Tại sao lại học dốt

Những người trước đây học ngu, học dốt đều đã thành công và có cuộc sống ổn định rồi, nhưng bạn thì chưa có gì cả. Chúng ta sẽ cùng bóc tách vấn đề xem điều gì khiến bạn chưa thể thành công như những người “ngu dốt”.

Muốn hiểu bản chất của vấn đề thành công hay thất bại khi so sánh bạn và người “ngu dốt” thì phải tìm được điểm chung giữa 2 người. Và điểm giao đó chính là bạn và họ cùng sống trong cuộc đời này, cùng phải trải qua những trở ngại cuộc sống khắc nghiệt thì mới có thể tồn tại.

Những người ngu dốt trong học tập hồi cấp 3, đại học không có nghĩa họ không thể kiếm tiền nhiều hơn người học giỏi sau khi tốt nghiệp đại học. Bạn cần hiểu rằng muốn tồn tại được trong cuộc đời này thì cần những kiến thức sinh tồn chức không phải những tri thức lý thuyết.

Những người “ngu dốt” bỏ học dở chừng hoặc không đi học đại học, không đủ kiến thức lý thuyết đi học đại học. Họ bỏ thời gian, trí lực, sức lực vào cuộc sống thật trước bạn, nhưng bạn thì cần 3-4 năm để học xong đại học, thạc sĩ, tiến sĩ mới có thể bắt đầu làm việc. Rõ ràng người “ngu dốt” có thời gian trải nghiệm cuộc sống thực tế nhiều hơn bạn, bạn thậm chí còn chẳng biết xào món rau vừa chín tới, hay chẳng biết sửa chữa món đồ điện tử nào…

> Lập nghiệp kinh doanh thế nào mới thành công

Nhưng người “ngu dốt” được trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm sống thực tế của họ rất thật, các mối quan hệ của họ cũng thân thiết hơn và không có nhiều mưu mô, vì lý do này mà họ được những ông chủ quý mến nhiều hơn cả 1 cử nhân tốt nghiệp đại học. Người “ngu dốt” bắt đầu dấn thân và thăng tiến từ sự quý mến này.

Vấn đề thành công của người ngu dốt là vậy, còn vấn đề chưa thành công của bạn nằm ở chỗ nào ? Nó là 4 điểm:

1, Không phân biệt rõ ràng : Ước mơ và mơ mộng

Bạn là người học nhiều hơn người “ngu dốt”, vì vậy chắc chắn bạn hiểu mình phải đặt mục tiêu khi bắt đầu thực 1 công việc. Điểm đích cùng với thời gian sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của bạn, kết quả công việc có đạt được như dự kiến trong khoảng thời gian lúc đầu hay không.

Thế nhưng phần lớn những người học nhiều như chúng ta lại không phân biệt rõ ràng được ước mơ và mơ mộng, thế nên mục tiêu đặt ra cứ mơ màng đi và chẳng thực tế chút nào. Đó là điểm đầu tiên làm cho bạn hay chúng ta chệch hướng và không chắc chắn như người “ngu dốt”, người hoàn toàn không biết gì thì sẽ được ông chủ chỉ dạy, học biết được bao nhiêu càng được ông chủ quý mến bấy nhiêu. Còn bạn thì tự kiêu tự đắc với tri thức của mình, thế nên mọi việc làm cứ mờ mờ ảo ảo, chẳng đến được đích cuối cùng.

2, Có nỗ lực cố gắng, nhưng thiếu nghị lực

Có những người miệng nói “Phải cố gắng làm, cố gắng hết sức, mình nhất định sẽ làm được”. nhưng khi làm việc được 1 quãng thời gian cảm thấy chán nản, mệt mỏi , vất vả, cực nhọc, thành ra không thể bước tiếp đi trên con đường của mình.

Cách đây nhiều năm, Lương vẫn nhớ mình có 1 người bạn học chung cấp 3, cậu ta học rất giỏi, là học sinh của 1 lớp chọn, ban[ khối] A [ Toán Lý Hóa], còn Lương thì học Bổ Túc , Bổ túc là 1 hệ học dành cho học sinh có năng lực yếu, độc giả của Lương bạn nào tuổi từ 1989 trở về trước thì chắc chắn biết hệ học này.

