Tại sao tỉ lệ mắc bệnh giun ở nước ta lại cao

Hay nhất

Tỉ lệ người mắc bệnh giun-sán ở nước ta rất cao, nhất là trẻ em [trên 90%]. Giun-sán ngoài lấy tranh chất dinh dưỡng của người, còn sinh ra độc tố gây hại cho người,có thể gây ra tắc ruột hoặc tắc ống mật.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn

Đã xem: 2814 | Cật nhập lần cuối: 2/25/2021 2:00:16 PM

Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trùng tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những đất nước nằm ở vùng cận xích đạo, nên điều kiện ở nước ta thời tiết vô cùng thuận lợi cho giun sán ký sinh trùng sự phát triển. Mặt khác do nước ta khoảng 80% dân làm nông nghiệp và điều kiện vệ sinh môi trường còn kém, thói quen canh tác cũng như sinh hoạt của người dân càng tạo điều kiện thuận lợi cho giun sán ký sinh trùng tấn công con người dễ dàng gây bệnh. Hiện nay bệnh ký sinh trùng giun sán cũng chưa được mọi người quan tâm với mức độ phổ biến và độ nặng do nhiễm bệnh giun sán gây ra. Nên rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh giun sán gây hậu quả nặng mà không được biết tới để kịp thời xử lý là những trường hợp đáng tiếc vô cùng.

Khu vực Nam Trung bộ cũng là một khu vực có tỉ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng giun sán cao trong cả nước. Đây là khu vực đa dạng bao gồm cả thành phố lớn, khu vực đồng bằng, miền núi, vùng nông thôn đều có đủ, giữa các vùng có thói quen sinh hoạt khác nhau cũng liên quan đến các bệnh ký sinh trùng giun sán.

Tuy ở Việt Nam bệnh giun sán ký sinh trùng mới được chú ý tới gần đây nhiều hơn nhưng trên thế giới thì bệnh giun sán ký sinh là một trong những bệnh được người ta quan tâm hàng đầu. Không phân biệt vùng miền, độ tuổi, ai cũng có thể bị tấn công bởi các con ký sinh trùng giun sán. Tuy nhiên mức độ bệnh phân bố cũng không đồng đều, nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, thói quen trong sinh hoạt ăn uống, vệ sinh ngoài môi trường và vệ sinh bản thân từng cá nhân.

Các loại giun sán thường gặp hiện nay thường có:

Nhóm các loại giun truyền qua đất: Giun đũa, giun móc, giun mỏ, giun tóc...những loại giun tròn này phát triển tốt ở các nước cận nhiệt đới nhiệt đới trong đó có Viêt Nam. Trẻ em có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn người lớn do trẻ em hay chưa biết giữ vệ sinh, thói quen mút tay, cắn móng tay, trẻ nhỏ thường lê la dưới sàn nhà dơ bẩn và chưa biết phòng bệnh rửa tay xà phòng thường xuyên. Trẻ em từ hai tuổi trở lên tại Việt Nam đều cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo khuyến cáo của TCYTTG.

Sán chó dân gian thường gọi hay là nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo hiện nay gây bệnh rất nhiều cho người và tồn tại ở nhiều nơi. Yếu tố nguy cơ dễ nhiễm bệnh nằm ở những gia đình có vật nuôi chó mèo, đặc biệt khu vực sống là nơi có môi trường ẩm ướt, đất, khí hậu nóng ẩm giúp cho trứng giun sán tồn tại được lâu hơn khi ở môi trường bên ngoài.

Trẻ em nhiễm ấu trùng giun đũa chó di chuyển dưới da trước và sau khi điều trị.

Sán dây bò và ấu trùng sán lợn [Taenia spp]: bệnh này phân bố khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên ở mỗi vùng thì có những chủng khác nhau. Bệnh do sán dây Taenia solium là chủng phổ biến nhất ở các nước châu Mỹ, châu Á châu Âu. Bệnh do sán dây Taenia asiatica thì chỉ thấy ở vùng Đông Nam Á và các nước châu Á phổ biến hơn. Thường gặp bệnh này ở những người hay ăn thịt sống, thịt chưa chín, hoặc tái như phở bò tái, gỏi sống… trong thịt có nhiễm nang sán trước đó nếu không được nấu chín kỹ sẽ bị nuốt vào cơ thể và phát triển thành con sán dây trưởng thành hoặc tồn tại ở dạng ấu trùng tấn công vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Bệnh Sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ: Nhiễm sán lá gan lớn và lá gan nhỏ là bệnh bao phủ trên thế giới, ước tính ít nhất khoảng 2,4 triệu người bị nhiễm ở khoảng hơn 70 nước, đặc biệt là những nước có nuôi nhiều cừu, trâu, bò,...ăn cỏ. Những nơi nuôi cá nước ngọt và ăn gỏi cá sẽ dễ dàng nhiễm một trong hai loại sán lá này.

Làm thế nào để an toàn cho cơ thể bạn thoát khỏi bệnh giun sán ký sinh trùng?

Nếu chỉ dựa vào các biểu hiện của triệu chứng lâm sàng thì chẩn đoán bệnh nhiễm ký sinh trùng giun sán rất khó khăn, có thể bỏ sót hoặc nhầm lẫn dẫn tới chẩn đoán sai bệnh vì các triệu chứng lâm sàng thường gần giống nhau với nhiều bệnh nội khoa, bệnh ở các nội tạng khác. Để chẩn đoán chính xác bệnh giun sán, ngoài các triệu chứng lâm sàng, và các yếu tố dịch tễ, nơi sống, thói quen sinh hoạt để hướng tới chẩn đoán xác định bệnh. Chính xác hơn nữa là người bệnh sẽ được chỉ định lấy mẫu để xét nghiệm, có thể là huyết thanh, mẫu phân. Mỗi loại giun sán ký sinh trùng đều có phương pháp xét nghiệm khác nhau, có nhiều hóa chất và kit để thực hiện, vì vậy nên cần phải khám bởi bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng để được sử dụng hóa chất tốt nhất tìm ra bệnh.

Bs. Lê Giang

Đáp án: Nước ta mắc nhiều bệnh giun đũa vì:Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

Biện pháp:Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Giải thích các bước giải

Chúc bạn học tốt nhé ❤️❤️❤️

Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?

Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là

Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

Câu 3: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?


Câu 3: 

  • Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun [có trong phân] đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao [dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...].


Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Từ khóa tìm kiếm Google: giun tròn giun đũa, tỉ lệ mắc bệnh giun đũa ở nước ta

Video liên quan

Chủ Đề