Tại sao nước tiểu có bọt

Nước tiểu có bọt có thể là kết quả của việc khi đi tiểu tốc độ tiểu nhanh, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy khi thấy hiện tượng nước tiểu có bọt thì chúng ta nên làm gì? Và làm cách nào để giảm bớt hiện tượng này? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Nước tiểu có bột là biểu hiện của bệnh gì?

I. Hiện tượng nước tiểu có bọt.

Nước tiểu của người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách tùy vào nhiều yếu tố quyết định. Các yếu tố quyết định đến màu sắc nước tiểu có rất nhiều nhưng chủ yếu là từ thực phẩm, tâm trạng và lượng nước được nạp vào cơ thể. 

Hiện tượng nước tiểu có bọt không phải là hiện tượng hiếm gặp nó có thể do tốc độ đi tiểu nhanh của bạn. Khi bạn đi tiểu với tốc độ nhanh sẽ gây xáo động nước gây bọt. Tuy nhiên nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại dù bạn không đi tiểu nhanh thì lại là một dấu hiệu không tốt. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và khám chữa kịp thời.  

II. Triệu chứng liên quan đến nước tiểu có bọt.

Nếu nước tiểu có bọt trong khoảng một thời gian ngắn thì không đáng lo ngai nhưng nếu xảy ra trong thời gian kéo dài bạn nên lưu ý. Nước tiểu có bọt trong thời gian dài thường là dấu hiệu không tốt của cơ thể bạn. Và nó thường kéo theo những triệu chứng đáng lưu ý sau: 

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn hay mất ngủ.
  • Chân tay bủn rủn, sưng phù nề ở mặt hoặc ở các chi.
  • Nước tiểu có mùi khai nồng, đậm màu hổ phách hơn thường.
  • Bạn có thể bị đi tiểu nhiều lần trong một ngày dù bạn không uống nhiều nước.

Nếu nước tiểu có bọt trong thời gian dài cùng những triệu chứng bất thường như trên bạn nên đi khám tổng quát để biết cơ thể mình đang như thế nào. 

III. Vậy nước tiểu có bọt là biểu hiện những bệnh lý gì?

Tuy rằng nước tiểu sủi bọt có nhiều nguyên nhân không đáng lo nhưng nếu nó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó thì sao? Nhiều người sẽ thắc mắc “nước tiểu có bọt là biểu hiện của bệnh gì?”. Nếu bạn nhận thấy mình mắc những dấu hiệu của nước tiểu có bọt bạn có thể đối diện với những bệnh lý sau:

1. Bệnh liên quan đến thận.

Nếu bạn thấy tình trạng nước tiểu có bọt xảy ra thường xuyên và bọt khí trên nước tiểu kéo dài lâu tan đó là dấu hiệu bệnh suy thận. Bệnh suy thận là bệnh nghiêm trọng nhất do nước tiểu có bọt gây ra.

Những bọt khí trong lâu tan trên mặt nước tiểu là các protein có trong thận. Đó là sản phẩm của quá trình cơ thể hấp thụ quá nhiều đạm. Khi cơ thể nạp quá nhiều đạm khiến thận làm việc tăng công suất để lọc độc ra khỏi cơ thể. Khi làm việc quá tải thận sẽ ngày càng suy yếu, dẫn đến suy thận cấp.

Protein có trên bề mặt nước tiểu là do thận bị tổn thương suy yếu mà protein bị dò rỉ ra theo nước tiểu ra ngoài tạo bọt khí. 

2. Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của viêm bàng quan.

Bàng quan là cơ quan được bộ phận chứa nước tiểu đẩy nước tiểu đến. Vì cơ quan này dưới thận, nếu khi chịu áp lực nước tiểu lớn thường xuyên dễ gây viêm. Khi bị viêm bàng quan, người bệnh sẽ đi tiểu có bọt khí nổi lên với kích thước khác nhau. Nước tiểu có bọt, màu sẫm, mùi khai nồng. Thậm chí còn đem lại cho người bệnh cảm giác đau buốt, khó chịu khi đi tiểu thậm chí đi tiểu ra máu.

