Vì sao rượu etylic có tính chất khác với đimetyl ete

Answers [ ]

  1. $C_2H_6O$: công thức phân tử [CTPT] của rượu etylic

    $C_2H_5OH$: công thức cấu tạo [CTCT] của rượu etylic

    Nên dùng CTCT để thể hiện hợp chất là rượu etylic. Vì không phải cứ $C_2H_6O$ đều là rượu etylic, có một chất khác là đimetyl ete [$CH_3-O-CH_3$] cũng có CTPT giống vậy nhưng là chất hoàn toàn rượu etylic.

  2. Nên dùng ctct c2h5oh khi viết về các tính chất riêng của nó như phản ứng thế trùng hợp

    Còn dùng công thức phân tử khi viết phản úng cháy để dễ cân bằng hơn

I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử

Trong các hợp chất hữu cơ, C luôn có hóa trị IV, O luôn có hóa trị II và H luôn có hóa trị I. Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của nó và các liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối [ – ] giữa hai nguyên tử.

2. Mạch cacbon

Mạch cacbon là mạch liên kết giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ. Mạch cacbon có 3 loại: mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng.

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử trong phân tử liên kết với nhau theo một trật tự xác định.

Ví dụ:

Cùng công thức phân tử là C2H6O nhưng có 2 chất khác nhau là rượu etylic [lỏng] và đimetyl ete [khí]. Chính trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử làm cho rượu etylic và đimetyl ete có những tính chất vật lý và hóa học khác nhau.

CH3CH2OH và CH3OCH3 đều có chúng công thức phân tử là C2H6O. Tuy nhiên, thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử ra sao? Tại sao lại có sự khác biệt đó? Bài viết dưới đây sẽ trả lời thắc mắc trên một cách tường tận nhất.

Xem thêm: Lý thuyết trọng tâm về hidrocacbon - nhiên liệu

CÔNG THỨC CẤU HỢP CHẤT HỮU CƠ

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1.Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học

Ngay từ năm18611861, Bút-lê-rốp đã đưa ra khái niệm cấu tạo hóa học và thuyết cấu tạo hóa học gồm những luận điểm chính sau:

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

VD: Công thức phân tửC2H6Ocó hai công thức cấu tạo [thứ tự liên kết khác nhau] ứng với2hợp chất sau:

1. H3C−O−CH3 : đimetyl ete, chất khí, không tác dụng vớiNa.

2. H3C−CH2−O−H: ancol etylic, chất lỏng, tác dụng vớiNagiải phóng hiđro.

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon

- Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử [bản chất, số lượng các nguyên tử] và cấu tạo hóa học [thứ tự liên kết các nguyên tử].

VD:

- Phụ thuộc thành phần phân tử:CH4là chất khí dễ cháy,CCl4là chất lỏng không cháy; CH3Cllà chất khí không có tác dụng gây mê, cònCHCl3là chất lỏng có tác dụng gây mê.

- Phụ thuộc cấu tạo hóa học:CH3CH2OHvàCH3OCH3khác nhau cả về tính chất hóa học.

2.Đồng đẳng, đồng phân

a] Đồng đẳng

Các hiđrocacbon trong dãy: CH4,C2H6,C3H8,C4H10,C5H12,...,CnH2n+2 chất sau hơn chất trước một nhómCH2nhưng đều có tính chất hóa học tương tự nhau.

Các ancol trongdãy:CH3OH,C2H5OH,C3H7OH,C4H9OH,...,CnH2n+1OH cũng có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhómCH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.

*Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhómCH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
*Giải thích: Mặc dù các chất trong cùng dãy đồng đẳng có công thức phân tử khác nhau một hay nhiều nhómCH2nhưng do chúng có cấu tạo hóa học tương tự nhau nên có tính chất hóa học tương tự nhau.

b] Đồng phân

Etanol và đimetyl ete là hai chất khác nhau [có tính chất khác nhau ] nhưng có cùng công thức phân tử làC2H6O.
Metyl axetat [CH3COOCH3], etyl fomiat [HCOOC2H5] và axit propionic [CH3CH2COOH là ba chất khác nhau nhưng có công thức phân tử làC3H6O2.

