Tiêm bcg ở đâu

Bạn biết gì về vắc xin tiêm phòng lao? Vắc-xin lao [BCG] cần tiêm mấy mũi? Những điều lưu ý đặc biệt mà bố mẹ cần để tâm sau khi trẻ được tiêm chủng là gì? Cách xử trí nếu xuất hiện các phản ứng sau tiêm ở trẻ? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây.

Vắc xin tiêm phòng lao [BCG]

Tiêm phòng vắc xin lao BCG cho trẻ

Vắc-xin lao [BCG] cần tiêm mấy mũi? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin chung sau:

Vắc xin lao BCG là một loại vắc xin sống giảm độc lực.

Dạng bào chế: vắc xin lao được sản xuất đưa vào sử dụng dưới dạng bột đông khô kèm với dung môi để pha thuốc. Sau khi pha, vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 ºC. Trường hợp nếu để ngoài 6 giờ tính từ thời điểm mở nắp pha hồi chỉnh vắc-xin phần còn lại sau tiêm không được sử dụng.

Lao có thể gây bệnh ở nhiều bộ phận trong cơ thể như tại phổi, hạch và tại màng não,…

Tác động của bệnh lao: không những khiến hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng mà còn rất dễ dàng truyền bệnh cho người khác một cách nhanh chóng thông qua đường hô hấp. Do đó, việc phòng lao là thiết yếu, không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cộng đồng.

Hiện nay, vắc xin phòng lao BCG có 2 loại là:

  • Vắc xin BCG sống giảm độc lực
  • Vắc xin BCG chết. + Trên lâm sàng, thời gian tồn tại của vắc xin BCG chết tương đối ngắn

    + Khi sử dụng thì phải tiêm lặp lại nhiều lần.

Chính vì các lí do trên mà hiện nay chủ yếu sử dụng vắc xin BCG sống giảm độc lực để tiêm phòng lao. Điểm nổi trội: chỉ cần tiêm một lần là có thể đạt được hiệu quả phòng bệnh.

Tiêm vắc xin phòng lao bao nhiêu tiền?

Theo tham khảo tại trung tâm tiêm chủng VNVC, chi phí tiêm phòng lao BCG tại Việt Nam có giá như sau tùy vào từng điều kiện:

  • Nếu đến trung tâm tiêm phòng và không yêu cầu điều gì về vắc xin thì chi phí là 125.000 VNĐ
  • Trường hợp có yêu cầu và đặt trước vắc xin thì chi phí tiêm phòng là 150.000 VNĐ

Liều tiêm phòng lao

Vắc-xin lao [BCG] cần tiêm mấy mũi? Câu trả lời là tiêm vắc xin phòng lao BCG chỉ cần tiêm một liều duy nhất và không cần phải nhắc lại.

  • Liều lượng tiêm phòng: 0,1ml [với hàm lượng 0.5mg/ml]
  • Thời điểm tiêm phòng + Nên tiêm ngay sau sinh + Nguyên tắc: tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 30 ngày đầu sau sinh. + Ttrường hợp trẻ chưa được tiêm vắc xin BCG trong giai đoạn sơ sinh có thể xét nghiệm Mantoux. Ngoài ra, có thể làm xét nghiệm kháng thể kháng lao để đánh giá tình trạng nhiễm lao của trẻ

    + Không những vậy, trẻ vẫn có thể tiêm phòng vắc xin BCG ngoài giai đoạn sơ sinh nếu trẻ chưa từng bị nhiễm lao.

  • Vị trí tiêm phòng: nên tiêm ở mặt ngoài phía trên của cơ delta cánh tay hoặc vai trái.
  • Thực hiện tiêm trong da.
  • Một điểm cần lưu ý khác đó là phải sử dụng kim tiêm chuyên biệt để tiêm phòng lao [dành cho cán bộ y tế].

Phản ứng sau tiêm phòng lao

  • Trẻ có thể chán ăn, quấy khóc nhiều hơn so với ngày thường
  • Xuất hiện một nốt đỏ nhỏ tại vị trí tiêm và triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 30 phút – 1 giờ.
  • Ngoài ra, trong 24 giờ sau tiêm trẻ có thể bị sưng, áp xe tại chỗ, có thể kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường tự khỏi trong 1 – 3 ngày sau tiêm mà không cần điều trị.
  • Theo dõi thời gian, sau 2 tuần – 2 tháng, nếu vị trí tiêm xuất hiện tình trạng mưng mủ. Không nên quá lo lắng vì hoàn toàn bình thường khi xuất hiện các triệu chứng này. Sau khi mưng mủ, vết mụn sẽ vỡ mủ và hình thành nên sẹo. Điều chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch và đáp ứng tốt với việc tiêm phòng với vắc xin.
Trẻ có thể biếng ăn sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh lao

  • Thứ nhất, không được sử dụng vắc xin đã quá hạn hoặc trường hợp bột vắc xin bị ẩm. Vì những tình trạng này của vắc xin này đều dẫn đến biến đổi chất lượng của vắc xin. Do vậy, cần phải bảo quản vắc xin theo đúng quy định khuyến nghị của Bộ y tế. Tốt nhất nên bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2 – 8 ºC. Ngoài ra, trước khi sử dụng cần pha hồi chỉnh vắc xin.
  • Thứ hai, cần tiêm đúng kỹ thuật, thực hiện tiêm trong da. Không nên tiêm dưới da vì có thể tạo nên những bọc mụn. Sau đó có thể hình thành lên những mụn mủ. Khi mụn mủ vỡ ra có thể gây ra vết sẹo với kích thước to. Không những vậy, có thể nổi hạch lao phản ứng tại nách, dưới đòn hoặc ở cổ bên trái.
  • Lưu ý, phải tiêm đúng liều, không được sử dụng quá liều quy định của Bộ y tế.
  • Không nên tiêm vắc xin trên các đối tượng + Nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS. + Hoặc nghi ngờ trẻ nhiễm HIV nặng.

    + Hoặc các trường hợp đã bị nhiễm khuẩn lao

  • Theo thống kê số liệu, có khoảng 1 trong 1 triệu trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm phòng. Các đối tượng đó phần lớn đều là + Đối tượng bị nhiễm HIV

    + Người bệnh bị suy giảm miễn dịch nặng.

  • Lưu ý vắc xin phòng lao thường chỉ tiêm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Chủ Đề