Tại sao lãi suất cho vay khác nhau đối với từng khách hàng?

Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay tín chấp dựa trên uy tín cá nhân mà không có bất kỳ một sự thế chấp về mặt tài sản nào.

  • 'Cú hích' lớn trong lộ trình số hóa của FE CREDIT
  • VPBank và FE Credit ủng hộ 15 tỉ phòng chống dịch COVID-19

Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng tín chấp sẽ luôn chứa đựng rủi ro cao, cho nên phần bù rủi ro trong yếu tố cấu thành lãi suất từ đó phải cao hơn so với các khoản cho vay thế chấp do các ngân hàng thương mại đang áp dụng.

Dưới đây là bản so sánh những tiêu chí cơ bản khác nhau giữa hai dịch vụ cho vay:

TIÊU CHÍ

CÔNG TY TÀI CHÍNH

NGÂN HÀNG

Tiêu chuẩn

Người có thu nhập thấp dưới 3 triệu đồng, không cần thế chấp tài sản.

Người có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt, có tài sản đảm bảo.

Thủ tục

Thủ tục nhanh chóng, đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu là có thể giải ngân trong thời gian ngắn.

Thủ tục phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy tờ hơn như phải chứng minh được khả năng trả nợ. Thời gian giải ngân lâu.

Hạn mức

Đáp ứng các khoản vay đa dạng từ nhỏ đến 70 triệu

Hạn mức cho vay tối thiểu từ 10 triệu đến 500 triệu đồng

Mục đích

Phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân và gia đình như thiết bị gia dụng, vật dụng cá nhân, xe máy, thiết bị điện tử,… đa dạng linh hoạt các loại hình dịch vụ.

Đáp ứng các khoản vay lớn như kinh doanh, mua nhà, mua xe ô tô… nên đối tượng thường khá hẹp.

Do đó, khi tiếp cận các khoản vay, người tiêu dùng cần phải phân định rõ các phương thức khác nhau, để tránh những so sánh không tương xứng. Rõ ràng sản phẩm và đối tượng khách hàng hướng đến của hai hình thức cho vay khác nhau hoàn toàn.

Hơn thế nữa, một phần rất lớn tác động đến lãi suất của các công ty tài chính đó là các công ty tài chính không được phép huy động vốn từ khách hàng cá nhân nên nguồn vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường có chi phí huy động cao hơn so với của ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, với lợi thế về thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, điều kiện vay vốn lại dễ hơn các ngân hàng thương mại nên các khoản vay của công ty tài chính dễ tiếp cận được đa số người dân có nhu cầu vay vốn nhanh, tránh khỏi tình trạng bị lợi dụng bởi "tín dụng đen".

Điều này đặt ra một áp lực rất lớn đến chi phí hoạt động của các công ty tài chính. Vì với khoản vay nhỏ, kỳ hạn ngắn [khoảng 6 - 18 tháng] nên chi phí thẩm định, làm hồ sơ thủ tục cũng như một khoản vay thông thường; bên cạnh đó chi phí thu hồi nợ, quản lý, phí phục vụ đều cao hơn bình thường…Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến lãi suất các khoản vay.

Theo FE CREDIT, trước mỗi quyết định vay, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ:

- Các loại hình cho vay tiêu dùng

- Thông tin mức lãi suất của tổ chức cho vay

- Đọc kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký

- Tìm hiểu kỹ thông tin về tổ chức cho vay cũng như pháp nhân của tổ chức

FE CREDIT cho hay đã không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ cho vay, tiên phong áp dụng công nghệ để có thể đáp ứng một cách nhanh nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt với việc đưa vào hoạt động tổng đài 24/7 và ứng dụng cho vay SNAP đã giúp người dân có thể tiếp cận các khoản vay và giai ngân một cách nhanh chóng dù đang ở bất kỳ nơi đâu. Đây chính là thành công của FE CREDIT trong việc không ngừng nâng cao trải nghiệm của người dùng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi.


TTO - Nhiều doanh nghiệp, người dân muốn giảm lãi suất. Tuy nhiên, mức giảm chỉ 0,1, thậm chí 1%/năm không thấm tháp vào đâu, vì số tiền phải trả hằng tháng quá lớn mà dòng tiền, thu nhập giảm mạnh vì dịch.