*Khái niệm:Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.

*Giải thích:Những chất đồng phân tuy có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau, chẳng hạn etanol có cấu tạoH3C−CH2−O−H, còn đimetyl ete có cấu tạoH3C−O−CH3, vì vậy chúng là những chất khác nhau, có tính chất khác nhau.

3. Các loại công thức cấu tạo

Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử. Có cách viết

khai triển, thu gọn và thu gọn nhất.

Công thức cấu tạo khai triển: Viết tất cả các nguyên tử và các liên kết giữa chúng.

Công thức cấu tạo thu gọn: Viết gộp nguyên tử cacbon và các nguyên tử khác liên kết với nó thành từng nhóm.

Công thức cấu tạo thu gọn nhất: Chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút của các liên kết chính là nhómCHxvớixđảm bảo hóa trị4ởC.

a] Thí dụ

b] Kết luận

Butan−1−olvàđietyletecó cùng công thức phân tửC4H10Onhưng do khác nhau về cấu tạo hóa học nên khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hóa học.

Vậy những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau gọi là những đồng phân cấu tạo.

b] Kết luận

Những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức gọi là đồng phân nhóm chức. Những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh mạch cacbon gọi là đồng phân mạch cacbon. Những đồng phân khác nhau về vị trí nhóm chức gọi là đồng phân vị trí nhóm chức.

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Hãy viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau :

CH3Br, CH4O, CH4, C2H6, C2H5Br.

Biết rằng brom có hoá trị I.

Bài 2. Hãy viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với các công thức phân tử sau : C3H6, C4H3, C5H10.

Bài 3.Phân tử hợp chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy 3 gam chất A thu được 5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30 gam.

ĐÁP ÁN

Bài 1.

Bài 2.

Bài 3.


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tải về

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Tính chất
    • 2.1 Tính chất vật lý
    • 2.2 Tính chất dung môi
    • 2.3 Tính chất hóa học
      • 2.3.1 Tính chất của một rượu đơn chức
      • 2.3.2 Phản ứng riêng
    • 2.4 Một số tính chất khác
  • 3 Sản xuất
    • 3.1 Hyđrat hóa etilen
    • 3.2 Lên men
    • 3.3 Làm tinh khiết
  • 4 Sử dụng
    • 4.1 Xăng E5
    • 4.2 Các chất hóa học dẫn xuất từ etanol
  • 5 Mối nguy hại
  • 6 Xem thêm
  • 7 Chú thích
  • 8 Tài liệu
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Etanol đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần gây cảm giác say trong đồ uống chứa cồn. Các cặn bã khô trong các bình gốm 9000 năm tuổi tìm thấy ở miền bắc Trung Quốc đã gián tiếp cho thấy việc sử dụng các đồ uống chứa cồn trong số những người sống ở thời kỳ đồ đá mới.[1] Việc chiết nó ra dưới dạng tương đối nguyên chất đã được thực hiện lần đầu tiên bởi các nhà giả kim thuật Hồi giáo và họ là những người đã phát triển ra nghệ thuật chưng cất rượu trong thời kỳ của chế độ khalip [vua chúa Hồi giáo] thời kỳ Abbasid. Các ghi chép của Jabir Ibn Hayyan [Geber] [721-815] đã đề cập tới hơi dễ cháy của rượu được đun sôi. Al-Kindī [801-873] cũng đã miêu tả rõ ràng quá trình chưng cất rượu. Việc chưng cất etanol ra khỏi nước có thể tạo ra các sản phẩm chứa tới 96% etanol. Etanol nguyên chất lần đầu tiên đã thu được vào năm 1796 bởi Johann Tobias Lowitz, bằng cách lọc etanol chưng cất qua than củi.[2]