Sau tốt nghiệp cấp 3, cậu ta trúng tuyển vào 1 trường đại học lớn, có giá ở Hà Nội vào những năm đó, ngành mà cậu ta học là ngành xây dựng. Thế nhưng vì chuyện học tập quá khổ cho nên cậu ta bị lưu ban lại gần 1 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu ta không hề theo làm ngành nghề xây dựng. Qua nhiều năm rồi Lương cũng không hỏi lại người bạn đó lý do tại sao không làm ngành nghề mình đã học.

Nhưng bạn thử nghĩ xem, cậu ta không làm là vì cậu ta không thích nghề xây dựng sau 5 năm học tập, hay cậu ta thích nghề khách hơn , hay cậu ta cảm thấy nghề xây dựng quá khổ cực ? Dù là lý do nào đi nữa thì cậu ta cũng thiếu phần ngào nghị lực làm việc.

3, Qúa tính toán thiệt hơn

Quá tính toán, quá so đo ai hơn ai thiệt mà quên mất 1 nguyên lý quan trọng được Mác-Lenin nói: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Những người học dốt sống theo kiểu xã hội, họ rất hào sảng, vô tư và sống thật với những người bạn bè của họ. Bên ngoài họ ăn nói mày tao và khá thô nhưng tình cảm họ dành cho người bạn bè của mình thật hơn nhiều người như chúng ta.

4, Khó giữ vững bản thân mình trước những cám dỗ

Người được ăn học nhiều có rất ít kỹ năng sống thực tế để đối với những vấn đề xấu trong xã hội. Rất nhiều người đã thành đạt, lấy được vợ đẹp, con ngoan nhưng thiếu kinh nghiệm sống nên dễ vấp ngã trong xã hội, không ham địa vị tiền tài thì cũng là “sắc”.

Lưu ý: từ “ngu dốt” mà Lương sử dụng không có chỉ ai cả, đó là tính từ mà Lương sử dụng để làm nguyên liệu cho bài viết mà thôi. Ok, gặp lại mọi người sau, các câu hỏi về kinh doanh, Marketing, bán hàng, thành công, kinh nghiệm sống để lại trong phần bình luận.

Bài chia sẻ là kinh nghiệm thực tế của tác giả, người đã từng trải qua khủng hoảng vì không thành công trong việc học, nhưng sau đó đã tự thay đổi được nhận thức về việc học tập và cuối cùng đã có một kết quả tốt.

Bạn đang xem: Tại sao có người học giỏi người học dốt?

Bạn cũng sẽ nhận được một số gợi ý cho câu hỏi " làm thế nào để học tốt ".


Bắt cá leo cây

Đầu tiên phải khẳng định với các bạn rằng với một con người bình thường, thì năng lực tiềm tàng của mỗi người là như nhau, do đó khó có thể nói được rằng ai đó thì thông mình hơn bạn hay kém hơn bạn, vậy tại sao vẫn có người được 10 điểm toán mà có người lại chỉ được 4 điểm?

Nguyên nhân nằm ở chỗ, dù xét về tổng thể, chúng ta có năng lực như nhau, nhưng xét về từng khía cạnh cụ thể, thì mỗi người lại được trời ban cho một năng lực khác nhau. Có người thì giỏi trong ghi nhớ và logic nên học tốt các môn liên quan đến tự nhiên như toán, lý. Còn một số bạn thì thiên về tư duy cảm xúc, nhạy cảm về âm thanh hay hình ảnh, do đó lại phù hợp với các môn liên quan đến nghệ thuật, những bạn này sẽ dễ thành công hơn nếu chọn các môn đó. Một số bạn khác nữa thì bị sức hút bởi các vấn đề xã hội, có thiên hướng quản lý sẵn nên hợp với các môn lịch sử, xã hội.....

Do đó, các bạn cần phải chọn đúng sở trường của mình, dựa vào sở trường đó mà phát triển bản thân mình lên, cũng như để đạt điểm tốt trong các môn phù hợp. Từ đó mà cũng tranh được tự ti vì nghĩ mình học kém hơn các bạn khác.