3. Bạn có biết nước tiểu có bọt là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Bạn có biết một trong những dấu hiệu quan trọng nhận biết bệnh tiểu đường chính là nước tiểu có bọt. Khi lượng đường trong cơ thể đột ngột tăng cao sẽ sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa ra ngoài. Điều đó tạo sức căng cho bề mặt nước tiểu khiến chúng nổi bóng và bọt khí.

4. Bệnh protein niệu.

Nước tiểu có bọt là một trong những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh protein niệu. Khi bệnh trở nặng thì đi kèm với đi tiểu bọt còn có hiện tượng phù nề tại mặt và tứ chi. Khi bị protein niệu bạn sẽ nhanh khát, uống nhiều nước, chán ăn, mệt mỏi. Cần được chăm sóc y tế ngay khi có những triệu chứng trên để đảm bảo sức khỏe.

IV. Cách chữa trị nước tiểu có bọt là gì?

Nếu bạn bị nước tiểu có bọt không đáng ngại do cơ thể thiếu nước để thận thải độc. Bạn chỉ cần tăng cường lượng nước uống hàng ngày khiến nước tiểu bình thường. 

Thường xuyên uống nước mỗi ngày

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, cần giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ, có phác đồ điều trị phù hợp. 

Với bệnh nhân bị bệnh thận nên:

  • Ăn uống điều độ, ăn thanh đạm tránh ăn đồ nhiều muối mặn khiến thận làm việc quá tải.
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, uống thuốc đúng liều lượng.

Với bệnh nhân bị tăng huyết áp, bị stress cũng gây khiến nước tiểu có bọt nên thêm vận động hợp lí khoa học. Khi các bệnh được chữa khỏi nước tiểu của bạn sẽ tự động hết bọt và bình thường trở lại.

Nước tiểu có bọt là biểu hiện của bệnh gì? Nó có thể là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh nguy hiểm nghiêm trọng. Khi bạn phát hiện mình bị nước tiểu có bọt trong thời gian dài nên đi khám để chữa trị kịp thời. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có một cơ thể luôn khỏe mạnh.

Thông thường, bọt trong nước tiểu là do chúng ta tiểu ra mạnh hoặc cơ thể đang mất nước. Những lúc cơ thể dễ mất nước là vừa tập thể thao xong, đang bị tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi hoặc có thể do không uống đủ nước, theo The Healthy.

Tuy nhiên, nếu không phải do các nguyên nhân này, nước tiểu có nhiều bọt và xuất hiện kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:

Viêm bàng quang

Có nhiều bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo mật độ vi khuẩn trong nước tiểu cao. Bàng quang thường tống vi khuẩn qua nước tiểu và đây là điều bình thường. Nhưng nếu vi khuẩn quá nhiều thì đó là dấu hiệu bàng quang có thể đang bị viêm.

Viêm bàng quang thường đi kèm với các triệu chứng như khó tiểu, thường xuyên mắc tiểu và nóng rát khi đi tiểu.

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến nước tiểu có nhiều bọt là hàm lượng protein trong nước tiểu cao. Loại protein này thường là albumin, bà Elena Campbell, bác sĩ tiết niệu tại hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận Ochsner Health System [Mỹ], cho biết.

Nếu hàm lượng protein trong nước tiểu quá cao, gây nhiều bọt thì đó là dấu hiệu thận hoạt động không bình thường. Các thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/3 người tiểu có nhiều bọt có vấn đề về thận, theo chuyên san Clinical Journal của Hiệp hội Thận học Mỹ.

Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị bệnh thận hay không là phải đến bệnh viện xét nghiệm. Do đó, nếu cảm thấy việc nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường thì người mắc đừng ngần ngại đến bệnh viện kiểm tra.

Tiểu đường

Trong thận có hàng triệu mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải từ máu, đi qua một lỗ nhỏ vào thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Những mạch máu và lỗ nhỏ này ngăn không cho các phân tử protein lớn đi qua và giữ chúng ở lại trong máu.

Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài có thể phá hủy các mạch máu nhỏ, khiến các protein bắt đầu rò rỉ vào thận và theo nước tiểu thải ra ngoài. Lúc đó, nước tiểu sẽ có nhiều bọt.

Bệnh thận trong giai đoạn đầu ở người bị tiểu đường thường không có triệu chứng nào. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết và theo dõi những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, theo The Healthy.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề