Thị trấn mộc hóa huyện mộc hóa nay là gì năm 2024

Ngược về biên giới Kiến Tường - Mộc Hóa những ngày tháng 8 lịch sử, 2 bên đường phủ một màu đỏ rực của cờ đỏ sao vàng, cờ Đảng. Không khí hào hùng như sống lại khi cách đây tròn 75 năm, chính vùng đất này từng chứng kiến chiến thắng vang dội của dân và quân Long An, góp phần làm nên tên tuổi Tiểu đoàn 307 anh hùng.

Thị trấn mộc hóa huyện mộc hóa nay là gì năm 2024

Bia chiến thắng trận Mộc Hóa tại phường 1, thị xã Kiến Tường

Đầu tháng 7/1946, Pháp tiến hành đánh chiếm Mộc Hóa và Đồng Tháp Mười. Chúng cho xây đồn Mộc Hóa kiên cố trên đỉnh gò Bắc Chiêng (nay thuộc phường 1, thị xã Kiến Tường) và biến nơi đây trở thành căn cứ quân sự lớn cắm sâu vào chiến khu Đồng Tháp Mười, gần sát biên giới Việt Nam - Campuchia, án ngữ trên tuyến hành lang nối thông miền Đông xuống miền Tây Nam bộ.

Lực lượng trú đóng gồm 1 đại đội với khoảng 70 tên do Trung úy Pháp - Louis Bertrand chỉ huy, được trang bị 3 súng cối 81 và 60 ly, 2 súng đại liên, 4 trung liên và nhiều mìn, lựu đạn.

Bước sang năm 1948, Pháp chuyển hướng chiến lược chiến tranh, từ đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh kéo dài, quay lại bình định các vùng đã chiếm đóng, lấn chiếm vùng tự do, thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt giết người Việt”.

Âm mưu của chúng ở Nam bộ là tập trung bình định hòng biến nơi đây thành hậu phương dự trữ chiến lược cho cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và 3 nước Đông Dương. Sau khi tập trung quân trở lại Nam bộ, địch điều phối bố trí lại lực lượng với âm mưu kiểm soát chặt Khu 8, cắt rời hành lang vận tải liên lạc giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ.

Trước tình hình đó, tháng 8/1948, Bộ Tư lệnh Khu 8 chủ trương tổ chức tấn công đồn Mộc Hóa nhằm giải phóng huyện Mộc Hóa, mở rộng vùng căn cứ Đồng Tháp Mười, mở thông hành lang vận chuyển của ta, tổ chức trận đánh ra mắt nhằm xây dựng truyền thống cho Tiểu đoàn 307 vừa mới được thành lập.

Dưới sự lãnh đạo của Bộ Tư lệnh Khu 8 và Huyện ủy Mộc Hóa, đêm 16, rạng sáng ngày 17/8/1948, áp dụng chiến thuật “công đồn đả viện”, một đại đội thuộc Trung đoàn 120, trung đội du kích tập trung của huyện Mộc Hóa vây ép tấn công đồn Mộc Hóa nhằm kéo viện binh địch từ tỉnh lỵ Tân An và huyện Thủ Thừa lên. Tiểu đoàn 307 cùng 2 đại đội còn lại của Trung đoàn 120 và du kích các xã xung quanh quận lỵ Mộc Hóa bố trí trận địa phục kích dọc đường dự kiến tiếp viện của địch đi qua cả trên bộ và dưới sông. Do lực lượng địch mạnh hơn, lại dựa vào công sự phòng thủ kiên cố, ta chỉ gây sát thương cho địch mà không chiếm được đồn. Một lực lượng khác tổ chức đánh địch ngoài công sự, chặn bắt lực lượng từ đồn chạy về hướng biên giới.

Đến sáng ngày 18/8/1948, một tiểu đoàn địch từ lộ 1 hành quân bằng xe cơ giới lên theo lộ Kôngpông Rồ xuống biên giới Campuchia - Việt Nam. Đến 15 giờ ngày 18/8/1948, đội hình của địch lọt vào trận địa phục kích. Tiếng súng đồng loạt nổ, chia cắt tiêu diệt quân địch. Sau 15 phút chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa, truy đuổi quân địch đến tận biên giới.

Trong trận tấn công đồn Mộc Hóa, ta tiêu diệt 25 tên, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên, trong đó, có tên chỉ huy đồn, Trung úy Louis Bertrand. Tại mặt trận “đả viện”, ta đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn địch, diệt hàng trăm tên, thu hơn 300 súng các loại, trong đó có 3 súng cối 60 ly, một số đại liên và trung liên.

Chiến thắng trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của Long An thời kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thể hiện sự tiếp nối và phát triển nghệ thuật quân sự của cha ông trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, còn là chiến thắng của Tiểu đoàn 307, lập công ngay trong lần đầu tiên xuất quân, góp phần khai thông đường hành lang chiến lược từ miền Đông sang miền Tây, mở rộng và giữ vững căn cứ Đồng Tháp Mười.

Kiến Tường - Mộc Hóa "khoác áo mới"

Sau ngày đất nước thống nhất, huyện Mộc Hóa (trước đây) đối diện với muôn vàn khó khăn. Nhưng với truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khí phách anh hùng trong kháng chiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, vững bước đi lên phát triển KT-XH. Năm 2013, huyện được điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa mới.

Qua 10 năm, thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa nói riêng và cả vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh đã và đang có những bước tiến rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Về Kiến Tường - Mộc Hóa hôm nay, sự thay đổi đang hiện hữu trong từng ngõ xóm.

Thị xã Kiến Tường đang vươn mình thành đô thị trung tâm vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh

Xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường từng là căn cứ địa cách mạng quan trọng, nơi thành lập Bộ Tư lệnh Khu 8, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng nay trở thành địa phương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trải qua 2 cuộc kháng chiến, xã đóng góp cho Tổ quốc 114 liệt sĩ, 16 thương binh, 30 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 1 người được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Chủ tịch UBND xã Tuyên Thạnh - Huỳnh Văn Duyên cho biết: “Trong kháng chiến, Tuyên Thạnh anh hùng, trong thời bình, xã ra sức xây dựng địa phương giàu đẹp. Thành quả hôm nay là cả quá trình phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã”.

Theo ông Huỳnh Văn Duyên, năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Xã đang trong quá trình nâng chất các tiêu chí để xây dựng địa phương phát triển hơn. Đường về xã Tuyên Thạnh hôm nay đã khác.

Con đường liên xã Tuyên Thạnh - Thạnh Hưng đang được đầu tư, nâng cấp, mở rộng hứa hẹn sẽ tạo ra sức bật cho địa phương. Cùng với đó, tuyến đường Bắc Chiên - Cả Bản cắt ngang xã nối thị xã Kiến Tường và huyện Vĩnh Hưng cũng sẽ tạo ra hướng phát triển mới cho vùng kháng chiến năm nào.

Nhìn về đồng lúa trĩu hạt đang độ thu hoạch, ông Duyên cười nói: “Năm nay, lúa được mùa, được giá, với xã thuần nông như Tuyên Thạnh không còn niềm vui nào hơn. Máu xương bao lớp thế hệ cha anh ngã xuống để bảo vệ quê hương, đổi lại cho thế hệ hôm nay những quả ngọt”.

Không chỉ xã Tuyên Thạnh, những vùng kháng chiến như xã Bình Hiệp, Thạnh Trị cũng vươn mình phát triển. Theo Chủ tịch UBND thị xã Kiến Tường - Nguyễn Văn Vũ, 10 năm qua, thị xã có sự phát triển vượt bậc, đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong tháng 7/2023, Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định và công nhận thị xã bảo đảm cơ sở pháp lý để đạt đô thị loại III.

Đặc biệt hơn, thị xã cũng được định hướng phát triển trở thành đô thị trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười để tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Còn tại huyện Mộc Hóa, dù rất khó khăn sau khi điều chỉnh địa giới hành chính nhưng qua 10 năm, những dấu ấn từ việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt huyện biên giới.

Những tuyến đường nhựa liên xã, liên huyện được đầu tư, khu hành chính mới của huyện khang trang, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Đến nay, huyện có 1 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và các xã còn lại đều đạt từ 14 tiêu chí trở lên.

Chiến tranh, bom đạn có thể tàn phá nhưng không khuất phục được ý chí, nỗ lực vươn lên của những người dân vùng đất anh hùng. 75 năm từ chiến thắng trận Mộc Hóa đến hôm nay là hành trình rất dài cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa Kiến Tường - Mộc Hóa vươn lên, xứng đáng với truyền thống của vùng đất anh hùng cách mạng./.