Nói một cách công bằng nữa là, ở nhà trường của chúng ta có hệ thống đánh giá năng lực học sinh kém cỏi, các bạn được học quá nhiều vào một số môn [ và cũng kiểm tra quá nhiều ] và những bạn không theo nổi những môn đó, sẽ được quy kết vào diện " học sinh yếu kém ". Cái mác học sinh yếu kém có thể sẽ là vòng kim cô ngăn chặn bạn thành công trên đường đời sau này đó.

Nghe những lời nhận xét phiến diện từ người khác về mình hoặc về một vấn đề

Những người hay gán gép rằng " bạn kém cỏi " ở một vấn đề nào đó thường có thể là bạn bè, thầy cô giáo, hàng xóm hoặc chính những người thân trong gia đình của bạn. Khi bạn nghe được những lời này, dần dần sẽ khiến bạn nghĩ mình kém cỏi thật, và từ đó tạo ra một cái mác " kém " trong con người bạn. Nhưng có một sự thật là, nếu bạn nghĩ bạn không kém cái gì, thì tự nhiên bạn sẽ không kém cái đó thật, hãy tin tôi đi.

Hồi học cấp 3, tôi nghe bọn bạn bè kháo nhau rằng học Tiếng anh khó lắm, và như thế trong đầu tôi đã có ác cảm rằng TÔI KHÔNG THỂ HỌC ĐƯỢC TIẾNG ANH, do đó mà suốt những năm cấp ba, tôi gần như mù Tiếng anh. Sau khi lên đại học, tôi mới phát hiện ra rằng Tiếng anh nói riêng và Ngôn ngữ nói chung là một trong những thứ dễ học nhất với tôi.

Vậy, tại sao bạn không nên nghe lời nhận xét phiến diện về bạn hoặc về một vấn đề nào đó từ người khác.

- Bởi vì liệu họ có đủ năng lực để đưa ra lời nhận xét đáng tin cậy?

- Họ nhận xét là để giúp bạn hay là để cho bạn giống họ?

- Bạn đã nghe đến thành ngữ " đẽo cày giữa đường " chưa? đúng rồi đó, nghe lời người khác sẽ dẫn đến việc bạn mất phương hướng.

- Nghe lời người khác nói tiêu cực về mình hoặc về một vấn đề là vô hình chung bạn đã gắn một cái mác xấu lên vấn đề đó, nó khiến bạn không khá lên được, cách tốt nhất là không nghe nữa cho đến khi tự mình trải nghiệm.

Bạn hiện đang có mấy các mác xấu vậy??

Bây giờ rảnh, thử liệt kê xem bạn có mấy cái mác xấu mà bạn tự nghĩ, người khác dán cho bạn nhé.

Tôi có thể gọi ý cho bạn một số cái trong trường hợp bạn chưa biết bắt đầu từ đâu nhé.

- Kém toán

- Lúc nào chẳng 0 điểm Tiếng anh, chuyện thường như cân đường hộp sữa.

- Làm cái gì cũng hậu đậu.

- Tôi lúc nào cũng thua thằng đấy ở lĩnh vực......

Xem thêm: Cách Chơi Profoundly Chơi Như Thế Nào, Cách Chơi Profoundly Trên Facebook

....................

Ok done., bạn đã nghĩ ra rồi, nhớ viết ra giấy nữa nhé.

Có phải bạn học dốt [ hoặc rộng hơn là kém cái gì đó ] do bạn cứ nghĩ như vậy có phải không, cho dù kể cả bạn cũng đã thử làm tốt nó mà vẫn thất bại, thì bạn không bao giờ giỏi nó nữa chỉ bởi vì bạn bỏ cuộc quá sớm và nghĩ mình kém cỏi mà thôi. Việc bạn cần làm nên là gì?

- Hãy viết ngược những cái nhãn bạn vừa viết ra, vd bạn viết " Kém toán ", thì sửa bằng " tôi giỏi toán "

- Bỏ qua những lời đàm tếu để tránh những cái mác xấu mới cho bạn

- Chơi với người giỏi cái bạn muốn giỏi.

