Tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng

Khai báo tạm vắng là một trong những thủ tục về cư trú tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện thủ tục tạm trú, tạm vắng và bảo đảm quyền tự do cư trú, tự do đi lại của công dân, dưới đây là những trường hợp phải khai báo tạm vắng khi đi khỏi địa phương.

Đối tượng phải khai báo tạm vắng

Theo Điều 32 Luật Cư trú năm 2006, những đối tượng sau bắt buộc phải khai báo tạm vắng:

Đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên phải khai báo tạm vắng:

– Bị can, bị cáo đang tại ngoại;

– Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

– Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ;

– Người đang bị quản chế; đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

Đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng trở lên phải khai báo tạm vắng

Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú.

Như vậy, những người có nhu cầu đăng ký tạm trú tại địa phương khác khi đi khỏi nơi thường trú mà không thuộc các trường hợp trên thì không bắt buộc phải khai báo tạm vắng.

Thủ tục khai báo tạm vắng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai báo tạm vắng

– Phiếu khai báo tạm vắng;

– Đối với trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên phải khai báo tạm vắng cần có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó;

– Xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú

Bước 3: Chờ giải quyết và nhận kết quả

Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh, thời hạn giải quyết là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: Không thu lệ phí.

Không khai báo tạm vắng phạt bao nhiêu?

Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 100 – 300 nghìn đồng.

Như vậy, việc kháo tạm vắng phải thực hiện theo đúng quy định nêu trên, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Xem thêm:

>>> Ngừng kinh doanh có phải nộp thuế không ?

>>> Quy định về mở bến khách ngang sông

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Có phải khai báo tạm vắng khi sang quận/huyện khác làm ăn không? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.

Các trường hợp phải khai báo tạm vắng được quy định tại Điều 32 Luật cư trú năm 2006 như sau:

“Điều 32. Khai báo tạm vắng

  1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
  2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
  3. Ng­ười quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, ph­ường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.
  4. Công an xã, ph­ường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho ng­ười khai báo tạm vắng.”

“Điều 30. Đăng ký tạm trú

  1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
  2. Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
  3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
  4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

  1. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.”

Như vậy, đi sang quận huyện khác làm ăn không phải khai báo tạm vắng nhưng phải đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú năm 2006.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !

Theo Điều 31 Luật Cư trú năm 2020, những đối tượng sau bắt buộc phải khai báo tạm vắng:

(1) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

(2) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

(3) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(4) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Ai bắt buộc phải khai báo tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú? (Ảnh minh họa)
 

Thủ tục khai báo tạm vắng

Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại (1) và (2) phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.

Người quy định tại (3) và (4) có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại (4) là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.

Lệ phí: Không thu lệ phí.
 

Không khai báo tạm vắng phạt bao nhiêu?

Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 100 - 300 nghìn đồng.

Như vậy, việc kháo tạm vắng phải thực hiện theo đúng quy định nêu trên, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Chậm nhất 7 ngày khi sau bán nhà phải nộp hồ sơ xóa hộ khẩu