Thẻ master quá hạn bao lâu bị phạt bao nhiêu năm 2024

Việc sử dụng thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến trong đời sống hiện đại. Loại thẻ này giúp cho người tiêu dùng có thể chi tiêu thoải mái trong hạn mức quy định. Tuy nhiên, khách hàng cần nắm được các loại phí thẻ tín dụng để hạn chế việc mất tiền oan.

Thẻ master quá hạn bao lâu bị phạt bao nhiêu năm 2024

Khách hàng nên nắm được những loại phí thẻ tín dụng cơ bản

Biểu phí thẻ tín dụng khá đa dạng nên khách hàng nên tìm hiểu rõ về từng loại để sử dụng thẻ đúng cách. Trong bài viết này, VIB sẽ giới thiệu các loại phí thẻ tín dụng để khách hàng có được cái nhìn tổng quan nhất.

1. Định nghĩa về phí thẻ tín dụng

Phí thẻ tín dụng là những loại phí mà ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ thu của khách hàng khi họ có nhu cầu mở và sử dụng thẻ tín dụng. Mỗi một đơn vị phát hành có những quy định thu phí khác nhau. Bạn nên tham khảo kỹ các biểu phí trước khi đăng ký mở thẻ tín dụng.

2. Những loại biểu phí thẻ tín dụng bạn cần phải biết

2.1 Phí sử dụng thẻ

Những loại phí cơ bản khi sử dụng thẻ tín dụng gồm có phí chậm thanh toán, phí vượt hạn mức, phí giao dịch quốc tế.

Phí chậm thanh toán: Thực chất việc sử dụng thẻ tín dụng là khách hàng đang đi vay ngân hàng một khoản tiền để dùng trước trả sau. Theo đó, khoản nợ này nếu được thanh toán đúng hạn thì bạn sẽ không phải trả thêm chi phí phát sinh nào. Tuy nhiên, nếu bạn để quá hạn thanh toán như đã cam kết thì bạn sẽ phải chịu thêm phí chậm thanh toán. Để hạn chế tình trạng này ở mức tối đa bạn nên theo dõi bảng sao kê hàng tháng được gửi về Email.

Phí vượt hạn mức: Từng loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức sử dụng khác nhau. Trường hợp chi tiêu vượt hạn mức cũng không phải là hiếm gặp. Khi đó, bạn sẽ phải trả phí cho ngân hàng và loại phí này gọi là phí vượt hạn mức. Vì vậy, bạn nên xem xét khả năng tài chính, nhu cầu tiêu dùng của mình để lựa chọn hạn mức phù hợp.

Phí giao dịch quốc tế: Bên cạnh các hoạt động thanh toán trong nước thì thẻ tín dụng còn được sử dụng ở các quốc gia khác. Tức là, số ngoại tệ giao dịch sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá quy định của ngân hàng phát hành, và phí chuyển đổi sẽ được tính dựa trên số tiền giao dịch, nhưng không vượt quá 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngân hàng sẽ quy định mức phí giao dịch quốc tế khác nhau. Mức phí chuyển đổi ngoại tệ càng thấp thì người tiêu dùng càng có lợi.

Thẻ master quá hạn bao lâu bị phạt bao nhiêu năm 2024

Nếu khách hàng trả tiền tín dụng sau ngày đáo hạn thì phải chịu thêm phí chậm thanh toán

2.2 Phí phát hành thẻ

Thông tin về hoạt động phát hành thẻ cũng như các khoản phí đi kèm được các ngân hàng công bố rộng rãi trên Internet. Hiện nay, đại đa số các ngân hàng đều miễn phí phí phát hành thẻ lần đầu cho khách hàng. Mục đích của chính sách này là để thu hút khách hàng mở thẻ tín dụng. Mặc dù vẫn có một số ít ngân hàng thu phí phát hành thẻ nhưng thường sẽ đi kèm với chính sách hoàn tiền hoặc quà tặng khi khách hàng thỏa điều kiện chi tiêu.

