Thực chất của việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là

Từ ngày 27 đến 29.8, tỉnh Quảng Nam bước vào diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) năm 2019 - mật danh “QNa-19” với đề mục “Chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng. Tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến phòng thủ, bảo vệ vững chắc địa bàn tỉnh”.

Thực chất của việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là
Đảng ủy Quân sự tỉnh khen thưởng các điển hình tiên tiến trong lực lượng vũ trang tỉnh. Ảnh: TUẤN ANH  

Là địa bàn chiến lược nằm trong hệ thống phòng thủ chung của Quân khu 5 và cả nước, nhiều năm qua, Quảng Nam luôn chăm lo, xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ (KVPT) ngày càng vững chắc, trong đó chú trọng xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, bởi đây là nhân tố cơ bản, quan trọng, giữ vị trí cơ sở nền tảng, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của KVPT.

Xây dựng tiềm lực vững mạnh

Thực chất của xây dựng KVPT là xây dựng các tiềm lực, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần chính là xây dựng con người, tổ chức vững mạnh, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể, sát đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Trước hết là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; coi trọng giáo dục truyền thống, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Toàn tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho hơn 94.000 đồng chí thuộc đối tượng 3, 4 và đối tượng khác; giáo dục quốc phòng cho 935.537 lượt học sinh, sinh viên; 1.846 chức sắc, chức việc trong các tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các tộc họ; 235 giáo viên giáo dục quốc phòng của các trường phổ thông. Tổ chức 33 lớp tập huấn, huấn luyện cho 5.580 ngư dân và dân quân các huyện ven biển.

Cùng với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc củng cố, kiện toàn xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp ủy, chính quyền vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT vững chắc ngay từ thời bình cũng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chú trọng. Trong đó, quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về công tác xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Đến nay, toàn tỉnh có 236/244 xã, phường, thị trấn vững mạnh về quốc phòng - an ninh, trong đó 154 xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng được tăng cường, công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, có hiệu quả; gắn kết nhiệm vụ xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Toàn tỉnh hiện có 1.212 tổ chức cơ sở đảng với 67.122 đảng viên (so với năm 2008 tăng 23.717 đảng viên);  1.719/1.719 thôn, khối phố có chi bộ. Bình xét phân loại chất lượng đảng viên và tổ chức đảng hằng năm có từ 71,42% tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt hơn 12,05%. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 235/244 chi bộ quân sự có chi ủy, đạt 96,31%. Các chi bộ quân sự cấp xã đã làm tốt chức năng giúp cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương; thể hiện rõ vai trò làm tham mưu và phối hợp của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã với các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang và thế trận chiến tranh nhân dân trên từng địa bàn.

Phát huy thế trận lòng dân

Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần trong KVPT, cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn Quảng Nam thường xuyên chủ động phối hợp với các địa phương tích cực tham gia giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo, “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội. Từ năm 2015 đến nay, bằng nguồn hỗ trợ của Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 và sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tiến hành xây dựng 272 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, nhà nghĩa tình đồng đội hỗ trợ gia đình chính sách, người có công cách mạng, gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng. Đặc biệt, trong thiên tai, bão lũ, hình ảnh những người lính không quản ngại khó khăn, gian khổ, dầm mình trong mưa to, bùn đất để di dời người và tài sản đến nơi an toàn, tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, bị vùi lấp trong các vụ sạt lở núi đã một lần nữa khẳng định “Ở đâu gian khó thì ở đó có bộ đội”, góp phần củng cố, xây dựng tình đoàn kết quân dân ngày thêm gắn bó, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong giai đoạn hiện nay.

Có thể khẳng định, chính nhờ làm tốt việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần mà nhiều năm qua, quá trình xây dựng tỉnh Quảng Nam thành KVPT vững chắc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập KVPT cấp tỉnh nhiều năm qua, nhất là diễn tập KVPT “QNa-19”, có thể nhận thấy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã thật sự vào cuộc với tinh thần, quyết tâm cao nhất. Việc xây dựng KVPT không chỉ là nhiệm vụ của quân sự, công an, biên phòng mà là nhiệm vụ chung của cả tỉnh, ở đó, mỗi cá nhân, tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng các tiềm lực trong KVPT.

