Thông tin thuốc bệnh viện Bạch Mai

Thông tin về tình trạng Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang thiếu nhiều loại thuốc giải độc khiến người dân lo lắng, lãnh đạo viện cho biết đây đều là những thuốc hiếm. 

“Các loại thuốc này đều là thuốc hiếm, không phải thuốc trong danh mục cơ bản. Hiện, viện đã có kế hoạch để bổ sung”, lãnh đạo bệnh viện nói. 

Các thuốc thiếu tại Trung tâm Chống độc gồm huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, thuốc giải độc cho người bị ngộ độc clostridium botulinum.

Trước vấn đề này, bệnh viện cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế, đề xuất thành lập kho dự trữ các thuốc hiếm. Kho dự trữ này có thể đặt ở một trong số bệnh viện có đơn vị điều trị chống độc và điều phối đến các bệnh viện toàn quốc khi có ca bệnh cần sử dụng.

Thông tin thuốc bệnh viện Bạch Mai
Một bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: VietNamNet

Thuốc giải độc có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ngộ độc, cải thiện đáng kể tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên khi những thuốc đặc hiệu bị thiếu, các bác sĩ phải sử dụng tất cả biện pháp có thể để cứu chữa cho bệnh nhân, nhưng hiệu quả rất hạn chế, rất cần có thuốc giải độc đặc hiệu cho người bệnh. Vì vậy thông tin thiếu thuốc giải độc tại Bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện đầu ngành cả nước khiến người dân không khỏi lo ngại. 

Chia sẻ với báo VietNamNet, Bà Đào Hồng Lan - Quyền bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về tình trạng thiếu thuốc thuộc danh mục thuốc giải độc ở Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế đã yêu cầu Cục Quản lý dược có giải pháp hỗ trợ và cung cấp đủ thuốc cho Trung tâm Chống độc của bệnh viện àny.

Trong sáng 14/9, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cũng thông tin thêm với báo VietNamNet, phòng chuyên môn của Cục vừa làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này. Hiện, bệnh viện đang thiếu một số thuốc giải độc. Theo Thông tư 26/2021/TT-BYT, đây là thuốc hiếm và cũng theo quy định của Thông tư 26, bệnh viện lập đơn hàng khẩn cấp. Sau đó, Cục Quản lý dược sẽ giải quyết trong vòng 24-72h tùy theo sự sẵn có của mặt hàng. 

“Cục Quản lý dược đang hướng dẫn bệnh viện khẩn trương lập đơn hàng, tìm kiếm nguồn cung để bổ sung cho người bệnh”, Cục trưởng Cục Quản lý Dược thông tin. Cũng theo đại diện Cục Quản lý dược, loại thuốc thiếu là thuốc hiếm trong bối cảnh nhiều loại thuốc khác bệnh viện vẫn đảm bảo cho quá trình cấp cứu, điều trị người bệnh.

Trước đó, thông tin với báo chí, đại diện Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cũng chia sẻ về tình trạng thiếu một số thuốc giải độc, gây ảnh hưởng điều trị người bệnh. Cụ thể bệnh nhi nam T.Q.T. (Bắc Ninh) hôn mê, liệt rất nặng do rắn cạp nia cắn. Theo các bác sĩ, vì thiếu thuốc giải độc, những bệnh nhân bị rắn độc cắn như thế này có thể phải thở máy từ 2 tuần đến một tháng.

Trong khi nếu có thuốc, chỉ cần 2-3 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Trung tâm Chống độc cũng điều trị cho 2 trẻ được chẩn đoán là ngộ độc asen - một loại chất rất độc. Hai bệnh nhi đã được sử dụng 2 loại thuốc giải độc đơn giản nhưng thuốc này lại có tác dụng phụ nhiều và gây dị ứng, dẫn đến không còn thuốc nào để thải asen ra khỏi cơ thể.

Thông tin thuốc bệnh viện Bạch Mai

Ngày 15/9, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có Công văn số 9082 /QLD-KD gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc; Bệnh viện Bạch Mai về việc đảm bảo cung ứng các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 2390/BVBM-DUOC đề ngày 19/08/2022 của Bệnh viện Bạch Mai về việc đề nghị nhập khẩu các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như: Suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng,... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện (12 loại thuốc thiết yếu (thuốc chống độc, tim mạch, nội tiết) đề nghị nhập khẩu của Bệnh viện Bạch Mai).

Thông tin thuốc bệnh viện Bạch Mai
Ảnh minh họa.

Trong danh mục có: Một số thuốc hiếm, rất ít nguồn cung ứng và nhu cầu sử dụng ít về số lượng. Một số thuốc hiện chưa có Giấy Đăng ký lưu hành (ĐKLH) tại Việt Nam.

4 thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực:

Valgesic 10 (Hydrocortison 10mg), viên nén, giấy ĐKLH số VD-34893-20, cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Medisun;

Azenmarol 4 (Acenocoumarol 4mg), viên nén, giấy ĐKLH số VD-28826-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm- Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm;

Azenmarol 1 (Acenocoumarol 1mg), viên nén, giấy ĐKLH số VD-28825-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm- Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm;

Bfs-Depara (Mỗi lọ 10ml chứa: Acetylcystein 2000mg), dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền, giấy ĐKLH số VD-32805-19, cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội.

