Tại sao lại bôi vôi vào gốc cây

Tại sao lại phải quét vôi trắng cho thân cây vào mùa đông?

Cứ đến mùa đông, chúng ta thường quét vôi trắng vào thân các cây bóng mát hay cây ăn quả trong công viên, vườn trường, trên các đường phố hay cả trong vườn cây ăn quả của gia đình. Tại sao lại như vậy?

Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu rõ: vôi trắng được dùng để quét, có thành phần chính là nhũ vôi trắng. Ngoài ra còn có muối ăn, bột đậu nành, hợp chất thạch lựu.

Phương pháp điều chế cụ thể như sau: chuẩn bị trước 12 phần vôi sống, 1 phần muối ăn, 2 phần bột đậu nành, 3 phần hợp chất thạch lựu và 40 phần nước. Dùng 1 phần nước tôi vôi sống cho sôi, làm thành nhũ vôi, vớt bỏ cặn bã bẩn. Dùng nước nóng hoà tan muối ăn, dùng nước ấm trộn đều bột đậu nành. Sau đó đổ nước muối, bột đậu nành đã trộn, hợp chất thạch lựu và phần nước còn lại vào nhũ vôi, vừa đổ vừa nhào trộn cho đến khi nhũ vôi hoà tan trong nước là được. Sau cùng cho một lượng nhỏ thuốc trừ sâu có tính kiềm hoặc trung tính vào để tăng hiệu quả tiêu diệt côn trùng gây bệnh cho cây.

Mùa đông quét vôi trắng vào gốc cây có tác dụng gì? Chúng ta đều biết, thời tiết mùa đông rất lạnh, nếu như chúng ta ở trong phòng có điều hoà nhiệt độ trong một thời gian dài khi đi ra ngoài sẽ cảm thấy thời tiết bên ngoài vô cùng lạnh. Nếu như cứ ở bên ngoài suốt thì cảm giác sẽ không lạnh bằng lúc vừa mới từ phòng ra. Rất nhiều người cứ đến mùa đông là chân tay bị nứt nẻ. Đó chính là do liên tục dùng nước lạnh để rửa tay chân khi ấm hoặc dùng nước ấm để rửa tay chân khi lạnh hoặc đem hơ chân tay khi lạnh bên bếp lửa.

Nếu như trước khi rửa bằng nước lạnh, dùng một chút nước ấm xoa lên tay chân, giúp cho tay chân dần dần ấm nóng lên. Trước khi hơ lửa sưởi ấm, tiếp cận từ từ, từ xa đến gần. Khi rửa bằng nước lạnh, hãy dùng một chút nước xoa trước lên chân tay, làm cho chân tay chuyển dần sang trạng thái lạnh. Có như vậy da tay chân của chúng ta sẽ có một quá trình chuyển đổi từ từ, dần dần từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh. Nếu làm như thế chúng ta có thể tránh hoặc giảm bớt sự xuất hiện của bệnh lở da, nứt nẻ da. Thực vật được quét vôi trắng vào mùa đông, một mặt có thể phòng tránh được những tác động có hại của thời tiết lạnh giá, một mặt có thể phòng tránh được các côn trùng gây hại

Tại sao mùa đông quét vôi trắng vào gốc cây lại có thể phòng trừ được các tác hại của thời tiết lạnh giá và hạn chế tác hại của côn trùng gây hại? Thời tiết mùa đông lạnh giá. nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thời tiết ấm lên rất nhiều. Do vậy mà mọi người thường thích sưởi nắng vào mùa đông. Nhưng đối với thực vật thì ánh nắng mùa đông lại không mang lại cho chúng sự ấm áp nào cả con người có thể sưởi nắng ban ngày, đêm đến không có nắng thì có thể chui vào chăn ấm. Nhưng thực vật thì không thể như vậy. Dù lạnh đến đâu nó vẫn phải chịu. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn, do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Tác hại mà chúng phải chịu còn nặng hơn.bệnh lở da ở người rất nhiều. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ có thể phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm mạnh độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, tránh được những tác hại do sự thay đổi đột ngột của khí hậu gây ra.