Antoine Lavoisier đã mô tả etanol như là một hợp chất của cacbon, hiđrô và oxy, và năm 1807, Nicolas-Théodore de Saussure đã xác định được công thức hóa học của nó.[3][4] Năm 1858, Archibald Scott Couper đã công bố công thức cấu trúc của etanol: điều này làm cho etanol trở thành một trong các hợp chất hóa học đầu tiên có sự xác định cấu trúc hóa học.[5]

Etanol lần đầu tiên được Michael Faraday tổng hợp nhân tạo vào năm 1825. Ông phát hiện rằng acid sulfuric có thể hấp thụ một lượng lớn khí than.[6] Ông đưa ra kết quả lời giải cho Henry Hennel ở Anh, người đã phát hiện ra etanol có trong "acid sulphovinic" [ethyl hydro sulfat].[7] Năm 1828, Hennell và nhà hóa học Pháp Georges-Simon Sérullas đã phát hiện một cách độc lập rằng acid sulphovinic có thể được phân rã thành etanol.[8][9] Do vậy, năm 1825 Faraday đã vô tình phát hiện ra ethanol có thể được tạo ra từ ethylen [thành phần của khí than] từ việc hydrat hóa xúc tác acid, một quá trình tương tự hiện được dùng để tổng hợp etanol quy mô công nghiệp.[10]

Etanol đã từng được dùng làm nhiên liệu đốt đèn ở Hoa Kỳ khoảng năm 1840, nhưng thuế đánh vào cồn công nghiệp trong cuộc nội chiến làm cho việc sử dụng này không có tính kinh tế. Thuế đã được thay thế năm 1906.[11] Etanol được sử dụng làm nhiên liệu động cơ vào khoảng năm 1908, khi đó Ford Model T có thể chạy bằng xăng hoặc etanol.[12] Etanol được sử dụng trong công nghiệp thường được sản xuất từ ethylen.[13]

Rượu Etylic C2H6O tính chất hoá học, công thức cấu tạo rượu Etylic và bài tập – hoá 9 bài 44

THPT Sóc Trăng Send an email

0 4 phút

Rượu EtylicC2H6O thu được sau khi lên men gạo, sắn, ngô đã nấu chín hoặc quả nho, quả táo,… điều này cho thấy rượu etylic là khá phổ biến và chúng ta cũng đã gặp rất nhiều lần trong thực tế.

Bài viết gần đây

  • Bài tập luyện tập tính chất hóa học của Oxit và Axit – Hóa 9 bài 5

  • Tính chất hoá học của Oxit, Axit, Bazo và Muối – Hoá lớp 9

  • Những phân bón hóa học thường dùng, vai trò của nguyên tố hóa học đối với thực vật – hóa 9 bài 11

  • Ôn tập về Phi kim, Sơ lược bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học và bài tập luyện tập – Hóa 9 bài 32

Vậy rượu EtylicC2H6O có tính chất hoá học gì, công thức cấu tạo của etylic như thế nào, làm sao điều chế được rượu etylic,… chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Rượu Etylic C2H6O tính chất hoá học, công thức cấu tạo rượu Etylic và bài tập – hoá 9 bài 44

I. Tính chất vật lý của rượu EtylicC2H6O

– Rượu etylic là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3 C

– Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

– Độ rượu: là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.

* Công thức: Độ rượu =

.100

– Trong đó V là thể tích đo bằng ml hoặc lít.

II. Cấu tạo phân tử của rượu EtylicC2H5OH

* Công thức cấu tạo của Etylic:

* Công thức cấu tạo rút gọn của etylic: CH3-CH2-OH

– Trong phân tử, rượu etylic có một nguyên tử H không kiên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử oxi tạo ra nhóm –OH. Chính nhóm –OH này làm cho rượu có tính chất hóa học đặc trưng.