2.3 Phí thường niên

Phí thường niên là loại phí bắt buộc mà ngân hàng thu của chủ thẻ để duy trì tình trạng hoạt động của thẻ tín dụng. Thông thường, phí thường niên của thẻ tín dụng cao nhất trong tất cả các loại thẻ của ngân hàng và dao động từ 200.000 VND đến 1.000.000 VND. Thoạt nhìn qua thì mức phí này sẽ khiến nhiều người e ngại nhưng đây chỉ là một khoản rất nhỏ so với việc khách hàng nhận được những ưu đãi giảm giá và hoàn tiền nhờ thanh toán thẻ tín dụng. Chính vì thế, phí thường niên vẫn là loại phí cơ bản và nằm ở mức có thể chấp nhận được.

Xem thêm: Thanh toán học phí SSC cho sinh viên thông qua ứng dụng MyVIB. Tại đây Ngân hàng điện tử là gì? Phân biệt ngân hàng điện tử với ngân hàng số. Tại đây

2.5 Phí hủy thẻ tín dụng

Phí hủy thẻ là loại phí phải thu khi khách hàng quyết định ngừng hoạt động sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng. Loại phí này thường sẽ được miễn khi khách hàng sử dụng thẻ được một khoảng thời gian tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng nên cân nhắc trước khi hủy thẻ tín dụng để không bị ảnh hưởng đến mức điểm tích lũy tín dụng.

2.6 Phí in sao kê

Phí in sao kê tồn tại khi khách hàng có nhu cầu thống kê các khoản giao dịch trong tháng của mình. Từ đó, khách hàng có thể nắm được tình hình tài chính hiện tại và điều chỉnh chi tiêu hợp lý. Mức phí in sao kê đang được áp dụng cho các ngân hàng hiện nay nằm trong khoảng từ 20.000 VND đến 100.000 VND tùy quy định mỗi ngân hàng.

2.7 Phí quẹt thẻ tín dụng

Đối tượng phải chịu phí quẹt thẻ tín dụng là các đơn vị thuê máy POS để phục vụ cho hoạt động thanh toán tại cửa hàng. Còn các chủ thẻ tín dụng sẽ không phải chịu bất kỳ phí gì khi thanh toán bằng máy POS. Khi đó, người bán sẽ phải chịu khoản phí quẹt thẻ tín dụng là dao động từ 1% đến 2,5% trên doanh thu mỗi giao dịch.

Thẻ master quá hạn bao lâu bị phạt bao nhiêu năm 2024

Người bán hàng sẽ phải chịu phí quẹt thẻ tín dụng qua máy POS

2.8 Phí rút tiền mặt

Ngân hàng không khuyến khích việc khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nên mức phí cho hình thức này là khá cao. Khi khách hàng rút tiền mặt tại cây ATM họ sẽ phải trả mức phí lên tới 4%. Vậy nên việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng để chi tiêu chẳng khác gì một khoản vay có lãi. Trong khi đó, khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không tốn thêm chi phí ngoài những khoản chi phí cố định đã được thông báo.

Mặc dù có tới 8 loại phí thẻ tín dụng nhưng hầu hết là những khoản phát sinh khi khách hàng chậm thanh toán hay chi tiêu quá hạn mức. Nếu như khách hàng sử dụng thẻ tín dụng đúng theo hướng dẫn của ngân hàng thì phí thường niên là khoản phí duy nhất họ phải trả.

3. Mở ngay thẻ ngân hàng online của VIB qua ứng dụng MyVIB và quản lý khoản thanh toán thẻ tín dụng hàng tháng hiệu quả

Khách hàng có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng Online trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB của ngân hàng VIB. Chỉ với một vài bước đăng ký đơn giản là khách hàng đã sở hữu ngay một tài khoản ngân hàng với đầy đủ các tính năng ưu việt.