Cuộc diễn tập “QNa-19” lần này có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện để cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tiếp tục có thêm cơ hội để quán triệt sâu sắc hơn quan điểm, đường lối của Đảng về quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng KVPT. Từ đó, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; trình độ tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ, khả năng phối hợp, hiệp đồng, bảo đảm của các cấp, các ngành, các lực lượng trong xử lý tình huống; tiếp tục xây dựng các tiềm lực trong KVPT tỉnh Quảng Nam ngày càng vững chắc. Đồng thời đây là dịp để tỉnh kiểm tra, sát hạch tương đối toàn diện về trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh, sẵn sàng xử lý hiệu quả các tình huống có thể xảy ra; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xây dựng nền QPTD vững mạnh là yêu cầu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân; đòi hỏi phải xây dựng toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, trong đó chú trọng xây dựng và phát huy nhân tố chính trị - tinh thần. Bởi đây là nhân tố giữ vai trò cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát huy các nhân tố khác tạo sức mạnh tổng hợp của nền QPTD; là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).

1. Vai trò nhân tố chính trị - tinh thần trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc

Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã quan niệm đúng đắn, khoa học về vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh: “... con người, chứ không phải súng mút, sẽ thắng trong trận đánh”(1). Phát triển luận điểm nêu trên, V.I.Lê-nin nhấn mạnh: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”(2).

Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò to lớn của nhân tố chính trị - tinh thần, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: sức mạnh chính trị - tinh thần của quân và dân ta là một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”(3). Thực tiễn lịch sử huy hoàng trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) đã phản ánh: Tuy nước ta đất không rộng, người không đông, kinh tế không mạnh, phải thường xuyên chống kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn nhiều lần; song, nhờ biết xây dựng và phát huy sức mạnh nhân tố chính trị - tinh thần, đặc biệt là lòng yêu nước, niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, ý chí kiên cường, tinh thần đấu tranh bất khuất “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đã phát huy sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân chiến thắng chiến tranh xâm lược của hai cường quốc hùng mạnh thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân tố chính trị - tinh thần tiếp tục được Đảng, Nhà nước xây dựng và phát huy, góp phần quan trọng trong công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh; tiến hành thắng lợi chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh quốc tế giúp cách mạng Cam-pu-chia tiêu diệt chế độ phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri, cứu nhân dân nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN.

Như vậy, cả lý luận và thực tiễn cách mạng nước ta cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố chính trị - tinh thần là cơ sở, đồng thời là yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát huy các nhân tố khác làm nên sức mạnh thần kỳ của Việt Nam trong thế kỷ XX và tiếp tục đưa cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập, phát triển trong hiện tại và tương lai.

2. Những yếu tố tác động, yêu cầu và giải pháp xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD bảo vệ Tổ quốc luôn là nhân tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh của đất nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Quá trình xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần ở nước ta trong tình hình mới chịu tác động của yếu tố thời đại sâu sắc. Trên thế giới, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức không thể xem nhẹ. Trên thế giới và khu vực, tình hình chính trị - an ninh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, chứa đựng những yếu tố dễ gây mất ổn định. Trong nước, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ diễn biến phức tạp,… Tất cả những điều đó trở thành thách thức lớn, gây cản trở quá trình xây dựng và phát huy nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD.

Trước sự tác động của tình hình thế giới, trong nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD trong tình hình mới phải thực hiện các yêu cầu: Tiếp tục bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường; nhận thức, ý thức, trách nhiệm về nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới theo con đường XHCN ở nước ta hiện nay. Xây dựng trạng thái tâm lý vững vàng, ý chí quyết chiến quyết thắng, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp với nhân dân; tăng cường mối quan hệ quân, dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chính sách đối với người có công, chính sách đối với Quân đội và hậu phương quân đội.

Để thực hiện các yêu cầu nêu trên, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD; Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; Bốn là, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, Quân đội trong xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD; Năm là, mở rộng hội nhập quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Việt Nam là quốc gia thực hiện chính sách QPTD mang tính chất hòa bình, tự vệ; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Do đó, sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ngày càng nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Mở rộng hội nhập quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta không chỉ có ý nghĩa khai thác, phát huy nguồn ngoại lực về vật chất mà còn có ý nghĩa to lớn đối với xây dựng và phát huy nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD.

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về mở rộng hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về hội nhập quốc tế”; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng”. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, quốc phòng, an ninh. Chủ động và tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng mà nước ta là thành viên, trước hết là các cơ chế trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN làm chủ đạo. Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các cơ chế đa phương, đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đưa quan hệ hợp tác quốc tế về quốc phòng với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, đáp ứng yêu cầu tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là vấn đề chiến lược, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố chính trị - tinh thần của nền QPTD tiếp tục được xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

(1) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 15, Nxb CTQG-ST, H,1994, tr.278.

(2) V.I.Lênin: Toàn tập, tập 41, Nxb CTQG, H,1978, tr.147.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG-ST, H, 2011, tr.89.

Thượng tướng NGUYỄN TRỌNG NGHĨA