  • Người vay tiền mua nhà khốn đốn: 'Chưa thấy ngân hàng chia sẻ khó khăn với khách hàng'
  • Các ngân hàng thương mại dù lợi nhuận khủng vẫn không chịu giảm lãi cho vay
  • Giảm nhiều loại thuế và lãi suất ngân hàng

Nhiều ý kiến đề nghị cần thúc đẩy giảm mạnh lãi suất cho vay hơn nữa. Trong ảnh: nhiều cửa hàng, mặt bằng trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM phải đóng cửa vì dịch COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều người vay bức xúc ngân hàng [NH] lãi khủng, sao lãi suất cho vay chỉ giảm quá ít?

Lợi nhuận NH tăng,phần lớn từ dịch vụ

Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm vừa được các NH công bố. Tính đến hết ngày 30-6, hầu hết NH nào cũng có tổng lợi nhuận sau thuế ở mức khủng, tối đa lên tới 640% lợi nhuận của cùng kỳ năm ngoái.

Đơn cử, VietinBank có tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay đạt 8.767 tỉ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. BIDV cũng đạt trên 6.460 tỉ đồng, tăng tới 85% so với 6 tháng đầu năm 2020.

Về con số tuyệt đối tổng lợi nhuận trong nửa đầu năm nay, các NH có vốn nhà nước vượt trội hơn hẳn, thậm chí gấp cả 10 - 20 lần so với mức đạt được của các NH thương mại cổ phần tư nhân. Trái lại, tỉ lệ tăng trưởng của chỉ tiêu này ở các NH thương mại cổ phần tư nhân lại "bỏ xa" so với các NH có vốn nhà nước.

Điển hình phải kể đến KienLong Bank, so với 2 quý đầu năm ngoái, tổng lợi nhuận sau thuế của NH này tăng cao nhất trong hệ thống NH với khoảng 640%. Cụ thể tổng lợi nhuận sau thuế của KienLong Bank hết tháng 6 năm ngoái chỉ đạt 82,1 tỉ đồng, còn cùng kỳ năm nay là hơn 606,8 tỉ đồng. Hay SCB, hết quý 2 năm nay, tổng lợi nhuận sau thuế là 416,2 tỉ đồng, cao hơn tới 560% mức 63 tỉ đồng của cùng kỳ năm ngoái...

Nhờ vào đâu mà tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của BIDV đạt hơn 6.460 tỉ đồng, tăng tới 2.968 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái? Trả lời Tuổi Trẻ, ông Phan Đức Tú, chủ tịch hội đồng quản trị BIDV, giải thích thực ra với con số lợi nhuận đó là không cao so với các NH cùng quy mô, thậm chí còn thấp.

"Còn tại sao cao hơn cùng kỳ thì có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do năm ngoái lợi nhuận BIDV thấp và nửa đầu năm nay BIDV thu từ dịch vụ, ngân hàng số khá tốt" - ông Tú thông tin.

Trong báo cáo tài chính soát xét bán niên, các NH cũng giải trình lợi nhuận phần lớn đến từ hoạt động dịch vụ. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của VietinBank đạt 2.639,9 tỉ đồng; BIDV: 3.175,9 tỉ đồng; MSB: 2.197 tỉ đồng; HDB:857 tỉ đồng...

Đáng chú ý là lãi thuần từ hoạt động khác trong 6 tháng đầu năm của các NH tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, như VietinBank đạt 1.572,8 tỉ đồng, gấp hơn 3 lần; BIDV đạt 3.992 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần... Ngoài ra, lợi nhuận của các NH cũng thu được từ lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, từ cổ phần vốn góp...

Không giảm lãi suất cho khoản vay bất động sản, chứng khoán

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hùng - tổng thư ký Hiệp hội NH - nhận định tình hình dịch đã và đang rất phức tạp, doanh nghiệp [DN] và cá nhân vay vốn vô cùng khó khăn. Nên NH nói giảm lãi suất cho vay là phải làm và Hiệp hội NH yêu cầu các đơn vị báo cáo để giám sát chặt chẽ việc này.

"Tuy nhiên, cái khó hiện nay là NH phải tự cắt lợi nhuận của mình để giảm lãi suất, phí dịch vụ để hỗ trợ khách hàng. Nếu DN không trả được nợ, khó khăn thật thì NH phải bằng mọi cách để hỗ trợ, phải "đổ sâm" cho DN sống và dần phục hồi. Còn với những khách hàng vay NH để đầu tư bất động sản, liệu NH có nên giảm lãi suất cho vay bằng với mức như áp dụng với DN sản xuất kinh doanh?" - ông Hùng đặt vấn đề.