Đồng thời, quét vôi trắng còn có tác dụng cách nhiệt cho thân cây. Ngoài ra, vào thời kì cuối thu đầu đông, rất nhiều côn trùng đẻ trứng, trú đông trong các khe, kẽ của vỏ cây. Quét vôi trắng sẽ có tác dụng diệt trừ các loại côn trùng gây hại đó.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Những bí mật về thế giới thực vật
  • Biên dịch: Tuấn Minh
  • Nhà xuất bản Lao Động 2007
  • Thực hiện ebook: thuvien-ebook.com

Hiện hầu hết gốc cây xanh trên vỉa hè ở các tuyến đường đều được quét vôi trắng. Việc quét vôi gốc cây có phải đơn thuần chỉ để trang trí cho đô thị hay còn có tác dụng khác?

Ở Hà Nội, cây xanh hai bên đường luôn được quét lên thân cây một lớp vôi trắng ngay từ khi cây còn nhỏ. Trên một tờ báo khoa học đã có bài viết giải thích về thói quen quét vôi trắng lên các gốc cây ở Hà Nội. Theo đó, cái lệ này nảy ra vào thời chiến. Thời ấy, khi đêm đến, đèn đường thường không được bật lên, xe cộ chạy trên các con đường cũng không bật đèn để đảm bảo an toàn phòng không. Trong hoàn cảnh đó, sáng kiến quét vôi trắng các gốc cây để làm mốc các lề đường đã tỏ hiệu nghiệm.

Bạn đang xem: Tại sao phải quét vôi gốc cây

Chiến tranh đã qua đi nhiều thập kỷ nhưng các gốc cây ở Hà Nội vẫn được quét vôi trắng xóa, như thể chúng chưa được phép sống trong thời yên bình.

Ở thời xưa việc quét vôi lên cây xanh như đèn tín hiệu, còn bây giờ việc quét vôi lên thân cây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nhiều loài côn trùng, nấm mốc và một số loại bệnh gây hại đến sức khỏe của cây. Trong ngành trồng trọt, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến với cây thân gỗ lâu năm như các loại cây ăn quả và cây công nghiệp.

Nên quét vôi vào thân cây từ ở độ cao từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng, sinh sôi nảy nở của các loại xén tóc [sâu đục thân, đục gốc] vì các lí do sau:

Thứ nhất là sâu đục thân ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1m.

Xem thêm: Cách Làm Món Nầm Nướng Béo Giòn Cực Ngon Tại Nhà, NầM Là Gì

Thứ hai là sâu đục gốc thường ăn rễ non trước khi đẻ trứng. Trước khi đẻ, chúng khoét vào gốc cây rồi đẻ trứng vào đó. Sau đó, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân.


Chắc chắn, Hà Nội không phải là nơi duy nhất trên thế giới có “tục lệ” quét vôi trắng cho các gốc cây. Trên diễn đàn Otofun, một thành viên đang sinh sống ở nước ngoài có Nick Congnongtau cho hay: “Công dụng chính của việc quét vôi là để trừ sâu bọ vào mỗi mùa xuân khi cây cối lên chồi non cũng là mùa sâu bọ sinh sôi. Bên em, hàng năm khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm là người ta quét vôi trắng hết tất cả cây cối, kể cả cột điện, dải phân cách, viền vỉa hè. Đường phố như được mang một bộ mặt mới sau một mùa đông ảm đạm”.

Quan điểm cho rằng việc sơn trắng các gốc gây làm mất mỹ quan đô thị cũng nhận được nhiều phản hồi khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng điều này làm đường phố trở nên quy củ hơn, đồng thời cũng là một phong cách riêng của Hà Nội.Thành viên SeineRiver, diễn đàn Linkhay, bày tỏ: “Đúng là rất Hà Nội. Hồi bé xíu mỗi sáng đi qua phố Nguyễn Đình Chiểu, cứ nhớ mãi ngày nào cũng hỏi mẹ tại sao người ta lại bôi vôi gốc cây trên đường và trong công viên”.

Nhưng ít người biết về những câu chuyện ẩn chứa đằng sau nó.

Từ lâu nay, những gốc cây được quét vôi trắng đã trở thành nét quen thuộc trên các phố phường của Thủ đô Hà Nội.

Trên một tờ báo khoa học đã có bài viết giải thích về thói quen quét vôi trắng lên các gốc cây ở Hà Nội. Theo đó, cái lệ này nảy ra vào thời chiến. Thời ấy, khi đêm đến, đèn đường thường không được bật lên, xe cộ chạy trên các con đường cũng không bật đèn để đảm bảo an toàn phòng không. Trong hoàn cảnh đó, sáng kiến quét vôi trắng các gốc cây để làm mốc các lề đường đã tỏ hiệu nghiệm. Trước đó, ở Hà Nội không hề có cái lệ như vậy.

