Trẻ em ăn gà rán có tốt không

Cho thịt gà, gạo và nước nấu chín thành cháo. Cho hỗn hợp cháo vừa nấu vào máy xay nhuyễn. Để món cháo có vị ngọt, bạn có thể cho thêm chuối nghiền vào xay đến khi đạt độ sệt mong muốn.

4. Gà và quả đào nghiền

Quả đào có vị ngọt, ngon thích hợp ăn chung với thịt gà. Món ăn này phù hợp với trẻ trên 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

2 chén đào thái nhỏ, 2 chén thịt gà không xương, 3 – 4 chén nước.

Cách làm:

Luộc gà và quả đào riêng cho đến khi cả hai đều mềm. Sau đó, cho cả gà, quả đào và nước vào máy xay nhuyễn.

5. Gà và khoai lang nghiền

Khoai lang chứa nhiều vitamin, kết hợp với thịt gà trở thành món ăn giặm phổ biến cho bé. Món ăn này phù hợp cho bé trên 6 tuổi.

Nguyên liệu:

2 chén khoai lang thái nhỏ, 2 chén gà đã lọc bỏ xương, 3 – 4 chén nước.

Cách làm:

Luộc gà và khoai lang riêng cho đến khi cả hai chín mềm. Cho gà, khoai và nước vào máy xay nhuyễn.

Ngoài ra, bạn có thể thay khoai lang bằng một loại rau củ khác như:

  • Khoai tây: Bạn nên cho bé ăn khoai lang và khoai tây khi bé 6 tháng tuổi.
  • Đậu Hà Lan: khi gà được nấu với đậu Hà Lan, món ăn sẽ trở nên thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đậu Hà Lan chỉ phù hợp cho bé từ 10 tháng tuổi trở lên.

6. Gà và bột báng

Bột báng là thực phẩm rất tốt cho bé. Ngoài ra, bột báng còn làm cho món gà có hương vị thơm ngon hơn. Món ăn này phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu:

2 chén bột báng, 2 chén ức gà đã lọc bỏ xương, 4 – 5 chén nước.

Cách làm:

Luộc ức gà và bột báng riêng cho đến khi mềm. Sau đó, cho cả hai vào máy xay nhuyễn.

7. Thịt gà hầm

Món ăn này phù hợp cho bé trên 1 tuổi.

Nguyên liệu:

2 chén hành tây thái nhỏ, 2 chén cà rốt thái nhỏ, 2 – 3 chén khoai tây thái lát, 4 – 5 chén thịt ức gà không xương thái nhỏ, 3 – 4 thìa súp dầu hướng dương, 3 – 4 chén nước dùng gà.

Cách làm:

Chiên chín đều gà và rau củ. Nấu riêng một ít nước gà để làm nước dùng. Sau đó, cho gà và rau vào nồi áp suất ở 180 độ C và hầm trong 1 giờ. Khi món hầm nguội, bạn có thể cho bé ăn theo hai cách: cắt thành từng miếng nhỏ để bé tự bốc ăn hoặc nghiền với nước dùng gà.

8. Thịt gà băm

Thịt gà băm là món ăn có thể bé cưng sẽ yêu thích. Món ăn này chỉ phù hợp cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.

Nguyên liệu:

3 chén gà không xương, 1 chén nước.

Cách làm:

Băm nhuyễn thịt gà. Nấu gà trong nồi áp suất. Sau đó, cho thêm một ít gia vị, trộn đều và để bé tự bốc ăn theo ý thích. Nếu thịt gà hơi khô, bạn hãy cho thêm một chén nước rồi trộn đều. Như vậy thịt sẽ mềm hơn.

9. Gà và đậu lăng nghiền

Món ăn này rất giàu protein, phù hợp với trẻ trên 10 tháng tuổi.

Nguyên liệu:

2 chén đậu lăng, 2 chén thịt ức gà không xương, 5 – 6 chén nước.

Cách làm:

Nấu thịt gà trong nồi áp suất cho đến khi mềm. Cho đậu lăng vào và nấu chín. Cuối cùng, chỉ việc cho gà, đậu lăng và nước vào máy xay nhuyễn.