Ông Phan Đức Tú cho hay năm ngoái, BIDV cũng giảm phí, lãi suất hỗ trợ khách hàng gần 6.400 tỉ đồng. Còn năm nay, đến ngày 20-8 con số này đã lên đến hơn 4.100 tỉ đồng, và chắc chắn với tình hình này sẽ vượt 8.000 tỉ đồng.

Để chia sẻ với khách hàng bị thiệt hại do đại dịch, Vietcombank cho biết cũng giảm lãi suất cho vay tới 0,5%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương. Và mức giảm tới 0,3%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại 17 tỉnh, thành phố phía Nam khác áp dụng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, NH này lưu ý không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá...

Cần giảm tiếplãi suất cho vay

Nhiều người dân, DN đã phản ánh đến Tuổi Trẻ cho rằng mức giảm 0,1-0,3%/năm họ được hưởng là "nhỏ giọt". Một số mức cao hơn cũng chưa tương xứng khoản lợi nhuận mà NH thu được từ số tiền họ đóng hằng tháng.

Để giảm lãi suất cho vay, tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế - khuyến nghị người vay nên chủ động đàm phán với NH, cần chứng minh việc dòng tiền gián đoạn... để yêu cầu NH giảm lãi suất cho vay hoặc cơ cấu nợ theo thông tư 01 và thông tư 03 của NH Nhà nước. Còn phía NH do dùng chính lợi nhuận của mình để giảm lãi suất nên sẽ không làm đạitrà mà tùy theo lĩnh vực, đối tượng vay...

Về một số ý kiến có đề nghị NH Nhà nước giảm dự trữ bắt buộc để tạo thêm dư địa cho các NH giảm lãi suất cho vay, ông Lực cho rằng không khả thi. Bởi tỉ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay đang ở mức khá thấp, khó có thể giảm thêm. Do vậy, việc giảm thêm lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm vẫn có thể nhưng chủ yếu dựa trên việc các NH cân nhắc tiết giảm chi phí, giảm biên lợi nhuận... để chia sẻ với khách hàng.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng từng NH cần đánh giá tiềm lực tài chính của mình và khả năng trả nợ của khách hàng để giảm lãi suất cho vay sâu hơn. Vì gánh nặng nợ gốc và lãi suất cho vay quá lớn khiến DN, cá nhân vay vốn không trả được nợ, nguy cơ "cục máu đông" nợ xấu sẽ tăng lên.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, ngoài việc giảm lãi suất, để DN phục hồi, khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần được khoanh lại. "Khi khoanh nợ rồi thì NH vẫn cho vay mới được, sẽ giúp DN phục hồi. Dịch bệnh là bất khả kháng, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn" - ông Hùng kiến nghị.

Ngân hàng nói có nhiều nỗi lo

Nhiều NH cho biết dù ghi nhận mức lợi nhuận khả quan trong nửa đầu năm nay nhưng các NH cũng đang đối mặt với rủi ro nợ xấu gia tăng. Chưa kể dịch bùng phát mạnh những tháng gần đây khiến hoạt động cho vay của NH gần như "đứng bánh".

Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh các tổ chức tín dụng quý 3 và 6 tháng cuối năm 2021 của Vụ Dự báo - thống kê [thuộc NH Nhà nước] cũng cho thấy hầu hết NH đều lo ngại về việc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sẽ khiến nhu cầu tín dụng tăng chậm lại nửa cuối năm.

Trong đó, dư nợ tín dụng dự báo sẽ tăng 4,7% trong quý 3 và đạt mức 13,1% trong cả năm nay. So với dự báo trước đó, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cả năm nay đã giảm 1,6% [từ mức 14,7%].

Ngoài yếu tố tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo nhiều NH thừa nhận nỗi lo, việc giảm lãi suất cho vay từ tháng 7 có thể ảnh hưởng từ vài trăm tỉ cho tới vài nghìn tỉ đồng tới lợi nhuận cả năm.

Ngân hàng phải giảm mạnh lãi vay

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng các ngân hàng thương mại cần phải có trách nhiệm chia sẻ với người vay vốn và nền kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề