Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

Trải qua giai đoạn 4 – 6 tháng đầu đời, bé sẽ bước vào một giai đoạn phát triển tiếp theo, đó là giai đoạn Ăn Dặm. Được đánh giá là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Giai đoạn này là giai đoạn mà trẻ sẽ bắt đầu được làm quen với thức ăn, làm quen với các loại thực phẩm khác mà không phải là sữa mẹ.

Với các bà mẹ trẻ, những người lần đầu được làm mẹ sẽ không khỏi bỡ ngỡ trước vô vàn những thông tin về các phương pháp ăn dặm, các món ăn dặm, các loại thực phẩm ăn dặm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về từng phương pháp ăn dặm. Bài chia sẻ hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một phương pháp ăn dăm khá phổ biến hiện này. Phương pháp ăn dặm 3 trong 1.

Các mẹ nên nhớ rằng, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tối ưu nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ đầu đủ trong suốt 6 tháng đầu đời. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi, chỉ nên cho bé ăn dặm sớm khi bé có các dấu hiện sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

1. Đặc điểm của phương pháp ăn dặm 3 trong 1

Đầu tiên, ta hãy cùng điểm qua 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. Hiện cả 3 phương pháp này vẫn đang được rất nhiều mẹ Việt áp dụng cho con. Mỗi phương pháp ăn dặm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.

Từ 3 phương pháp ăn dặm này, một phương pháp ăn dặm hoàn toàn mới đã được ra đời. Với việc kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp ăn dặm trên mà phương pháp ăn dặm 3 in 1 giúp bé có khoảng thời gian trải nghiệm ăn uống vui vẻ, nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao. Giờ hãy cùng đi đào sâu tìm hiểu về đặc điểm của phương pháp ăn dặm này nhé.

Hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhậtăn dặm tự chỉ huy, bé sẽ không ăn được nhiều, bé chậm lớn hơn trong khi những bé sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống bé sẽ ăn được nhiều hơn, bé sẽ tăng cân tốt hơn và bé sẽ mập hơn. Mặc dù vậy thì tác dụng nổi bật của 2 phương pháp ăn dặm trên là không thể phủ nhận được. Khi đó bé sẽ có kỹ năng xử lý thức ăn được tốt hơn, khả năng nhai tốt hơn, bé có hứng thú hơn với thức ăn và các bữa ăn. Ngoài ra, mẹ sẽ nhận biết được khẩu vị của bé như thế nào, bé thích ăn cá hay ăn thịt…Thêm nữa, mẹ sẽ phát hiện tốt hơn liệu bé nhà mình có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.

Dựa trên nguyên tắc của 2 phương pháp ăn dặm trái ngược trên, phương pháp ăn dặm 3 trong 1 chính thức được ra đời bởi một đầu bếp là một chuyên gia trong lĩnh vực ăn dặm, anh Hoàng Cường. Tùy vào điều kiện gia đình mà ba mẹ có thể áp dụng hay thay đổi một cách linh hoạt phương pháp ăn dặm này. Các bữa ăn dặm được kết hợp đan xen lẫn nhau.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

Việc áp dụng phương pháp ăn dặm 3 in 1 giúp các mẹ có thể thay đổi tùy chỉnh phương pháp ăn dặm cho con tùy thuộc vào tình trạng của con. Nhiều bé sẽ hợp hơn với phương pháp ăn dặm, tuy nhiên cũng không ít bé cảm thấy phù hợp với phương pháp ăn dặm truyền thống hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý tới độ thô của thức ăn để cải thiện khả năng nhai, chức năng cơ miệng của bé được tốt hơn.

2. Tác dụng của phương pháp ăn dặm 3 in 1

Phương pháp ăn dặm 3 in 1 là sự kết hợp giữa cả 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay. Vậy phương pháp ăn dặm này có tác dụng như thế nào trong hành trình ăn dặm của trẻ.

Thay đổi phương pháp một cách linh động

Nếu như mẹ chỉ chăm chăm cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống là nấu bột lẫn với rau củ, cá…liên tục khiến bé bị ngăn ăn, chán ăn và đặc biệt bé sẽ không cảm nhận được mùi vị của từng loại thực phẩm cũng như không cải thiện được chức năng nhai. Khi đó, mẹ có thể kết hợp thêm các bữa ăn dặm kiểu tự chỉ huy hay ăn dặm kiểu Nhật đan xen cho nhau. Khi đó bé sẽ cảm thấy vui vẻ, hào hứng với bữa ăn đồng thời cải thiện chức năng nhai của bé.

Tiết kiệm thời gian so với phương pháp ăn dặm 100% theo kiểu Nhật

Với những ngày trong tuần, mẹ bận bịu với công việc không thể đầu tư được quá nhiều thời gian cho các bữa ăn dặm của bé. Thì khi đó mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống hay ăn dặm BLW. Đến cuối tuần, mẹ muốn chăm chút hơn cho bữa ăn dặm của bé mẹ có thể đầu tư thời gian chuẩn bị các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

 Giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ

Với các bé được áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống sẽ tăng cân nhanh hơn. Lý do là các bé sẽ được mẹ cho ăn rất nhiều. Các mẹ thường đặt ra chỉ tiêu cho bé là 1 đĩa bột hay 1 bát cháo. Lượng thức ăn này thường sẽ là vượt mức so với dạ dày của bé. Bé sẽ tăng cân tốt hơn, có thể dẫn tới thừa cân hay béo phì.

Khi kết hợp các phương pháp ăn dặm với nhau, bé vẫn được mẹ bón bột ăn đồng thời cũng học được việc tôn trọng dạ dày của trẻ. Cho bé ăn theo nhu cầu, đảm bảo bé ăn nghiêm túc, bé tập trung vào bữa ăn.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

Giúp bé phát triển kỹ năng nhai tốt hơn

Là phương pháp ăn dặm theo nguyên tắc tự lập, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay tự chỉ huy. Khi áp dụng 2 phương pháp ăn dặm này cho bé, bé sẽ được tự ăn theo nhu cầu, tự cầm nắm, tự xúc ăn không chỉ tạo thói quen tự lập trong ăn uống cũng như phát triển kỹ năng nhai. Một điều nữa là các bữa ăn dặm sẽ được thay đổi liên tục, luôn phiên sẽ giúp bé có hứng thú hơn với các bữa ăn.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp
bột ăn dặm Heinz Nga có tốt không

>>> Xem thêm: Các loại bột ăn dặm tốt cho trẻ sơ sinh

Giúp mẹ giảm áp lực

Ai cũng muốn con yêu lớn nhanh, tăng cân đều đặn. Có nhiều mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm BLW thường gặp phải không ít những vấn đề từ phía ông bà bởi bé yêu tăng cân rất chậm. Sử dụng phương pháp ăn dặm 3 trong 1 là sự kết hợp giữa ăn dặm kiểu truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, kiểu BLW đan xen nhau vừa giúp con tăng cân tốt, giữa cải thiện khả năng nhai, khả năng nhận biết thức ăn tốt của trẻ.

Vậy khi nào nên cho con ăn dặm kiểu 3 in 1?

Mẹ nên cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời để đảm bảo bé không bị nhiễm độc, dị ứng với thực phẩm, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ khỏi các gánh nặng về tiêu hóa khi mà chúng chưa được phát triển một cách ổn định.

Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ có thể cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi, khi mà bé đã có đủ các điều kiện sẵn sàng cho việc ăn dặm như bé ngồi vững được, giữ thăng bằng tốt ở đầu và cổ, có khă năng cầm, nắm thức ăn và cho được vào miệng…Còn với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ có thể cho con ăn dặm sớm hơn một chút, tuy nhiên cũng chỉ nên cho con ăn dặm khi có đầy đủ các điều kiện ăn dặm đã được giới thiệu ở trên. Chú ý rằng, nguyên tắc của phương pháp ăn dặm này là cho bé ăn dặm từ loãng tới đặc dần, từ nghiền mịn cho tới thô dần. Mẹ hãy nhớ kỹ nhé.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

Trên đây là một vài những kiến thức về phương pháp ăn dặm 3 trong 1, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu truyền thống mà blog gửi tới các mẹ. Tùy thuộc vào điều kiện của từng bé mà mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con nhé. Tất cả vì sự phát triển an toàn và khỏe mạnh của con yêu.