Để đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời trong công tác điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng đối với các thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện Bạch Mai.

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với Bệnh viện để xác định nhu cầu, ký hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc gửi về Cục Quản lý Dược và thực hiện nhập khẩu theo quy định.

Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt được quy định tại Điều 68 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc hiếm được quy định tại Điều 69 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

Cục Quản lý Dược đề nghị Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với các cơ sở nhập khẩu để tìm kiếm thêm thông tin về các nguồn cung ứng. Trường hợp Bệnh viện Bạch Mai có được thông tin về nguồn cung ứng của các thuốc này, đề nghị bệnh viện cung cấp thông tin cho các cơ sở nhập khẩu thuốc hoặc cơ quan quản lý để có biện pháp kịp thời nhằm tăng cường cung ứng thuốc cho điều trị.

Tin Y tế 16/09/2022 20:00

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như: Suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện.

Trước đó, ngày 15/9, Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu cho điều trị.

Theo đó, Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 2390/BVBM-DUOC đề ngày 19/8/2022 của Bệnh viện (BV) Bạch Mai về việc đề nghị nhập khẩu các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Theo thông tin từ BV Bạch Mai, hiện một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn khiến công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện gặp khó khăn.

BV Bạch Mai đề nghị nhập khẩu 12 loại thuốc của 3 chuyên khoa, gồm: Chống độc, tim mạch và nội tiết (trong đó có 8 loại để điều trị ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc chì, ngộ độc cồn công nghiệp, ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat, sốc phản vệ...) và 4 loại thuốc điều trị nội tiết và tim mạch.

Theo Cục Quản lý Dược, có một số thuốc hiếm, rất ít nguồn cung ứng và nhu cầu sử dụng ít về số lượng. Ngoài ra, một số thuốc hiện chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam…

Để đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời trong công tác điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của BV Bạch Mai.

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, các công ty nhập khẩu liên hệ với BV để xác định nhu cầu, ký hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc gửi về Cục Quản lý Dược và thực hiện nhập khẩu theo quy định.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị BV Bạch Mai phối hợp với các cơ sở nhập khẩu để tìm thêm thông tin về các nguồn cung ứng.

Nếu có thông tin về nguồn cung ứng, đề nghị BV Bạch Mai cung cấp thông tin cho các cơ sở nhập khẩu thuốc hoặc cơ quan quản lý để có biện pháp kịp thời, nhằm tăng cường cung ứng thuốc cho điều trị.

Từ khóa:

Ngày 15.9, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc, Bệnh viện Bạch Mai về việc đảm bảo cung ứng các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Cục Quản lý Dược cho biết, đã nhận được công văn của Bệnh viện Bạch Mai về việc đề nghị nhập khẩu các thuốc thiết yếu cho điều trị. 

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện. 

Văn bản của Cục Quản lý Dược cho hay, trong danh mục thuốc thiết yếu đề nghị nhập khẩu của Bệnh viện Bạch Mai có một số thuốc hiếm, rất ít nguồn cung ứng và nhu cầu sử dụng ít về số lượng. Một số thuốc hiện chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. 4 thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực gồm: 

Valgesic 10 (Hydrocortison 10mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-34893-20, cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Medisun.

Azenmarol 4 (Acenocoumarol 4mg) viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28826-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm - Nhà máy Sản xuất dược phẩm Agimexpharm.

Azenmarol 1 (Acenocoumarol 1mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28825-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm - Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm.

Bfs-Depara (mỗi lọ 10ml chứa: Acetylcystein 2.000mg), dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền, giấy ĐKLH số VD-32805-19, cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm CPCI Hà Nội. 

Để đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời trong công tác điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng đối với các thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện Bạch Mai. 

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với bệnh viện để xác định nhu cầu, ký hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ để nghị nhập khẩu thuốc gửi về Cục Quản lý Dược và thực hiện nhập khẩu theo quy định. 

Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt được quy định tại Điều 68 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ CP; Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc hiếm được quy định tại Điều 69 Nghị định 54/2017/NĐ CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP).

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với các cơ sở nhập khẩu để tìm kiếm thêm thông tin về các nguồn cung ứng. Trường hợp Bệnh viện Bạch Mai có được thông tin về nguồn cung ứng của các thuốc này, đề nghị bệnh viện cung cấp thông tin cho các cơ sở nhập khẩu thuốc hoặc cơ quan quản lý để có biện pháp kịp thời nhằm tăng cường cung ứng thuốc cho điều trị. 

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ sở báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Dược để xem xét, giải quyết theo quy định.

Trước đó, nhiều bệnh nhân bị ngộ độc nặng cũng phải đối mặt nguy hiểm khi Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - nơi đầu ngành về điều trị ngộ độc đang thiếu nhiều loại thuốc giải độc, kể cả những thuốc cơ bản nhất.

TS-BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm - cho biết: Đơn cử như một bệnh nhân người Lào, tổn thương não do ngộ độc thủy ngân rất nặng. Thế nhưng, đau đớn thay, loại thuốc giải độc đơn giản chúng ta đang có không thể tới được não để giúp cho bệnh nhân, hiệu quả rất kém, bệnh nhân tiên lượng rất xấu với não.