Chọn một phương pháp phù hợp với con người bạn.

Trên mạng có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên, người ta không thể nói hộ cho bạn được phương pháp nào là phù hợp nhất với bạn, do đó mà bạn cần phải tự lựa chọn cho mình thôi.

Vd nhé, nếu bây giờ tôi hỏi, bạn thử kể phương hướng của các nước lào, Campuchia, Trung quốc, Thái lan là hướng gì so với Việt nam xem nào.

Chắc hẳn bạn sẽ kể vanh vách là, Lào hướng tây, Thái hướng Tây nam, Trung hướng bắc.....có đúng không?

Bạn biết vì sao bạn nhớ suất sắc được như vậy không? không phải do nó gần VN đâu, mà lúc bạn nghĩ về đáp án, trong đầu bạn đã có một CÁI BẢN ĐỒ , nên bạn dựa vào cái bản đồ đó để kể ra đó, bởi vì não bộ của chúng ta tiếp thu tín hiệu thôn tin hình ảnh, âm thanh, cảm giác một cách tự nhiên nên nếu là một cái ảnh, bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn là một cái bảng liệt kê như dưới đây.

Tên nước phương hướng
Lào Tây
Thái Tây nam
Trung Bắc
Cam ......

Bạn có thấy, nếu không có hình ảnh, mà chỉ là một cái bảng như vậy, bạn sẽ rất khó nhớ, mà kể cả bạn may mắn có trí nhớ tốt và học thuộc siêu nhanh thì kiến thức dạng cái bảng liệt kê như vậy cũng sẽ không thể lưu vào đầu bạn lâu được.

Vd trên chỉ là minh họa cho việc bạn hãy tự tìm một phương pháp đúng phù hợp nhất với con người bạn, nếu bạn không có ý tưởng nào, hãy lên mạng tìm hiểu và áp dụng thử từng phương pháp đến lúc tìm ra cái hợp lý nhất với mình.

Một gợi ý nhỏ cho bạn., bạn hãy biến kiến thức khô khan trong sách vở thành những nguồn thông tin mà não bạn yêu thích, đó là âm thanh, hình ảnh, cảm giác, vị giác, cảm xúc, mùi vị [ tương ứng với năm giác quan của bạn ].

Nếu được, hãy chọn một người thầy tốt.

Điều đáng buồn là nhiều người hiện nay chỉ xứng đáng với danh hiệu " thợ dạy " hoặc " người đi dạy ", chứ ít người thực sự được xứng đáng gọi là Thầy cô. Bởi vì họ chỉ có trách nhiệm truyền dạy kiến thức cho bạn theo như hợp đồng với nhà trường chứ họ không có trách nhiệm dạy dỗ bạn thành người khi bạn còn ngồi trong nghế nhà trường. Do đó, nếu được, hãy tìm một người thầy mà mình tôn trọng, đủ phẩm chất để có thể học hỏi được những điều hay lẽ phải từ họ.

Cuối cùng, hãy suy nghĩ tích cực cho mọi vấn đề

Thế giới thay đổi theo cách bạn nghĩ, hãy suy nghĩ tích cực cho mọi vấn đề, và tìm giải pháp khi gặp khó khăn chứ không được tìm lý do. Ví dụ bạn bị gãy chân, thì đừng nghĩ đó là một điều xui xẻo, hãy nghĩ khoảng thời gian bó chân sẽ là thời gian lý tưởng để bạn suy nghẫm về những vấn đề phải làm trong tương lai, hay xem xét lại những việc bạn đã làm trong quá khứ, hoặc đơn giản là thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời cho bạn.

Cuộc sống luôn đưa ra tín hiệu cảnh báo trước cho bạn trước khi một thứ tồi tệ xảy ra, Vd bạn không chịu học và điểm kém, thì đó là tín hiệu của việc thi rớt đại học rồi. Cho nên bạn cũng cần tỉnh táo để nhận ra các tín hiệu cảnh báo để thay đổi bản thân trước khi nó xảy ra nhé.

Video liên quan

Chủ Đề