Để thực hiện BLW hoàn toàn nhiều khi là một thách thức vô cùng khó khăn với nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, theo Ăn dặm 3in1 nếu điều kiện không cho phép bạn có thể kết hợp giữa đút muỗng và BLW. Việc này đảm bảo con của bạn phát triển được các kỹ năng ăn uống đúng với sự phát triển của cơ thể, vừa giúp bạn và gia đình yên tâm hơn về lượng ăn hàng ngày của bé cũng như tránh những xung đột trong cách nuôi con của các hệ tư tưởng khác nhau.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

Một số nguyên tắc khi bạn muốn kết hợp giữa ăn đút và ăn dặm BLW

Tách riêng biệt 2 bữa ăn BLW và bữa ăn đút: Điều này giúp bé nhận biết riêng biệt giữa 2 bữa ăn khác nhau. Bé sẽ hiểu như thế nào là ăn đút và như thế nào là ăn BLW.

Nếu kết hợp 2 cách ăn trong 1 bữa thì hãy cho bé ăn dặm BLW trước: Một bữa ăn thông thường kéo dài khoảng 30 phút, bạn hãy dành cho bé 10, 15 phút đầu tiên cho tập ăn dặm BLW, sau đó dọn dẹp toàn bộ đồ ăn rồi dành thời gian còn lại cho bé ăn đút.

Chọn phương pháp ăn đút: Bạn nên kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống phương tây để kết hợp cùng ăn dặm BLW. Bởi vì hai phương pháp này cũng tách riêng các món, do đó bé có thể cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng món ăn và dễ dàng nhận ra nét tương dồng với BLW

Hãy tôn trọng con: Nếu như con lựa chọn BLW mà từ chối đút thìa thì hãy để cho con bé ăn theo BLW. Nếu như con thích mẹ đút hơn BLW cũng không sao cả, hãy đút cho con nhưng cũng vẫn giới thiệu đồ ăn BLW cho bé mỗi bữa, chắc chắn sẽ tới lúc bé hứng thú với việc tự mình ăn.

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW, bố mẹ hãy để cho bé tự chủ, tự quyết về số lượng thức ăn, thời gian ăn, nếu bé có dấu hiệu không muốn ăn hãy chấm đứt bữa ăn và cho bé ra khỏi ghế.

Dùng ghế ăn dặm: Luôn ngồi trong ghế ăn với lưng thẳng dù ăn BLW hay ăn đút. Không ti vi, không dồ chơi, không đi rong và không gây mất tập trung trong bữa ăn của bé. Dù con tự ăn hay bạn đút cho con hãy luôn tạo cho con một thái độ ăn tốt.

Thiết lập lịch sinh hoạt cho bé: Để việc kết hợp các phương pháp ăn dặm thành công,bạn hãy ghi nhớ rằng phải luôn thiết lập cho con một nếp sinh hoạt cố định vì nếu như bé có nếp ăn ngủ lung tung thì sẽ rất khó để sắp xếp bữa ăn hợp lý.

Nếu bạn thấy bé có sự lựa chọn giữa hai phương pháp pháp, thì hãy chỉnh lại lịch ăn của bé. Nếu bé không thích ăn đút thìa, hãy giảm bữa đút thìa và tăng BLW lên. Ngược lại, nếu bé không có hứng thú gì với BLW, hãy giảm bữa BLW xuống và tăng bữa ăn đút thìa lên.

Có 2 cách để kết hợp BLW và đút thìa : Trong cùng 1 bữa ăn hoặc trong 2 bữa ăn khác nhau của ngày

Điều này có nghĩa là bạn có thể cho bé ăn BLW và ăn đút thìa trong cùng một bữa ăn hoặc ăn BLW riêng một bữa,ăn đút riêng một bữa.Tuy nhiên,theo kinh nghiệm thực tế,việc mẹ đút cho bé và cho bé tập BLW trong cùng một bữa ăn có thể gặp những trở ngại như sau :

- Bé cảm thấy bối rối vì vừa được đút,vừa cầm đồ ăn,bé không biết nên ăn như thế nào mới đúng.

- Tâm lý của mẹ thường không vững vàng nên khi đút cho con ăn thường mong con ăn nhiều hơn bình thường,hệ quả là chỉ tập trung đút cho con, con có quá ít thời gian khám phá với thức ăn.Nếu như con thích tự xử lý thức ăn hơn được mẹ đút,con sẽ có phản ứng chống đối và có thể khiến mẹ khó chịu và muốn ép con ăn.

