Thu ngan sách nhà nước tỉnh thanh hóa năm 2023 năm 2024

Để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2023 ở mức cao nhất khi mà chỉ còn hơn 10 ngày nữa là kết thúc năm, Cục thuế Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo chi cục thuế các khu vực quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hồi nợ thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các sắc thuế vào ngân sách Nhà nước.

Thu ngan sách nhà nước tỉnh thanh hóa năm 2023 năm 2024
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế.

Năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, để thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt kết quả cao nhất, Ngành thuế Thanh Hóa đã thực hiện chuyển đổi số, hoàn thành nhiệm vụ triển khai sử dụng hóa đơn điện tử nhằm hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thuế; thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách theo các cơ chế, chính sách của Chính phủ, của tỉnh; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Theo đó, Cục thuế Thanh Hóa đã tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tương tác người nộp thuế theo phương thức điện tử, gián tiếp; cung cấp các dịch vụ đăng ký thuế, nộp thuế, tra cứu hóa đơn điện tử. Đồng bộ sử dụng hóa đơn điện tử tạo thuận lợi, bảo đảm quyền, nghĩa vụ cho đối tượng nộp thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.

Hiện nay hầu hết người nộp thuế thực hiện kê khai, nộp, hoàn thuế điện tử qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc 4; trong đó 98% doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện khai thuế qua mạng. Nhờ vậy, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt trên 40.310 tỷ đồng, vượt 14,1% dự toán. Có 10/13 khoản thu đạt và vượt dự toán, như: Thu tiền sử dụng đất ước đạt 7.190 tỷ đồng, vượt 1% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 1.811 tỷ đồng, bằng 100% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5.653 tỷ đồng, vượt 30% dự toán; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 2.942 tỷ đồng, vượt 12% dự toán; thu khác ngân sách ước đạt 719 tỷ đồng, vượt 20% dự toán, bằng 81% so với cùng kỳ... Có 3/13 khoản thu không đạt dự toán, gồm: Thu thuế thu nhập cá nhân ước đạt 920 tỷ đồng, bằng 84% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 1.380 tỷ đồng, bằng 71% dự toán; thu lệ phí trước bạ ước đạt 780 tỷ đồng, bằng 80% dự toán.

Việc thu nội địa giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất, kinh doanh của khá nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không thuận lợi, thị trường bất động sản trầm lắng, các hoạt động giao dịch chuyển nhượng phát sinh rất ít; một số dự án mới đầu tư, đầu tư mở rộng chậm tiến độ hoặc không triển khai; nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và bán đấu giá tài sản theo Nghị định số 167 của Chính phủ nhưng tỷ lệ đấu giá thành công thấp. Cùng với đó là việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, nên một số khoản thu giảm so với cùng kỳ.

Cùng với đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch nhập khẩu dầu thô của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tuy nhiên, do nhà máy tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng theo kế hoạch 50 ngày (từ ngày 25/8 đến ngày 15/10), dẫn đến giảm 4 chuyến dầu thô nhập khẩu; đồng thời, đơn giá bình quân của dầu thô nhập khẩu giảm 31% so với cùng kỳ, vì vậy số thu từ mặt hàng này giảm mạnh so với năm 2022. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 15.030 tỷ đồng, vượt 11% dự toán, bằng 76% so với cùng kỳ.

Mặc dù chưa đạt như kỳ vọng, song về cơ bản, kết quả thu ngân sách của tỉnh vẫn bù đắp được số giảm thu do yêu cầu triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; đáp ứng nhu cầu chi theo dự toán và các nhiệm vụ chi phát sinh trên địa bàn; bảo đảm nguồn lực cho chương trình phục hồi kinh tế và đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống Nhân dân.

Phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó có nhiệm vụ điều hành thu ngân sách Nhà nước, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục những hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Ngành thuế Thanh Hóa đang tiếp tục tham mưu cho các cấp, các ngành thực hiện các giải pháp tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước; tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giúp doanh nghiệp và người dân nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề tăng thu.

Theo thống kê, năm 2023 tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh đạt 26.391 tỷ đồng, đạt 120,8% dự toán tỉnh giao, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do ngành Hải quan thực hiện ước đạt 16.888 tỷ đồng thì tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 đạt 43.279 tỷ đồng, vượt 22,5% dự toán được giao; đứng thứ 8 trong cả nước và đứng đầu khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ.

Ngành thuế Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý thuế và tăng cường các biện pháp đôn đốc thu ngân sách Nhà nước, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, khai thác nguồn thu để tăng thu vào ngân sách... Nhờ đó, ngành thuế đã hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của năm với kết quả cao, vượt kế hoạch đề ra.

Công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử được quan tâm, đã có 21.834 người nộp thuế thực hiện khai thuế qua mạng, chiếm 99% số người nộp thuế đang hoạt động. Toàn ngành đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế được 4.156 lượt người nộp thuế đạt 100% kế hoạch kiểm tra lượt người nộp thuế có hồ sơ khai thuế năm và lượt người nộp thuế có hồ sơ khai thuế VAT.

Tổng số tiền thuế, tiền phạt khai bổ sung, điều chỉnh tăng thêm sau kiểm tra là 45.499 triệu đồng. Công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là 1.353 cuộc thanh, kiểm tra; kiểm tra được 8.350 hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 349,7 tỷ đồng; tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 188,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngành Thuế luôn tích cực, nỗ lực và đi đầu trong việc áp dụng CNTT, chuyển đổi số để triển khai thực hiện nhiệm vụ, nổi bật là công tác triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (đã có 2.289 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đạt tỷ lệ 206% so với số lượng Tổng cục Thuế giao); triển khai ứng dụng eTax Mobile (số tiền nộp thuế điện tử qua eTax Mobile đạt trên 455 tỷ đồng, đứng trong Top đầu cả nước); công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến; công tác triển khai hóa đơn điện tử; công tác bấm số “Hóa đơn may mắn”.

Năm 2024, với chỉ tiêu thu nội địa được Bộ Tài chính và HĐND tỉnh Thanh Hóa giao là 21.417 tỷ đồng, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, 10 giải pháp quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước. Trong đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hệ thống thuế, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, lấy người nộp thuế làm trung tâm, tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

Khối doanh nghiệp quốc doanh ước thu ngân sách Nhà nước năm 2023 được 1.683 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán giao, bằng 92,7% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đạt thấp so với cùng kỳ là do một số doanh nghiệp lớn nộp ngân sách giảm so với năm 2022. Bên cạnh đó doanh nghiệp thủy điện thiếu nước trong các tháng đầu năm; chính sách giảm thuế VAT của năm 2022 nên một số doanh nghiệp còn được khấu trừ thuế chuyển sang năm 2023 dẫn đến số thuế phát sinh nộp ngân sách thấp.

Khối Doanh nghiệp FDI ước thu ngân sách Nhà nước năm 2023 được 5.805 tỷ đồng, đạt 133,4% dự toán giao, bằng 91,4% so cùng kỳ.

Khối doanh nghiệp dân doanh ước thu ngân sách Nhà nước năm 2023 được 3.168 tỷ đồng, đạt 120,9% dự toán giao, bằng 114,8% so cùng kỳ. Nguyên nhân đạt khá do Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã nắm bắt kịp thời việc Chính phủ ban hành Nghị định về sửa đổi, bổ sung tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý và tình hình thu ngân sách năm 2022 để chỉ đạo, điều hành nên một số nguồn thu chuyển nộp năm 2023 theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường các biện pháp quản lý thu, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; giải quyết hoàn thuế chặt chẽ đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp; tập trung xác minh, xử lý các doanh nghiệp vi phạm về hóa đơn, chống gian lận về thuế.

Đáng chú ý, mặc dù thị trường bất động sản khó khăn, tuy nhiên số thu từ đất vẫn đạt 9860 tỷ đồng. Trong đó, Thu tiền sử dụng đất năm 2023 được 8.900 tỷ đồng, đạt 125,4% dư toán giao, bằng 65,6% so với cùng kỳ. Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước năm 2023 được 960 tỷ đồng, đạt 174,5% dự toán giao, bằng 155% so với cùng kỳ.

Tại Hội nghị tổng kết ngành thuế mới đây, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá: Năm 2023, ngành thuế địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, các lĩnh vực, sắc thuế đã hoàn thành thu khá toàn diện so với dự toán được giao; nhiệm vụ triển khai thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt kết quả rất tốt; triển khai thực hiện thành công giải pháp đảm bảo việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1123/CĐ-TTg ngày 18/11/2023 về việc tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, đạt 95%, đứng thứ 2 cả nước.

Năm 2024, bên cạnh những thuận lợi, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, điều kiện sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiếp tục có những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa xác định đây là năm then chốt, là năm bứt phá của chặng đường kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước của ngành thuế, ngành hải quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển chung của tỉnh.

Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra của ngành trong năm mới, ngành Thuế phải tăng tốc ngay từ đầu năm 2024, bắt tay triển khai thực hiện tốt các nhóm giải pháp mà Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã đề ra.

Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh Thanh Hóa; tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ mọi giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách. Tập trung triển khai hiệu quả hơn nữa các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế. Ngành thuế cần triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền thông qua nhiều phương thức để người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, nội dung tuyên truyền tập trung vào các chính sách thuế mới, các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, công tác triển khai chống gian lận thuế, gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử…

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa công tác chuyển đổi số; ngành thuế phải quyết tâm là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số để từng bước đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ ngành, phòng chống tham nhũng; thực hiện nghiêm kỷ cương kỷ luật của ngành theo đúng quy định của pháp luật; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế trong thực thi công vụ.