10. Thịt gà và cải bó xôi nghiền

Thịt ức gà kết hợp với cải bó xôi có hương vị tuyệt vời. Món ăn này phù hợp cho bé trên 1 tuổi.

Nguyên liệu:

2 chén cải bó xôi cắt nhỏ, 2 chén thịt ức gà không xương, 4 – 5 chén nước.

Cách làm:

Đun sôi cải bó xôi và thịt ức gà. Khi cải bó xôi chín, vớt rau ra, bỏ nước đi vì nước rau có chứa axít oxalic không tốt cho thận của bé. Nghiền cải bó xôi với thịt ức gà và nước cho đến khi đạt độ nhuyễn hay thô mong muốn.

Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng thịt gà hay không?

Gà có thể gây dị ứng ở trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý xem bé có bất kỳ dấu hiệu nào sau khi ăn thịt gà không:

  • Mặt và cổ bị sưng: Mặt bé sưng lên, đặc biệt quanh mí mắt, mũi và cổ họng. Bé có thể không thể mở được mắt và khó thở.
  • Đau bụng: Em bé bị đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa.
  • Phát ban trên da: Da bé nổi những đốm màu đỏ trên khắp cơ thể và ngứa ngáy.
  • Mệt mỏi: Bé có vẻ mệt mỏi và không muốn chơi.

Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào ở trên sau khi ăn thịt gà, tốt nhất bạn hãy đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 hoặc các phòng khám nhi uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Thịt gà không chỉ ngon miệng, dễ chế biến mà còn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng, lại ít chất béo và dễ hấp thu. Do đó, nếu trẻ không gặp vấn đề về dị ứng, bạn hãy thường xuyên chế biến thịt gà trong thực đơn ăn giặm của bé nhé.

là băn khoăn của nhiều phụ huynh khi có bé bị ho. Thực tế, thịt gà không tác động đến triệu chứng ho của trẻ, tuy nhiên, trong quá trình chế biến, các bậc phụ huynh cần có lưu ý nhất định khi kết hợp và chế biến thịt gà để món ăn thịt gà hỗ trợ bé trong quá trình điều trị và giảm ho.

1. Trẻ em ho có ăn được thịt gà không?

Theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng ThS.BS. Lê Thị Hải được đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống – cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế thì: “Đối với thịt gà về khía cạnh dinh dưỡng, thịt gà là loại thịt tốt nhất trong tất cả các loại thịt, bởi vì giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, đạm cao nhất. 

Ngoài ra, thịt gà cũng có rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, sắt. Thịt gà nhiều chất dinh dưỡng như vậy, dễ tiêu hóa trong khi lại không có chất gì gây ho cả. Ngược lại, ăn thịt gà càng nhiều càng tốt nhất là khi bị ốm. Do đó việc kiêng khem thịt gà là hoàn toàn sai lầm”.

Trẻ em ăn gà rán có tốt không
Thịt gà không phải là nguyên nhân gây ho hoặc tác động đến triệu chứng ho ở trẻ.

Ngoài ra, thịt gà còn được xem là nguồn dinh dưỡng tốt để trẻ phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng, giúp chống lại tình trạng viêm, nhiễm trùng đường thở gây ra ho. Trong thành phần dinh dưỡng của thịt gà có nhiều thành phần dinh dưỡng, dưỡng chất giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch giúp bé mau khỏe hơn.

Thành phần dinh dưỡng (100g thịt gà)Tác dụng với cơ thể bé20.3 g Protein 
  • Giúp trẻ tăng trưởng, phát triển cơ thể
  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
  • Hỗ trợ chuyển hóa Vitamin, khoáng chất
1.5 mg sắt
  • Tham gia quá trình tổng hợp hồng cầu
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch
12 mg Canxi
  • Giúp trẻ chống còi xương, suy dinh dưỡng
  • Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh
  • Hỗ trợ trao đổi chất
200 mg Phốt pho
  • Hỗ trợ trẻ phát triển xương, răng chắc khỏe
  • Giúp hồi phục cơ thể
4 mg Vitamin C
  • Hỗ trợ trẻ hấp thu sắt và canxi
  • Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch
8.1 g Vitamin PP
  • Giúp trẻ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
120 mcg Vitamin A
  • Hỗ trợ trẻ phát triển cơ thể
  • Hỗ trợ trẻ phát triển thị giác, khả năng quan sát
  • Giúp tăng cường miễn dịch
200 mcg Vitamin B1
  • Hỗ trợ hoạt động của tim mạch
  • Giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ
200 mcg Vitamin B2
  • Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng
  • Giúp trẻ hình thành các tế bào hồng cầu và kháng thể

