Tại sao khu vực Bắc Trung Bộ có lượng mưa lớn

Khu vực Trung Bộ và Nam Bộ cần đề phòng các đợt mưa lớn do không khí lạnh và bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra. Trung Bộ và Tây Nguyên đề phòng lũ quét, sạt lở đất.

  • Khắp Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế tiếp tục mưa lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở
  • ​Bắc Bộ mưa lớn diện rộng, nguy cơ ngập lụt, sạt lở ở nhiều nơi
  • ​Mưa lớn trên diện rộng tại Đắk Lắk

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong tháng 11, không khí lạnh sẽ gia tăng hoạt động. Cùng với đó, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục có xu hướng duy trì hoạt động trên khu vực giữa và nam Biển Đông, nhiều khả năng sẽ hình thành bão hoặc áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng đến khu vực Trung và Nam Bộ. Chính vì thế, hai khu vực này cần đề phòng các đợt mưa lớn.

Ngoài ra, trên các vùng biển tiếp tục nguy cơ xảy ra gió mạnh, nước dâng do không khí lạnh và bão hoặc áp thấp nhiệt đới, vì vậy, trong tháng 11, các vùng, đặc biệt Trung Bộ và Tây Nguyên cần đề phòng lũ lớn trên các sông, suối; lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực vùng núi địa hình dốc và những khu vực xung yếu; ngập úng ở các vùng trũng thấp.

Về lượng mưa, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong tháng 11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tổng lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn từ 15-30% so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Lượng mưa từ Trung Trung Bộ trở vào phía nam phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 40-60%. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ đề phòng khả năng mưa lớn kéo dài trong 10 ngày đầu tháng.

Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 11 tiếp tục xuất hiện nhiều ngày mưa do dải hội tụ nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh trên khu vực. Tổng lượng mưa tháng tại Tây Nguyên ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 40-60%. Khu vực Nam Bộ phổ biến ở mức cao hơn từ 15-30% so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Về nhiệt độ, chỉ có 10 ngày đầu tháng, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với giá trị trung bình nhiều năm. Những ngày còn lại trong tháng 11, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ với giá trị trung bình nhiều năm.

Câu hỏi nâng cao, bài 9 Địa lí 12

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm chế độ mưa ở nước ta.

Đặc điểm chế độ mưa của nước ta:

a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:

Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ luân phiên, đặc biệt gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn. Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.

b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.

- Lượng mưa trung bình năm dưới 800 - 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh....

Nguyên nhân:Do địa hình khuất gió [Lạng Sơn, Cao Bằng...] hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam [cực Nam Trung Bộ].

- Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000 mm và từ 2000 - 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ...

Nguyên nhân: Do nước ta nừm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.

- Lượng mưa trung bình năm từ 2400 - 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh...

Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.

c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.

- Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X [mưa mùa hạ - thu]. Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

- Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau [mưa thu - đông].

Nguyên nhân:

+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam [hoặc song song với hướng gió như ở Nam Trung Bộ] có mưa ít.

+ Về mùa thu - đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.

- Sự tương phản 2 mùa mưa - khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộdo các vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa nhỏ.

Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Video liên quan

Chủ Đề