Theo em vì sao tác giả cho rằng không có lửa làm sao có nồng nàn

Theo em vì sao tác giả cho rằng không có lửa làm sao có nồng nàn

Theo em vì sao tác giả cho rằng không có lửa làm sao có nồng nàn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Theo em vì sao tác giả cho rằng không có lửa làm sao có nồng nàn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

THẮP MÌNH ĐỂ XUÂN SANG Đâu chỉ lộc nõn đầu cành thắp lên ngọn lửa xanh. Em đã thấy lửa đỏ thắp lên trên bàn thờ tiên tổ từ hôm đưa ông Công ông Táo về trời. Rồi đèn nến sẽ nồng đượm suốt những ngày trước và sau Nguyên đán. Thoảng hoặc, que hương lại cháy đỏ trên tay khách phương xa về quê ăn Tết, thăm nhà, cúi chào người đã khuất. Ừ nhỉ, mùa xuân về với lửa ấm. Em thấy lửa đỏ trong màu xôi gấc, em thấy lửa xanh trong tấm bánh chưng rền, trong lát mứt gừng cay bỏng lưỡi. Em thấy pháo hoa tung những quầng lửa reo vui giao thừa, em thấy lửa đốt đì đẹt tràng pháo tép trong tranh Đông Hồ. Em thấy lửa trong những chiếc đèn ú đứng xếp hàng trang nghiêm trước cổng chùa Từ Đàm hay trong sân Đại nội. Trong sợi rơm có lửa, trong hòn cuội có lửa, trong bùn có lửa. Lửa có cả trong con cừu con dê, hạt lạc hạt vừng...(*). Và lửa Mặt Trời làm nên mùa xuân. Cây cối đâm chồi, lòng người nở hoa. Trẻ em thường lớn nhanh hơn trong mùa xuân. Còn người lớn thì hạnh phúc với xuân tình, xuân sắc, xuân xanh... Loài người chỉ thành người khi có lửa, bầy đàn nguyên thuỷ thành gia đình chỉ khi có bếp lửa. Có lửa, con người sánh ngang với thần thánh. Thần Zơt chỉ muốn loài người ngu muội, thấp hèn nên không cho lửa. Khi Prômêtê đánh cắp lửa của Thần Zơt mang cho loài người thì lập tức chàng bị Thần Zơt xiềng xích, đọa đày trên dãy núi Côcaz. Tôi xin cúi mình tạ ơn những thế hệ Prômêtê trẻ tuổi của đất nước Việt Nam này. Từ hòn than, ủ lửa những nùi rơm con cúi, cháy suốt nhiều đêm trường để một ngày cháy lên thành hỏa mai đốt nhà dạy đạo, đốt bọn xâm lược, tà ma, nứt lòng đôi mắt mù và rực cháy trang thơ Đồ Chiểu. Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là 2 vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm phải chết vì thiếu lửa. Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em không thể “woot!” cũng chẳng “hot”, sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ... Cho nên: Biết ủ lửa để giữ phẩm cách - người, nhân cách - Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân? Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân. 1. Người viết đã dẫn lại điển tích nào trong thần thoại Hi Lạp? 2.Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn" Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân" 3.Vì sao tác giả lại viết " Nước Việt Nam hình chữ S là hiện thân của số nhiều" 4. Em suy nghĩ gì về" Chất lửa trong những người trẻ hôm nay

5. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ cá nhân về ý kiến " Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân'