Như vậy, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung thịt gà trong khẩu ăn cho bé bị ho mà không cần lo lắng như quan niệm dân gian, truyền miệng trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến nguyên liệu này, bố mẹ cũng cần biết một số lưu ý để tránh hiện tượng nôn trớ, đầy bụng ở trẻ.

Xem thêm: Trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không? Giải đáp từ CHUYÊN GIA

2. Lưu ý khi chế biến món ăn thịt gà cho bé bị ho

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bố mẹ có công thức chế biến món ăn ngon và hỗ trợ trị ho cho bé.

  • Nên lọc bỏ da: Trong da gà có hàm lượng mỡ cao có thể khiến bé bị nhiều đờm đặc và khó khạc đờm ra ngoài. Khi không hết đờm thì khó có thể giảm ho. 
  • Món ăn mềm: Phụ huynh nên chế biến thịt gà thành các món cháo ninh nhừ: cháo gà, súp gà để tránh gây kích ứng niêm mạc họng, giảm gây ho.
  • Kết hợp gia vị hỗ trợ giảm ho: Bố mẹ có thể cân nhắc sở thích của bé để kết hợp chế biến thịt gà với các gia vị, thực phẩm có tính ấm như gừng, hành để giúp trẻ giảm ho.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Khi bị ho thường bị ngứa, rát thậm chí đau ở cổ họng việc ăn uống ở trẻ có thể bị ảnh hưởng. Bé ăn không còn ngon miệng nữa và đặc biệt dễ nôn, trớ. Do đó, mẹ nên chia thức ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ dễ ăn, dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Một mẹo nhỏ là thay vì múc đồ ăn ra một bát lớn, bạn có thể để trong các chén bát nhỏ xinh, bé yêu thích. Như vậy, bé sẽ dễ ăn và thích thú hơn.
Trẻ em ăn gà rán có tốt không
Bố mẹ có thể kết hợp hành, tía tô, gừng trong các món cháo của bé để giúp giảm triệu chứng ho

3. Món ăn thịt gà dành cho bé bị ho

Cháo gà hành lá tía tô và cháo gà hạt sen là 2 loại cháo ngon, bổ dưỡng, có thể giúp bé bớt ho. Cách làm 2 loại cháo này cũng không quá phức tạp. Bố mẹ có thể chuẩn bị và nấu ngay tại nhà cho bé yêu của mình.

3.1. Cháo gà hành lá tía tô 

Cháo gà hành lá tía tô có thể giúp bé giảm viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể. Loại cháo này cũng rất dễ tiêu hóa, giúp bé tăng sức đề kháng và giảm nhẹ triệu chứng đường hô hấp.

Nguyên liệu nấu cháo gồm có:

  • Gạo tẻ: 100g
  • Gà: 100g (mẹ nên chọn phần thịt ức gà)
  • Lá tía tô: 3 – 5 lá
  • Hành lá: 1 cọng (nhiều bé có thể không thích ăn hành lá, mẹ có thể cân nhắc hành củ để giúp cháo thơm và bé hợp tác khi ăn)
  • Gia vị: Hạt nêm, muối, gừng…
Trẻ em ăn gà rán có tốt không
Cháo gà hành lá tía tô có thể giúp bé giảm viêm nhiễm, giảm ho, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể

Để nấu một bát cháo ngon, nóng hổi giúp con đỡ ho, mẹ có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Vo gạo sạch và ngâm nước trong 60 phút
  • Bước 2: Rửa và thái nhỏ hành lá, tía tô
  • Bước 3: Rửa gà và để ráo nước
  • Bước 4: Luộc chín gà. Sau đó vớt ra để nguội. Xé thịt gà thành sợi nhỏ
  • Bước 5: Cho gạo và xương gà vào nồi nước luộc gà. Đun nhỏ lửa đến khi gạo chín nhừ, đặc sánh thì bạn gắp xương ra.
  • Bước 6: Mẹ cho thịt gà vào nồi cháo, đun sôi và khuấy đều. Lúc này, bạn có thể điều chỉnh lửa to hơn.
  • Bước 7: Bạn tắt bếp, thêm gia vị, hành lá, tía tô vào cháo. Sau đó, bạn trộn đều và múc ra bát cho bé ăn khi nóng (mẹ có thể xay nhuyễn cháo để giúp bé dễ nuốt hơn). Nếu bé nhà bạn ăn được cay, bạn có thể thêm hạt tiêu và một vài lát gừng.

3.2. Cháo gà hạt sen

Cháo gà hạt sen là loại cháo mát lành, bổ dưỡng giúp bổ sung vitamin cho bé.

Cũng giống như cháo gà hành lá tía tô ở trên, bạn cũng chỉ nên cho bé ăn thành từng bữa nhỏ, vừa phải. Nguyên liệu nấu cháo gồm có:

  • Gạo tẻ: 100g
  • Gà: 100g
  • Hạt sen: 20g
  • Hành lá, hành củ, rau mùi
  • Hạt nêm, muối, đường, nước mắm, dầu ăn, hạt tiêu
Trẻ em ăn gà rán có tốt không
Cháo gà hạt sen có thể giúp bé hạ sốt, giảm dịch nhầy, giảm ho

Bạn có thể tham khảo cách nấu cháo gà hạt sen với các bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch gà, để ráo nước. Đem gà chặt miếng, ướp thịt với hạt nêm, mắm, đường, hành củ băm nhỏ.
  • Bước 2: Bóc vỏ hạt sen, bỏ tim sen, rửa sạch, đem luộc chín rồi vớt ra để ráo nước
  • Bước 3: Rửa sạch rau mùi, hành lá rồi cắt nhỏ
  • Bước 4: Vo gạo sạch và đun nhừ cháo
  • Bước 5: Phi thơm hành rồi cho gà vào xào săn lại. Sau đó, bạn cho gà đã xào vào nồi cháo nấu đến khi chín mềm.
  • Bước 6: Bạn cho hạt sen vào nồi cháo gà và thêm gia vị rồi tắt bếp múc cháo cho bé ăn

Xem thêm: [HỎI – ĐÁP] Trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không?

4. Bé bị ho nên ăn những gì?

Khi bé bị ho, bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm tốt cho bé dưới đây như: sữa mẹ, trái cây, rau củ, các loại thịt… Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng riêng và có tác dụng giúp bé giảm bớt triệu chứng ho.

Nhóm thực phẩmMón ăn cụ thểTác dụng của thực phẩm với triệu chứng hoThực phẩm tốt cho bé sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi) bị hoSữaSữa mẹ hoặc sữa công thứcNgoài việc cung cấp nguồn kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch thì việc cho bé bú thường xuyên sẽ giúp bổ sung nước, giảm loãng dịch nhầy, loãng đờm giúp bé dễ đẩy đờm ra ngoài.Thực phẩm tốt cho bé trên 6 tháng tuổi bị hoTrái câyTrái cây có múi (cam, quýt, chanh)Giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, giúp làm giảm tắc nghẽn, làm loãng chất nhầy trong cổ họng của béTrái cây có Vitamin CGiúp bé tăng cường sức đề kháng, kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, hỗ trợ chống nhiễm trùngNước ép lựuGiàu các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các triệu chứng của cảm lạnhDứaGiúp trẻ giảm ho và làm lỏng chất nhầyRau củNước lúa mạchGiúp trẻ hạ sốt, giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho. Tuy nhiên, nước lúa mạch không phù hợp với trẻ bị dị ứng gluten.Khoai langGiúp trẻ thúc đẩy khả năng miễn dịch, sản xuất các tế bào bạch cầu.Cà rốtGiúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virusBông cải xanhGiúp trẻ chống nhiễm trùng, cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch. Bông cải xanh phù hợp với trẻ trên 8 tháng tuổi.Sữa nghệSữa nghệ chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm viêm. Sữa nghệ chỉ phù hợp với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.Các loại thịtThịt gà, thịt bò, thịt lợn…Giúp trẻ phát triển cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hồi phục thể trạng để chống lại, giảm thiểu các triệu chứng hoThực phẩm khácNước gạo, cháoGiúp làm dịu cơn ho, triệu chứng cảm lạnh. Giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch. Nước gạo, cháo phù hợp với trẻ trên 6 tháng tuổi.