III. Tính chất hoá học của rượu etylicC2H5OH

1. EtylicC2H5OH tác dụng với oxi, phản ứng cháy

– Rượu Etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt

C2H5OH + 3O2

2CO2 + 3H2O

2. EtylicC2H5OH tác dụng với kim loại mạnh K, Na

– Thả mẩu Na vào cốc đựng rượu rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra

2C2H5OH + Na→2C2H5ONa+ H2↑

3.EtylicC2H5OH phản ứng với axit axetic

– Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

C2H5OH + CH3COOH

CH3COOC2H5 + H2O

Etylic axit axetat Etylaxetat

IV. Ứng dụng củaEtylicC2H5OH

– Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu cho động cơ ô tô, cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm.

– Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp.

– Dùng pha chế các loại rượu uống.

V. Điều chếEtylicC2H5OH

* Phương pháp 1: Điều chế rượu làm đồ uống

– Cho tinh bột hoặc đường glucozo

rượu Etylic

C6H12O6

2CO2 + 2C2H5OH

* Phương pháp 2: Sản xuất rượu phục vụ ngành công nghiệp

– Cho etilen cộng hợp với nước có xúc tác là axit

C2H4+ H2O

C2H5OH

VI. Bài tập về EtylicC2H5OH

* Bài 2 trang 139 sgk hoá 9:Trong số các chất sau: CH3– CH3, CH3– CH2OH, C6H6, CH3– O – CH3chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.

* Lời giải bài 2 trang 139 sgk hoá 9:

– Chỉ có rượu Etylic phản ứng với Na theo PTPƯ:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

* Bài 3 trang 139 sgk hoá 9:Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.

* Lời giải bài 3 trang 139 sgk hoá 9:

– Các phương trình phản ứng hóa học:

* Ống 1: Rượu etylic tác dụng với Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

* Ống 2: Rượu 96otác dụng với Na ⇒ gồm C2H5OH và H2O tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2↑

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑

* Ống 3: Nước tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2↑

* Bài 4 trang 139 sgk hoá 9:Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o.

a]Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b]Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o.

c]Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25otừ 500ml rượu 45o.

* Lời giải bài 4 trang 139 sgk hoá 9:

a]Các con số 45o, 18o, 12ocó nghĩa là trong 100ml có rượu 45ml, 18ml, 12ml rượu nguyên chất.

b]Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 45olà: 500.[45/100] = 225 ml.

c]Theo câu b]: Trong 500ml rượu 45ocó 225ml rượu nguyên chất.

⇒ Số ml rượu 25opha chế được từ 500ml rượu 45o[hay từ 225ml rượu nguyên chất] là: 225.[100/25] = 900ml.

* Bài 5 trang 139 sgk hoá 9:Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etylic.

a]Tính thể tích khí CO2tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

b]Tính thể tích không khí [ở điều kiện tiêu chuẩn] cần dùng cho phản ứng trên biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.

* Lời giải bài 5 trang 139 sgk hoá 9:

a] Phương trình hoá học của phản ứng:

C2H6O + 3O2 to→ 2CO2 + 3H2O.

1 mol 3 mol 2 mol 3 mol.

0,2 mol 0,6 mol 0,4 mol

– Theo bài ra ta có nC2H6O= 9,2/46 = 0,2 [mol]

– Theo PTPƯ: nCO2= 2.nC2H6O= 2.0,2 = 0,4 [mol]

⇒VCO2[đktc] = 0,4.22,4 = 8,96 [lít]

b] Theo PTPƯ: nO2= 3.nC2H6O= 0,6 [mol] ⇒VO2[đktc] = 0,6. 22,4 = 13,44 [lít]

– Vì oxi chiếm 20% thể tích không khí nên: VKK= [13,44.100]/20 = 67,2 [lít].

Hy vọng với phần ôn tập hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học, công thức cấu tạo của rượu etylicC2H5OH ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Tags

Hóa Học 9

THPT Sóc Trăng Send an email

0 4 phút

Video liên quan

Chủ Đề