MyVIB cung cấp cho khách hàng các chức năng chuyển tiền, thanh toán, gửi tiết kiệm và quản lý tài khoản. Thông qua đó, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính ngay trên điện thoại của mình một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Thẻ master quá hạn bao lâu bị phạt bao nhiêu năm 2024

Quản lý thẻ tín dụng linh hoạt, chủ động với ứng dụng Mobile Banking MyVIB

4. Biểu phí thẻ tín dụng VIB

Biểu phí thẻ tín dụng VIB đang được áp dụng cho thẻ tín dụng VIB Online Plus 2in1 cụ thể như sau. Lưu ý thông tin biểu phí có thể thay đổi theo chính sách từng thời kỳ của VIB:

  • Phí phát hành: Miễn phí
  • Phí thường niên thẻ chính: 599.000 VND
  • Phí thường niên thẻ phụ: 299.000 VND
  • Phí ứng/rút tiền mặt: 4% (tối thiểu: 100.000 VND)
  • Phí quản lý giao dịch ngoại tệ: 3.5% (tối thiểu: 10.000 VND)
  • Phí quản lý giao dịch đồng Việt Nam ở nước ngoài: 0.8% (tối thiểu: 1.000 VND)
  • Phí phát hành/cấp lại mã PIN giấy: 50.000 VND
  • Phí phát hành lại thẻ: 200.000 VND
  • Phí thay thế thẻ: 200.000 VND
  • Phí phát hành nhanh/thay thế thẻ nhanh: 200.000 VND
  • Phí chọn số thẻ: 500.000 VND
  • Phí thay thế thẻ mất cắp/thất lạc: 250.000 VND
  • Phí gia hạn thẻ: Miễn phí
  • Phí thay đổi hạn mức thẻ: 100.000 VND
  • Phí thay đổi hình thức bảo đảm thẻ: Miễn phí
  • Phí thay đổi tài sản bảo đảm: 100.000 VND
  • Phí thay đổi sản phẩm thẻ: 299.000 VND
  • Phí thu nợ tự động: Thu nợ tối thiểu: Miễn phí. Thu nợ tối đa: 10.000 VND. Miễn phí nếu số dư trung bình tài khoản tiền gửi thanh toán (không áp dụng đối với tài khoản e-saving) đăng ký thu nợ tự động đạt tối thiểu 02 triệu trong tháng liền trước hoặc tổng chi tiêu (bao gồm giao dịch thanh toán tại POS/ Internet và rút tiền mặt) của sao kê được trích nợ tự động đạt tối thiểu 05 triệu đồng
  • Phí thu nợ tự động không thành công: Miễn phí
  • Phí cấp lại sao kê/bản sao chứng từ giao dịch: 50.000 VND
  • Phí yêu cầu gửi sao kê qua đường bưu điện: 50.000 VND
  • Phí dịch vụ nhận tiền qua thẻ quốc tế MasterCard (MoneySend): 50.000 VND
  • Phí thiết lập trả góp ban đầu: 1.99% - 4.99% tính trên số tiền gốc đăng ký trả góp. Phí được thu 01 lần khi đăng ký trả góp.
  • Phí duy trì trả góp định kỳ: 0.75% - 1.2%/tháng tính trên số tiền gốc đăng ký trả góp
  • Phí tất toán trả góp trước hạn: 2%/dư nợ trả góp còn lại (tối thiểu: 200.000 VND)
  • Phí xác nhận hạn mức tín dụng: 50.000 VND
  • Phí chậm thanh toán: 4%/số tiền chậm thanh toán (tối thiểu: 200.000 VND, tối đa: 2.000.000 VND). Áp dụng trên toàn bộ dư nợ cuối kỳ chưa thanh toán theo thông báo của Bảng sao kê Thẻ tín dụng hàng tháng.
  • Phí vượt hạn mức: 4%/Số tiền vượt hạn mức (Tối thiểu: 50.000 VND)
  • Phí khiếu nại sai: 200.000 VND
  • Phí yêu cầu dịch vụ đặc biệt: 500.000 VND
  • Phí đóng thẻ trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành lần đầu: 499.000 VND
  • Phí rút tiền dư có từ Thẻ tín dụng: 3% số tiền rút (tối thiểu: 100.000 VND, không áp dụng trong trường hợp thanh lý thẻ)
  • Thanh toán tối thiểu: Khoản trả góp hàng tháng (nếu có); Nợ quá hạn và/hoặc khoản vượt hạn mức tín dụng (nếu có) và 1% - 7% của số dư nợ cuối kỳ còn lại.
  • Tỷ giá: Áp dụng tỷ giá bán của đồng Đô-la Mỹ (USD) được công bố bởi VIB cộng với biên độ 50 đồng.