- Mẹ vừa đút cho con ăn vừa cho con nghịch đồ ăn có thể khiến con nghĩ rắng thức ăn đó là đồ chơi,nên sẽ không tập trung tìm hiểu cách xử lý thức ăn và ăn thực sự,tạo thái độ vừa ăn vừa chơi của bé.

Vì cậy tốt nhất bạn nên tách riêng bữa đút thìa và bữa BLW cho bé,để hỗ trợ bé tập trung ăn hơn.

Vào khoảng 9,5 tháng tuổi ,bé sẽ bắt đầu biết lựa chọn kiểu ăn dặm mà bé thích,không phải bé nào cũng chọn ăn dặm bé chỉ huy,có bé sẽ ưu thích được bón cho ăn hơn.Hãy tôn trọng bé,dù bé không thích BLW,nhưng việc bạn tôn trọng lựa chọn của bé cũng chính là tình thần BLW.Chỉ cần khi đút cho bé,bạn vẫn giữ vững tinh thần bé chỉ huy : cho con ngồi một chỗ ăn – tôn trọng sức ăn và sở thích của con – không ép con ăn,không sử dụng thủ thuật ( cho xem ti vi,dụ dỗ ) để cho con ăn được nhiều thì bé vẫn giữ được niềm yêu thích vơi các món ăn.Bạn cũng đừng lo em bé của bạn sẽ dựa vào mẹ để cho ăn cả đờn,các bé vượt bậc về sự tự lập,và kể từ đó bé sẽ bắt đầu có ý thức muốn được tự làm mọi việc,trong đó có việc tự ăn.

Thực đơn ăn dặm kết hợp 3 phương pháp

Lịch sinh hoạt tham khảo khi kết hợp ăn dặm bé chỉ huy và ăn đút thìa.

Giai đoạn tập kĩ năng: 6 – 8 tháng :

Bữa sáng: ăn đút – bữa chiều ăn BLW

Khi cho bé ăn đút thìa mẹ vẫn cho bé uống sữa trước, ăn sau.Tuy nhiên bé ăn ngay sau khi uống sữa chứ không cần phải cho bé ăn sau khi uống sữa 1 – 2h như khi tập ăn BLW nữa.

Giai đoạn phát triển kỹ năng: 8 – 16 tháng

Giai đoạn tập bốc nhón:

Bữa sáng: ăn đút – bữa trưa + tối : ăn BLW

Bữa trưa: ăn BLW – bữa sáng + tối: ăn đút

Khi cho bé ăn đút mẹ cho bé ăn trước, uống sữa sau. Bữa săn kéo dài trong khoảng 30 phút. Với bé BLW sắp xếp theo hướng dẫn ở các chương trước. Nếu bạn cho bé ăn kết hợp cả BLW và ăn đút trong cùng một bữa thì bạn cho bé ăn trưa và bữa tối, sau đó thì uống thêm sữa.riêng bữa sáng và bữa phụ chiều, bé chỉ cần bú sữa là đủ.

Giai đoạn bé tập dùng thìa :

Bữa sáng + tối : ăn đút – bữa trưa + chiều ăn BLW

Bữa sáng + trưa : ăn đút – bữa chiều + tối : BLW h

Bữa sáng + chiều ăn BLW – buổi trưa + tối : ăn đút .

Nếu mẹ muốn kết hợp BLW và ăn đút trong cùng một bữa thì ở giai đoạn bốc nhón, bạn kết hợp cho bé ăn 2 – 3 bữa gồnm bữa trưa – phụ chiều (không bắt buộc) – bữa tối. Riêng bữa sáng bé chỉ cần uống sữa là đủ. Với bé ở giai đoạn tập thìa,bạn có thể kết hợp BLW cả bữa sáng nếu bé có nhu cầu.

Với các bé dưới 1 tuổi, sau bữa ăn mẹ vẫn bù sữa cho con.trên 1 tuổi có thể cho uống sữa kèm với bữa đút,riêng bữa BLW không bú sữa.

Giai đoạn hoàn thiện kĩ năng :

Ở giai đoạn này bạn nên khuyến khích các bé tự ăn và tập xúc thìa,do đó chúng tôi khuyên bạn ưu tiên các bữa BLW và giảm bữa đút xuống còn 1 bữa bất kỳ trong ngày

Bé không bú sữa sau khi ăn nữa.

Nguồn tham khảo: Sách ăn dặm không phải là cuộc chiến