Trái thanh trà trồng ở đâu

Thứ bảy, 30/01/2021 - 18:46 PM

Những ngày này, du khách đi ngang qua cầu Cần Thơ và dọc theo tuyến đường thuộc xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long sẽ tận mắt chứng kiến nhiều gian hàng bầy bán trái thanh trà, màu vàng óng ả, trông thật hấp dẫn.

Rộn rịp mùa thanh trà vào vụ. Ảnh: Thành Hiệp.

Tại đây, từ sáng tới chiều lúc nào cũng rộn ràng tất bật người mua kẻ bán, thương lái nhộn nhịp. Tại vườn, người leo trèo hái trái, người thu gom và phân loại, vô thùng và vận chuyển, tạo cơ hội cho hàng trăm lao động có công ăn việc làm ổn định.

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên cây cho trái nhiều, năng suất cao lại được giá. Loại thanh trà vừa chua vừa ngọt có già dao động từ 80 – 120.000 đ/kg. Loại ngọt có giá từ 120.000 - 150.000 đ/kg [cao hơn năm trước 20.000đ/kg]. Một cây thanh trà trưởng thành, mỗi năm cho năng suất vài trăm kilogram, bình quân mỗi hộ thu nhập từ vài chục triệu đến 200 triệu đồng/ năm.

Đông Thành là địa phương nổi tiếng ở ĐBSCL với đặc sản thanh trà. Đó là một loại cây có trái no tròn, mộng nước, mùi vị đặc trưng, khiến nhiều du khách trông thấy ai cũng muốn dừng chân lại khám phá loại trái tươi đẹp và quyến rũ này.  

Chị Nguyễn Thị Thúy ở ấp Đông Hưng III [xã Đông Thành] cho biết, mùa thanh trà hàng năm thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch, nhưng năm nay lại chín sớm hơn mọi năm nên bán được giá.

Thanh trà đầu vụ rộn ràng tiêu thụ dịp tết Tân Sửu. Ảnh: Thành Hiệp.

Chị Nguyễn Thị Ngọt, người từng bán thanh trà dưới dốc cầu Cần Thơ cho biết chưa bao giờ giá thanh trà cao như năm nay. Tuy giá cao nhưng khách hàng vẫn chọn lựa vì trái đầu mùa vừa đẹp vừa ngon.

Ông Nguyễn Văn Bình, một nhà vườn trồng thanh trà lâu năm ở ấp Đông Hưng 2 cho biết: Mấy năm trước đây, thanh trà thất mùa liên tiếp, hai năm nay  lại trúng mùa khiến cho nhà vườn vô cùng phấn khởi. Gia đình ông trồng được 30 cây lớn nhỏ, mỗi năm thu hoạch trên 100 triệu đồng. 

Hiện xã Đông Thành có trên 30 ha diện tích trồng thanh trà. Nhưng gần đây do tình hình biến đổi khí hậu nên có năm trúng, có năm thất mùa khiến người trồng không an tâm.

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ mạnh lại được giá nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư cho cây thanh trà và mở rộng thêm diện tích trồng ở một số xã ấp lân cận. Số người bán cây giống cũng thu về lợi nhuận đáng kể. Ngoài bán trái tươi nhiều người còn bán mứt thanh trà và thanh trà muối để tăng thêm thu nhập.  

  - Cây Thanh Trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trái Thanh Trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng, diện tích trồng Thanh Trà ở Thái tăng nhanh từ năm 1998. Năm 2001, chính phủ Thái bắt đầu xúc tiến quảng bá xuất khẩu loại trái cây này. Hiện nay, thanh trà Thái được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu âu và được bày bán hầu hết trong các siêu thị ở Anh Quốc.

  - Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở nước ta mùa thu hoạch trái thanh trà sớm hơn so với nhiều loại trái cây khác nên trái dễ bán được giá cao.

- Thanh Trà ra hoa 2 đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ giữa tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Theo tác giả [Chairuangyod,19 1996] thanh trà là loại trái cây có nhiều tìm năng trong tương lai và là một trong những loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho nhà vườn ở Thái.

2. Kỹ thuật trồng cây thanh trà

  - Đất trồng: Cây thanh trà thích nghi rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

  - Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m [200 cây/ha], 8m x 8m [156 cây/ha] Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m [123 cây/ha].

  - Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đào 50 x 50 x 50cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10 - 12kg phân chuồng đã ủ hoai, 150 - 250g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

  - Trồng cây: Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2 - 3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 - 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.

Quả Thanh Trà

3. Kỹ thuật chăm sóc cây thanh trà

- Tưới nước: Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ.

- Cắt tỉa cành: Thanh Trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết bơ bản đơn giản hơn so với các cây khác. Định kỳ 2 - 3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối. Khi cây đã cho trái sau mùa thu hoạch, cắt tỉa bớt các nơi có mật độ cành mọc dày, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp.

- Bón phân: Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15 - 25kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô. Bón bằng cách rãi đều lên mặc đất xung quanh mặc bồn.

4. Nhu cầu phân bón của cây thanh trà

- Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK[15 - 15 - 15] hay NPK[16 - 16 - 8] 100 - 150g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặc đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất, sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặc để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn. Sau đó định kỳ 3 - 4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 - 200g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.

- Năm thứ 2: dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5 - 1kg, chia làm 2 lần 26 bón [đầu và cuối mùa mưa].

Tìm hiểu thêm về Kali Sunphat

- Năm thứ 3 và thứ 4: cây bắt đầu cho trái bón mỗi gốc 1,5 - 3kg chia làm 2 lần bón: lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước ra hoa, ở lần bón phân 2 có thể trộn thêm 0,5kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, megiê và một 4 số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây, lần 3 bón sau khi trái đậu 1 tháng. Khi cây cho trái ổn định mỗi năm bón 3 - 4kg NPK, cộng thêm mỗi gốc 0,5 - 1kg phân kali [K2SO4], phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rãi đầu khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2 - 3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu màu sắt thịt quả.

5. Thu hoạch quả thanh trà

- Cây thanh trà ghép cho trái sau 3 - 4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất 120 - 200kg/cây. Trái thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12 - 15 ngày. Dùng dụng cụ thang, kéo cắt trái và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Khi cắt trái nên chừa 1 - 3 lá ở cuốn trái, trái sẽ tươi lâu và dễ bán. Sau khi hái nên phân loại những trái có cùng kích thước và độ chín. Sau khi phân loại, trái được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20 - 25kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ.

Nguồn: Admin tổng hợp

Khi đặt chân đến Vĩnh Long, bạn sẽ được thưởng thức một loại quả đặc sản mang tên Thanh Trà. Loại quả này đáng yêu như chính cái tên của nó, hương vị dịu mát với mùi thơm thoảng dịu hấp dẫn bất kỳ ai ngay từ lần thưởng thức đầu tiên!

1. Quả thanh trà là đặc sản ở đâu

- Đặc điểm hình thái quả

Kích cỡ thanh trà tương đương với quả trứng gà, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Phần thịt ở bên trong mọng nước, thế nhưng hạt to nên cùi không được nhiều. Khi quả thanh trà còn non thì chúng có lớp vỏ màu xanh mướt, đến độ chín thì chuyển sang màu vàng và dậy lên những mùi hương khiến ai cũng phải ngất ngây.

Cũng khi chín thì cơm mềm nhũn, vị chua ngọt đầy kích thích. Dù không quá nồng nàn, bừng trong cổ họng, người thưởng thức hãy cứ từ từ cảm nhận được cái vị tinh tế của nó nhé. Thịt quả mọng, thanh mát nên ăn bao nhiêu cũng không ngấy.

- Vùng trồng thanh trà

Cây thanh trà xuất hiện ban đầu ở vùng An Giang trong “tư cách” là loại cây hoang dại. Đến khi người ta phát hiện ra được hương vị độc đáo của nó thì mới đem về ươm mầm và cho thu hoạch ở các vườn cây trái tỉnh Vĩnh Long. Dần dần, nó đã trở thành loại quả nổi tiếng và mang đến nguồn lợi về kinh tế cho người dân nơi đây.

Vào tháng 3 âm lịch hằng năm, đi dọc những con đường về Vĩnh Long và một số tỉnh miền Tây, bạn sẽ bắt gặp những chùm quả thanh trà vàng tươi kiểu “mời gọi”.

***MENU:TRÁI CÂY TƯƠI

**Xem thêm: “Ứa nước miếng” với 5 cách chế biến trái cóc ngon được nhiều người ưa thích

2. Tác dụng của quả thanh trà có thực sự như lời đồn?

- Thành phần dinh dưỡng

Trong 149g thanh trà có chứa: 70 đơn vị calo, 18g carbs, 3g chất xơ, 1g protein, 46% nhu cầu hằng ngày vitamin A, 7% nhu cầu vitamin B6, 5% nhu cầu Magie, 11% nhu cầu Kali, 11% nhu cầu Mangan.

Bên cạnh đó, chúng cần chứa một lượng nhỏ vitamin B1, Vitamin B2, vitamin C, đồng, sắt, phốt pho để bổ sung cho cơ thể.

- Công dụng

Tốt cho tiêu hóa: Bạn sẽ không bị các vấn đề liên quan đến táo bón nhờ hàm lượng chất xơ phong phú trong quả thanh trà. Bên cạnh đó, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn từ thực phẩm sử dụng hằng ngày.

Hỗ trợ não bộ: Trong quả thanh trà chứa beta-carotene [tiền chất vitamin A] nên tăng cường trí nhớ, sự tập trung, khả năng tư duy cũng cải thiện đáng kể. Ăn nhiều thanh trà còn giúp tế bào não được tái tạo khỏe mạnh nhất.

Ngừa ung thư: Chất chống oxy hóa có nhiều trong quả thanh trà, bảo vệ tế bào cơ thể khỏi gốc tự do. Từ đó, ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, gan...một cách hiệu quả. Ăn thanh trà mỗi ngày còn giúp tinh thần sảng khoái để chống lại tác nhân gây ung thư.

Tăng cường sức khỏe của phổi: Để cơ quan hô hấp, đặc biệt là phổi có thể hoạt động tốt nhất, thì điều đầu tiên đó là phải cung cấp được lượng nước đầy đủ. Vậy quả thanh trà có thể đáp ứng được điều kiện này một cách tốt nhất. Từ đó, phổi của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và không mắc các bệnh liên quan.

Tốt cho mắt: Như chúng tôi đã chỉ ra trong thành phần, thanh trà có chứa beta-carotene, là tiền chất vitamin A - nguồn cung cấp này tự nhiên và dồi dào nên rất tốt cho thị lực. Đôi mắt của bạn sẽ thêm sáng và nhanh nhạy hơn. Đặc biệt, đối với trẻ em và người già thì công dụng này có ý nghĩa quan trọng.

Tốt cho người bệnh tiểu đường: Quả thanh trà thực sự giàu carbohydrate nên bổ sung được nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày của người mắc bệnh tiểu đường mà không làm gián đoạn quá trình chữa trị. Hơn nữa, đối với những người đang có nguy cơ hàm lượng đường trong máu cao thì khi ăn thanh trà cũng rất tốt và hạn chế gây bệnh.

Giúp giảm cân: Hàm lượng chất xơ trong quả thanh trà cực kỳ lý tưởng để giúp đào thải những chất không cần thiết trong cơ thể: Chẳng hạn như thức ăn thừa qua đường ruột để tối ưu hấp thu chất dinh dưỡng. Như vậy, chúng giúp giảm cân hiệu quả, tất nhiên vẫn bù được lượng nước trong cơ thể và khi sử dụng thanh trà để giảm cân thì bạn đừng lo lắng quá đến việc bị mất nước và mệt mỏi nhé.

**Xem thêm: Nhãn tiêu da bò là gì - nguồn gốc xuất xứ và công dụng

- Bài thuốc hay từ quả thanh trà

Bài 1: 100g cơm thanh trà, rượu gạo 15ml, mật ong 30ml, cho các nguyên liệu vào chưng cách thủy chín, mỗi ngày ăn 1 lần sẽ giảm được bệnh ho, nhiều đờm.

Bài 2: Thanh trà 5-6 quả ép lấy nước, nấu đến khi cô đặc, sau đó cho thêm 500g mật ong, 10ml nước gừng tươi, 100g đường phèn cho vào nấu tiếp thành cao. Để nguội và đựng trong lọ, mỗi lần dùng khoảng 15ml, dùng 2 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày sẽ làm giảm rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày và phụ nữ mang thai miệng nhạt.

Bài 3: Chuẩn bị 3 quả thanh trà vắt lấy nước, 10g vỏ quýt, 6g gừng tươi, đường đen. Cho tất cả các nguyên liệu vào nấu chung đến khi đặc sệt lại và bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày uống 1 lần 20ml, đến ngày thứ 5 sẽ có kết quả rõ rệt cho người bệnh. Bài thuốc này đặc biệt sử dụng để giải rượu và chống hôi miệng.

Bài 4: Vỏ Thanh trà 250g, 30g gừng tươi. Băm nhuyễn 2 nguyên liệu này và đắp vào vùng đau khớp. Thực hiện 1 lần/ngày sẽ giảm được triệu chứng bệnh.

Bài 5: Cắt nhuyễn thanh trà cho vào bình, ngâm cùng với rượu qua một đêm, sau đó mang đi nấu nhừ, dùng mật ong để trộn đều lên. Bài thuốc này cũng có tác dụng chữa ho có đờm và giúp bạn có được thanh quản khỏe mạnh. Dùng trong những ngày trái gió trở trờ có thể khiến bạn bị đau họng.

- Lưu ý cách ăn

Thanh trà tuy là loại trái cây tốt cho sức khỏe và cũng rất dễ ăn. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện những lưu ý dưới đây nhé:

+ Chỉ ăn khoảng 100-200g thanh trà mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều dẫn đến tích nước trong cơ thể, hàm lượng đường trong máu cũng tăng lên khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi.

+ Thanh trà có vị chua, chỉ một số quả ngọt nên ăn nhiều cũng không tốt cho dạ dày. Bạn cần kết hợp thêm một số loại hoa quả khác khi ăn để kiềm axit hoặc sử dụng với đường.

+ Ăn thanh trà trước hoặc 30 phút sau khi ăn cơm để không làm ảnh hưởng đến bữa chính.

+ Bạn có thể dùng thanh trà để giảm cân, nhưng nên nhớ vẫn phải bổ sung nguồn thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Thời điểm ăn thanh trà tốt nhất là vào mùa hè, loại quả này có thể giúp giải nhiệt rất tốt. Hương vị thanh dịu khiến người ta quên đi cái oi nóng của thời tiết.

+ Cuối cùng, mặc dù thanh trà là loại quả dễ dàng mua được, nhưng chỉ chọn những quả còn tươi, được nhập khẩu hoặc từ vùng miệt vườn để đảm bảo quả không bị phun thuốc hay chất bảo quản nhé.

**Xem thêm: 1001 bài thuốc hay từ bình bát: Vừa tốt cho sức khỏe lại ngon miệng!

3.Tác dụng của thanh trà đối với bà bầu

Tốt cho hệ tiêu hóa

Quả thanh trà rất giàu hàm lượng chất xơ tự nhiên và lượng nước cũng khá dồi dào. Do đó, bà bầu ăn quả thanh trà sẽ giúp hỗ trợ sự hấp thu các dưỡng chất, đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.

Bổ mắt

Quả thanh trà được biết đến với công dụng tốt cho mắt. Nhờ vì hàm lượng vitamin A và Beta – carotene trong thanh trà có khả năng duy trì được thị lực, bảo về mắt sáng hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt một cách tối đa cho mẹ bầu.

Tăng sức đề kháng

Quả thanh trà cực kỳ giàu hàm lượng vitamin C có lợi cho sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu ăn quả thanh trà sẽ giúp tăng cường sức đề kháng đối phó các loại bệnh vặt và đảm bảo luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Ngăn ngừa ung thư

Beta carotene và các chất có hoạt tính chống oxy hóa trong quả thanh trà có tác dụng giúp cơ thể mẹ bầu chống lại các gốc tế bào tự do gây ung thư. Đặc biệt, nó cũng là loại quả rất tốt cho những bà bầu bị bệnh nan y giúp hỗ trợ khả năng phục hồi và bồi bổ sức khỏe tốt hơn.

Tốt cho não bộ

Bên cạnh các thành phần dưỡng chất được nêu trên thì thanh trà còn chứa nhiều cid ascorbic [vitamin C], vitamin B, các acid amin, enzyme, bioflavonoids, giàu khoáng chất như kali, magiê… giúp đảm bảo tối ưu sự tái tạo của các tế bào não. Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn quả thanh trà sẽ cải thiện tinh thần minh mẫn, đầu óc được thư giãn hơn.

Giảm cân

Bà bầu ăn quả thanh trà còn có tác dụng giúp cho lượng mỡ thừa bị đốt cháy nhanh hơn, hiệu quả hơn nhờ các hoạt tính có trong nó. Đồng thời, quả thanh trà chứa một lượng lớn chất xơ và dường như không có chất béo. Chính điều này sẽ khiến cơ thể không thể tích tụ lượng mỡ thừa, ngăn ngừa béo phì và còn là món trái cây ăn kiêng cực tốt.