5. Bé bị ho nên kiêng (hạn chế) ăn những gì?

Khi bé bị ho, bạn nên hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chiên rán:Trẻ bị ho, chức năng tiêu hóa yếu, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ăn các loại đồ ăn này cũng khiến trẻ ra tăng dịch đờm, tình trạng ho vì vậy cũng trở nặng hơn.
  • Thực phẩm tanh: Trẻ đang mệt, ăn đồ ăn có vị tanh sẽ dễ nôn trớ hơn. Đặc biệt với những bé có tiền sử dị ứng thì bạn càng nên tránh thực phẩm tanh cho bé khi đang bị ho. Ngoài ra, thực phẩm thanh thường có lớp vỏ cứng (tôm, cua, …) dễ gây kích thích niêm mạc họng, kích thích ho ở trẻ.
  • Thực phẩm nhiều đường: Theo Đông y, trẻ bị ho có nguyên nhân là do phổi bị nhiệt. Khi bạn cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường có thể khiến trẻ bốc hỏa, tăng nhiệt và ho nhiều hơn.
  • Đậu phộng, socola: Đậu phộng và socola là đồ ăn vặt yêu thích của trẻ. Tuy nhiên khi bé ho, bạn nên hạn chế cho bé ăn 2 loại đồ ăn này. Lý do là vì đậu phộng, socola có thể làm gia tăng lượng đờm trong cổ họng của bé.
  • Thức ăn, đồ uống lạnh, đồ uống có gas: Thức ăn, đồ uống lạnh, đồ uống có gas khiến cổ họng trẻ bị kích thích sản sinh chất nhầy trong đường hô hấp bao gồm phổi, cổ họng, khiến ho kéo dài hơn.
  • Đồ ăn cứng: Cổ họng của bé có thể trở nên đau rát khi nuốt. Đồ ăn cứng cũng gây ra nhiều nguy cơ bị mắc nghẹn lại cổ họng khiến trẻ bị ho.
  • Sữa bò: Sữa bò có thể làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn cổ họng, gây ho nhiều hơn ở trẻ.
  • Một số loại trái cây: Nho, chuối, vải thiều, dưa hấu…có thể làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng cổ họng.
  • Một số loại rau: Dưa chuột, mướp đắng, bí ngô có tính mát cũng không nên được sử dụng khi bé đang bị ho. Tính hàn của thực phẩm sẽ không tốt cho bé.
  • Hạt khô: Hạt khô thường cứng, khó nhai và cũng dễ gây mắc ở cổ họng bé.
  • Thực phẩm cay, nhiều dầu: Các loại thực phẩm cay, nhiều dầu có thể dẫn đến cổ họng bé bị kích ứng và ho nhiều hơn.
Trẻ em ăn gà rán có tốt không
Thịt tôm, cua, hải sản không phải nguyên nhân khiến triệu chứng ho của bé nặng, kéo dài hơn nhưng vỏ tôm, cua, hải sản thường cứng và không tốt khi bé đang ho.

Trên đây, bạn đã cùng Prospan giải đáp thắc mắc: trẻ em ho có ăn được thịt gà không? Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích để các bậc phụ huynh có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Prospan chúc bé nhà bạn nhanh khỏe.

Khi cần thêm thông tin tư vấn về triệu chứng ho ở trẻ, bố mẹ có thể liên hệ với Prospan để nhận được chuyên gia tư vấn giúp bé yêu giảm bớt các triệu chứng ho.