Chiến tranh đã qua đi nhiều thập kỷ nhưng các gốc cây ở Hà Nội vẫn được quét vôi trắng xóa, như thể chúng chưa được phép sống trong thời yên bình. Tác giả bài viết đã thể hiện sự ngạc nhiên: "Thật lạ lùng, những hàng cây mặc quần cộc trắng này cứ dàn trải ra khắp nơi như đang tập thể dục vậy”.

Tác giả cho rằng trên thế giới, không có nơi đâu người ta quét vôi hay sơn trắng gốc cây hàng loạt như thế cả. Việc những gốc cây được “tô vẽ” thể hiện một thói quen trì trệ và làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, đã đã đến lúc phải xóa bỏ để xây dựng những nề nếp mới cho đời sống ngày hôm nay.

Đề cập đến một vấn đề đơn giản nhưng rất thú vị và chưa nhiều người biết đến, bài viết đã được đưa ra phân tích mổ xẻ trên nhiều diễn đàn lớn và nhận được các ý kiến phản hồi khác nhau.  

Một số thành viên đã bày tỏ sự bất ngờ khi biết rằng trong thói quen quét vôi gốc cây ở Hà Nội lại ẩn chứa cả một câu chuyện lịch sử thời chiến. Tuy nhiên, cũng có không ít người nghi ngờ tính chính xác của câu chuyện này.

PGS. TS Phạm Tiến Dũng - Phó trưởng khoa Nông học, ĐH Nông nghiệp Hà Nội - cho biết: quét vôi quanh gốc cây là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công củanhiều loài côn trùng, nấm mốc và một số loại bệnh gây hại đến sức khỏe của cây.

 Trong ngành trồng trọt, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến với cây thân gỗ lâu năm như các loại cây ăn quả và cây công nghiệp.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc quét vôi trắng các gốc cây để làm mốc lề đường là một biện pháp giao thông đã có từ lâu và áp dụng ở nhiều nơi, không phải là “sáng kiến” được nghĩ ra ở Hà Nội vào thời chiến. “Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường” - Minh Hùng, thành viên diễn đàn congviencayxanh.com.vn chia sẻ. Bên cạnh việc làm mốc lề đường, việc sơn trắng các gốc cây còn có một công dụng khác quan trọng hơn, đó là bảo vệ cây xanh chống lại sự tấn công của nhiều loài sâu bọ gây hại. Thành viên nick QA.tradao cho biết: “Nên quét vôi vào thân cây từ ở độ cao từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng, sinh sôi nảy nở của các loại xén tóc [sâu đục thân, đục gốc] vì các lí do sau: 

Thứ nhất là sâu đục thân  ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Thứ hai là sâu đục gốc thường ăn rễ non trước khi đẻ trứng. Trước khi đẻ, chúng khoét vào gốc cây rồi đẻ trứng vào đó. Sau đó, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân”.

Hà Nội không phải là nơi duy nhất trên thế giới có “tục lệ” quét vôi trắng cho các gốc cây.

Chắc chắn, Hà Nội không phải là nơi duy nhất trên thế giới có “tục lệ” quét vôi trắng cho các gốc cây. Trên diễn đàn Otofun, một thành viên đang sinh sống ở nước ngoài có Nick Congnongtau cho hay: “Công dụng chính của việc quét vôi là để trừ sâu bọ vào mỗi mùa xuân khi cây cối lên chồi non cũng là mùa sâu bọ sinh sôi. Bên em, hàng năm khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm là người ta quét vôi trắng hết tất cả cây cối, kể cả cột điện, dải phân cách, viền vỉa hè. Đường phố như được mang một bộ mặt mới sau một mùa đông ảm đạm”.

Quan điểm cho rằng việc sơn trắng các gốc gây làm mất mỹ quan đô thị cũng nhận được nhiều phản hồi khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng điều này làm đường phố trở nên quy củ hơn, đồng thời cũng là một phong cách riêng của Hà Nội.

Thành viên SeineRiver, diễn đàn Linkhay, bày tỏ: “Đúng là rất Hà Nội. Hồi bé xíu mỗi sáng đi qua phố Nguyễn Đình Chiểu, cứ nhớ mãi ngày nào cũng hỏi mẹ tại sao người ta lại bôi vôi gốc cây trên đường và trong công viên”.

Theo Đất Việt

kimvan

Video liên quan

Chủ Đề