4. Quả thanh trà bà bầu ăn có tốt không?

Bà bầu cần nhớ rằng, thanh trà là loại quả lành tính, mát và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn thanh trà mà không phải lo nghĩ bất cứ điều gì nhé. Cụ thể, bà bầu sẽ nhận được những lợi ích như sau:

- Tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa sự táo bón mà mẹ bầu hay gặp phải

- Tăng cường thị lực cho mẹ

- Cải thiện trí nhớ, sự tập trung để mẹ không bị “não cá vàng” khi mang thai.

- Giúp duy trì cơ thể thon gọn cho mẹ bầu mà không tăng.

Thanh trà tốt là vậy, thế nhưng mẹ bầu cũng hãy chú ý đến chế độ ăn uống và có cách ăn thanh trà đúng đắn nhất nhé.

5. Thử tài làm món ngon, giải nhiệt từ thanh trà

Nếu như trái thanh trà non được mẹ tận dụng để nấu canh chua, kho cá thì trái chín cũng được chế biến đa dạng. Dân nghiện chua thì cứ thế mà chấm trực tiếp cùng muối ớt cay xồng xộc. Hay mùa hè này, làm một ly thanh trà dầm đường thì thật là sảng khoái. Nhanh nhanh vào bếp với chúng tôi qua một số công thức dưới đây nhé.

- Thanh trà dầm đá đường

Nguyên liệu cần có: Quả thanh trà chín, đường, muối, nước lọc, đá

Cách làm: Rửa thanh trà thật sạch, để ráo nước, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn cho vào tô. Bạn đừng bỏ hạt thanh trà đi mà hãy giữ lại để pha nước cho thơm nhé. Cho thanh trà vào ly, cho đường và một chút muối, sau đó dầm nát các nguyên liệu để chúng thấm vào nhau và tạo ra hỗn hợp. Tiếp đó, bạn cho nước lọc vào, khuất đến khi tan đều, thêm một chút đá viên để tăng hương vị nhé. Nào, giờ hãy cùng thưởng thức thôi!

- Thanh trà ngâm đường

Nguyên liệu cần có: Thanh trà chín, đường, muối

Cách thực hiện: Thanh trà bỏ cuống, rửa sạch với nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch với nước và để ráo. Dùng dao để khứa hình chữ thập ở trên đầu thanh trà để quả nhanh ngấm đường hơn. Tiếp theo, rải một lớp đường dưới đáy lọ thủy tinh, xếp thanh trà lên bên trên. cứ mỗi một lớp đường lại có một lớp thanh trà. Đến khi đầy lọ thì rắc 1 lớp đường lên trên cùng. Đậy nắp kín và bảo quản thanh trà trong tủ lạnh. Sau khoảng 15 ngày thì bạn có thể lấy ra để thưởng thức.

- Mứt quả thanh trà

Nguyên liệu cần có: Quả thanh trà chín, đường cát, vừng, đậu phộng, muối.

Cách thực hiện: Thanh trà rửa sạch, bỏ đi lớp vỏ bên ngoài. Tiếp theo, ngâm thanh trà vào nước muối loãng cho mềm, sau đó vớt ra và chỉ lấy phần thịt. Cho thanh trà vào chảo, cho thêm đường và sên đến khi thanh trà cô lại, bắc bếp xuống và cho thanh trà vào trong lọ thủy tinh. Cho thêm vừng và đậu phộng đã rang vào, bảo quản trong tủ lạnh và thưởng thức.

6. Giá thanh trà trên thị trường có đắt không?

Thanh trà là loại quả miệt vườn nên bạn có thể dễ dàng mua với mức giá rẻ, khoảng 30.000 – 40.000đ/kg. Tuy nhiên, nếu thu hoạch trái mùa hoặc thanh trà nhập khẩu thì có giá đắt hơn, khoảng 150.000 - 200.000đ/kg.

Trên thị trường, bạn có thể thấy thanh trà được bày bán ở bất kỳ đâu, sạp hoa quả ngoài chợ đến siêu thị. Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây là nơi cung cấp trái cây chính, nhưng có những lúc sẽ cháy hàng và bạn phải đặt trước mới có.

Tham khảo một số dịch vụ của Vuông Tròn:

Video liên quan

Chủ Đề