Khách hàng có thể tham khảo biểu phí thẻ tín dụng khác tại địa chỉ: https://www.vib.com.vn/vn/the-tin-dung

5. Lãi suất thẻ tín dụng VIB

Ngân hàng VIB có mức lãi suất được áp dụng hiện tại như sau:

Thẻ tín dụng Lãi rút tiền mặt (%/tháng) Phí ứng/rút tiền mặt VIB Premier Boundless 2,33% 4% (tối thiểu 100.000 VND) VIB Zero Interest Rate 2,5% 4% (tối thiểu 100.000 VND) VIB Happy Drive 2,5% 4% (tối thiểu 100.000 VND) VIB Travel Élite 2,33% 4% (tối thiểu 100.000 VND) VIB Cash Back 2,71% 4% (tối thiểu 100.000 VND) VIB Rewards Unlimited 2,83% 4% (tối thiểu 100.000 VND) VIB Financial Free 0% (3 tháng đầu tiên) 3% các tháng tiếp theo 4% (tối thiểu 80.000 VND)

Lãi suất rút tiền mặt của ngân hàng VIB hiện tại không cao và tương đương so với các ngân hàng khác trên thị trường. Tuy nhiên, việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng chỉ nên được thực hiện khi thực sự cần thiết nếu không bạn sẽ phải chịu khoản phí khá cao.

6. Lãi suất thẻ tín dụng VIB khi quá hạn thẻ

VIB cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng miễn lãi lên tới 55 ngày (bao gồm 30 ngày trong chu kỳ sao kê tài khoản và số ngày còn lại là thời hạn thanh toán). Nếu khách hàng không thanh toán đầy đủ theo theo bảng sao kê kỳ trước vào ngày đáo hạn thì ngay từ ngày tiếp theo khách hàng sẽ phải thanh toán lãi suất theo dư nợ cho ngân hàng.

Lãi suất cho việc thanh toán chậm của VIB đang được áp dụng từ 4% đến 6% và áp dụng trên toàn bộ dư nợ cuối kỳ chưa thanh toán theo thông báo sao kê hàng tháng từ ngân hàng.

Trên đây là những thông tin về phí thẻ tín dụng mà khách hàng cần biết để sử dụng thẻ đúng cách, hạn chế các chi phí phát sinh. Bạn có thể quản lý thẻ tín dụng chính xác, phù hợp với chi tiêu bằng cách sử dụng ứng dụng ngân hàng MyVIB.

Thẻ tín dụng,Search news,Thẻ,Search

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180

Thẻ MasterCard hết hạn phải làm sao?

Cách mở thẻ do hết thời hạn sử dụng. Đối với trường hợp quá thời hạn sử dụng, khách hàng cần đem theo CMND/CCCD và các hồ sơ cần thiết để ngân hàng hỗ trợ làm thủ tục mở thẻ. Đối với trường hợp ngưng phát hành thẻ, khách hàng liên hệ với ngân hàng để được cấp thẻ mới nhưng vẫn giữ chức năng như thẻ cũ.

Làm thẻ MasterCard mất bao lâu?

Với cách làm thẻ truyền thống thì thời gian nhận hồ sơ là 10-20 phút (nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để mở thẻ). Bạn nên tìm hiểu thủ tục làm thẻ để không bị tốn nhiều thời gian đi lại tới ngân hàng nhiều lần. Thời gian nhận thẻ dao động từ 7 - 10 ngày làm việc kể từ thời điểm thẻ được xét duyệt.

thẻ Visa nếu không sử dụng thì trong bao lâu sẽ bị khóa?

2.1. Nguyên nhân. Trong vòng 1 năm, nếu bạn không sử dụng thẻ, không phát sinh bất cứ giao dịch nào trên thẻ thì ngân hàng sẽ tạm khóa thẻ. Việc này giúp bạn không bị mất khoản phí thường niên khá cao và giúp ngân hàng quản lý tốt hơn.

Nợ thẻ tín dụng bao lâu thì chuyện nợ xấu?

Theo quy định mới nhất của các ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn thanh toán quá hạn 1 ngày cũng sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu.