốc biến đổi leukotriene (leukotriene modifier) và các corticosteroids hít. Theophylline tác dụng chậm ngày uống một lần và đổi giờ uống corticosteroids vào lúc xế chiều cũng có thể hữu ích.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao hen về đêm
  facebook.com/BVNTP

Tại sao hen về đêm
  youtube.com/bvntp