Theo em vì sao tác giả cho rằng không có lửa làm sao có nồng nàn

THẮP MÌNH ĐỂ XUÂN SANG Đâu chỉ lộc nõn đầu cành thắp lên ngọn lửa xanh. Em đã thấy lửa đỏ thắp lên trên bàn thờ tiên tổ từ hôm đưa ông Công ông Táo về trời. Rồi đèn nến sẽ nồng đượm suốt những ngày trước và sau Nguyên đán. Thoảng hoặc, que hương lại cháy đỏ trên tay khách phương xa về quê ăn Tết, thăm nhà, cúi chào người đã khuất. Ừ nhỉ, mùa xuân về với lửa ấm. Em thấy lửa đỏ trong màu xôi gấc, em thấy lửa xanh trong tấm bánh chưng rền, trong lát mứt gừng cay bỏng lưỡi. Em thấy pháo hoa tung những quầng lửa reo vui giao thừa, em thấy lửa đốt đì đẹt tràng pháo tép trong tranh Đông Hồ. Em thấy lửa trong những chiếc đèn ú đứng xếp hàng trang nghiêm trước cổng chùa Từ Đàm hay trong sân Đại nội. Trong sợi rơm có lửa, trong hòn cuội có lửa, trong bùn có lửa. Lửa có cả trong con cừu con dê, hạt lạc hạt vừng...(*). Và lửa Mặt Trời làm nên mùa xuân. Cây cối đâm chồi, lòng người nở hoa. Trẻ em thường lớn nhanh hơn trong mùa xuân. Còn người lớn thì hạnh phúc với xuân tình, xuân sắc, xuân xanh... Loài người chỉ thành người khi có lửa, bầy đàn nguyên thuỷ thành gia đình chỉ khi có bếp lửa. Có lửa, con người sánh ngang với thần thánh. Thần Zơt chỉ muốn loài người ngu muội, thấp hèn nên không cho lửa. Khi Prômêtê đánh cắp lửa của Thần Zơt mang cho loài người thì lập tức chàng bị Thần Zơt xiềng xích, đọa đày trên dãy núi Côcaz. Tôi xin cúi mình tạ ơn những thế hệ Prômêtê trẻ tuổi của đất nước Việt Nam này. Từ hòn than, ủ lửa những nùi rơm con cúi, cháy suốt nhiều đêm trường để một ngày cháy lên thành hỏa mai đốt nhà dạy đạo, đốt bọn xâm lược, tà ma, nứt lòng đôi mắt mù và rực cháy trang thơ Đồ Chiểu. Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là 2 vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm phải chết vì thiếu lửa. Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em không thể “woot!” cũng chẳng “hot”, sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ... Cho nên: Biết ủ lửa để giữ phẩm cách - người, nhân cách - Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân? Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân. 1. Người viết đã dẫn lại điển tích nào trong thần thoại Hi Lạp? 2.Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn" Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân" 3.Vì sao tác giả lại viết " Nước Việt Nam hình chữ S là hiện thân của số nhiều" 4. Em suy nghĩ gì về" Chất lửa trong những người trẻ hôm nay

5. Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ cá nhân về ý kiến " Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân'

1. Người viết đã dẫn lại điển tích thần thoại Hi Lạp là: Prômêtê đánh cắp lửa của thần Zơt để mang cho loài người.

2.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu "Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân" là: ẩn dụ

3.

"Nước Việt Nam hình chữ S là hiện thân của số nhiều". Chữ "s" được nhắc tới trong câu văn gợi ra nhiều liên tưởng. Ta có thể liên tưởng tới các danh từ số nhiều trong tiếng Anh thường thêm đuôi "s". Ta cũng có thể hiểu đó là những con người đang đứng trên mảnh đất hình chữ S này. Bởi vậy đây là hiện thân của số nhiều.

4.

"Chất lửa trong những người trẻ hôm nay" là lòng nhiệt huyết, nhiệt tình, là ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Hầu hết những người trẻ hôm nay đều có riêng cho mình những đam mê và cố gắng, phấn đấu để theo đuổi đam mê ấy. Cuộc sống này là một quá trình lâu dài, vất vả nhưng đối với người có niềm đam mê mãnh liệt thì việc đó sẽ dễ dàng vượt qua, khi gặp khó khăn, họ không chùn bước mà coi đó là cơ hội để thách và cố gắng vượt qua. Tuy nhiên, có một bộ phận thanh niên sống không có đam mê, nhiệt huyết, làm việc gì cũng cảm thấy chán nản, khó khăn. Vì thế, cần tìm ra đam mê của mình và nỗ lực hết mình để theo đuổi điều ấy.

5.

Bạn tham khảo các ý sau nhé - Câu văn là lời tóm gọn lại thông điệp mà nhà văn Đoàn Công Lê Huy muốn truyền tải. Tác giả muốn gửi đến mỗi người thông điệp về cách sống nhiệt tình, nhiệt huyết, nhân văn, sống có đam mê, khát vọng. - Cách sống đẹp ấy được gợi từ hành động "thắp lửa", "nuôi lửa", "truyền lửa" và cao nhất là " thắp mình cho đất nước sang xuân". - Mùa xuân: mùa khởi đầu của một năm, mùa mà vạn vật sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh mẽ. Mùa xuân của thiên nhiên được tạo nên bởi sức sống. Còn mùa xuân của con người thì được tạo bởi "lửa", lửa của sự nhiệt huyết, đam mê, tình yêu giữa người với người. Bởi vậy, mùa xuân của đất nước được hình thành bởi "lửa". - Con người có lửa thì sẽ trở nên mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ dám làm. Có lửa thì con người mới cháy hết mình để theo đuổi khát vọng, ước mơ của mình.

- Mỗi người đều có ngọn lửa của riêng mình. Nếu tách riêng một ngọn lửa thì nó mới thật bé nhỏ làm sao, có thể tắt bất cứ lúc nào. Nhưng ngọn lửa ấy lan toả, cả đất nước cùng "cháy" thì sẽ tạo nên "mùa xuân".

Reactions: Diệp Ngọc Tuyên